Xe thuần điện BEV là gì và cấu tạo xe điện chi tiết nhất

Thứ Bảy, 09/12/2023 - 17:30 - hoangvv

Chính bởi vì chạy bằng điện, nên loại ô tô này không có khí thải và lược bỏ đi những bộ phận của hệ thống nhiên liệu thông thường như: bình nhiên liệu, bơm

Xe ô tô điện (EV - Electric Vehicle) hay còn gọi là xe thuần điện (BEV - Battery Electric Vehicle) đều được trang bị một hoặc nhiều mô tơ điện để thay thế cho động cơ đốt trong. Những chiếc xe này sử dụng một bộ nguồn ắc quy kéo để truyền năng lượng tới mô tơ điện và cần được sạc tại các trạm sạc hoặc điện lưới.

Mới đây, hãng xe ô tô Việt Nam là VinFast cũng đã cho ra mắt các mẫu xe ô tô chạy bằng điện, có thể sẽ ra mắt vào đầu tháng 10/2021 này.

Xe ô tô điện của VinFast

Chính bởi vì chạy bằng điện, nên loại ô tô này không có khí thải và lược bỏ đi những bộ phận của hệ thống nhiên liệu thông thường như: bình nhiên liệu, bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu… Vậy bài viết sau đây, trung tâm VATC sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem, cấu tạo xe điện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

  • Cấu tạo xe điện như thế nào?
  • Phạm vi hoạt động của động cơ điện

Cấu tạo xe điện như thế nào?

Cấu tạo xe ô tô điện về cơ bản bao gồm hai bộ phận chính là bộ pin và động cơ điện. Ngoài ra, xe điện còn có một số bộ phận khác như hệ thống điều khiển, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống chiếu sáng,…

  • Bộ pin là bộ phận lưu trữ năng lượng điện cho xe hoạt động. Bộ pin thường được đặt ở phía dưới sàn xe hoặc ở phía sau xe. Bộ pin có thể là loại pin lithium-ion, pin lithium-polymer hoặc pin nickel-metal hydride.

Cấu tạo của xe ô tô điện

  • Ắc quy phụ: Trên một chiếc xe truyền động bằng điện, nguồn pin phụ cung cấp năng lượng cho các thiết bị trên xe hoạt động.
  • Cổng sạc: Cổng sạc cho phép người dùng kết nối phương tiện với nguồn điện bên ngoài để sạc ắc quy.
  • Bộ chuyển đổi DC/DC: Thiết bị này chuyển đổi nguồn DC áp cao từ ắc quy thành nguồn DC áp thấp cần thiết để các thiết bị trên xe hoạt động và sạc lại cho ắc quy phụ.
  • Động cơ điện/motor điện: Cấu tạo xe ô tô điện sử dụng năng lượng từ bộ nguồn ắc quy, mortor này dẫn động các bánh xe. Là bộ phận chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng cơ học để làm quay bánh xe. Động cơ điện thường được đặt ở phía sau xe. Một số phương tiện khác còn sử dụng tổ hợp động cơ và máy phát (motor generators) thực hiện cả 2 chức năng truyền động và tái sinh năng lượng.

  • Onboard charger: Nó sử dụng nguồn điện AC được cung cấp qua cổng sạc và chuyển đổi chúng thanh nguồn DC để sạc cho bình ắc-quy. Bộ phận này theo dõi các thông số của ắc-quy như điện áp, nhiệt độ, dòng và trạng thái sạc.
  • Bộ điều khiển điện tử công suất (Power Electronics Controller): Bộ phận này quản lý dòng điện năng được cung cấp từ ắc-quy, điều khiển tốc độ quay của mô tơ điện và momen xoắn mà nó tạo ra.
  • Hệ thống làm mát (Thermat System): Hệ thống này giúp xe ô tô điện duy trì một phạm vi nhiệt độ thích hợp cho động cơ/motor điện và các bộ phận khác.
  • Bộ ắc quy kéo: Lưu trữ điện để cung cấp tới mô tơ.

Truyền động (điện) – Transmission (Electric)

Phạm vi hoạt động của động cơ điện

Hiện nay, xe điện thường có phạm vi hoạt động trong mỗi lần sạc ngắn hơn so với các phương tiện thông thường tương đương cho mỗi lần cung cấp đầy nhiên liệu.

  • Hiệu quả và phạm vi lái xe của xe điện thay đổi đáng kể tùy vào điều kiện vận hành xe.
  • Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao từ bên ngoài có xu hướng giảm phạm vi vì chúng phải sử dụng nhiều điện năng hơn để điều chỉnh nhiệt độ của cabin.
  • Tốc độ xe cao sẽ làm phạm vi hoạt động giảm, vì năng lượng cần thiết để vượt qua lực cản so với chạy nhanh dần đều, tăng tốc đột ngột làm giảm phạm vị.
  • Tải nặng hoặc tăng độ nghiêng cũng làm giảm phạm vi hoạt động của động cơ điện.
Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử hình thành của mẫu xe Hyundai Sonata

Trải qua 30 năm hiện diện trên thị trường, Hyundai Sonata đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người tiêu dùng thông qua 8 thế hệ, khẳng định vị thế của một dòng sedan hạng D cỡ trung mang phong cách Hàn Quốc.

Lịch sử hình thành các đời xe Toyota Hilux trên Thế giới và Việt Nam

Toyota Hilux là một dòng xe bán tải được sản xuất và tiếp thị bởi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, có lịch sử phát triển lâu đời. Xe luôn nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dùng nhờ yếu tố đáng tin cậy, độ bền bỉ và sự tiện lợi.

Lịch sử các đời xe Suzuki Ciaz ở Việt Nam và thế giới

Suzuki Ciaz là mẫu sedan phân khúc B được Suzuki ra mắt từ năm 2014 cho các thị trường châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh

Pin xe điện hoạt động như thế nào?

Pin EV (Xe điện) hoạt động để cung cấp năng lượng cho động cơ điện truyền tải năng lượng để di chuyển các bánh xe. Trong pin có các hóa chất khác nhau có thể lưu trữ điện để cung cấp năng lượng cho thiết bị tiêu thụ và có thể sạc lại.

Làm quen với chế độ Eco xu hướng mới trên các dòng xe hiện đại

Gần đây, nhiều mẫu xe đời mới ra mắt tại thị trường Việt Nam đã được trang bị chế độ lái Eco, được quảng bá như một giải pháp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả. Điều này nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh giá xăng liên tục tăng cao. Vậy chế độ lái Eco thực chất là gì, và hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu mà nó mang lại có thực sự đáng kể?

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn xử lý kính chắn gió bị nứt, những sai lầm cần tránh
    Hướng dẫn xử lý kính chắn gió bị nứt, những sai lầm cần tránh
    Kính chắn gió ô tô không chỉ đóng vai trò bảo vệ người ngồi trong xe khỏi tác động của thời tiết và ngoại lực mà còn đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho người lái. Khi kính bị rạn nứt, không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của xe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi di chuyển. Vậy trong trường hợp kính chắn gió bị nứt, rạn, phương án xử lý nào là tối ưu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn khắc phục tình huống này một cách hiệu quả.
  • Bảo dưỡng ô tô tại nhà: Những sai lầm chết người cần tránh
    Bảo dưỡng ô tô tại nhà: Những sai lầm chết người cần tránh
    Việc tự chăm sóc ô tô tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ xe. Tuy nhiên, nhiều người có thể vô tình mắc phải những thói quen bảo dưỡng sai lầm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và độ bền của phương tiện.
  • Hệ thống treo khí nén Mercedes: Cách hoạt động, ưu nhược điểm và tuổi thọ
    Hệ thống treo khí nén Mercedes: Cách hoạt động, ưu nhược điểm và tuổi thọ
    Hệ thống treo khí nén trên các dòng xe Mercedes-Benz được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công nghệ giảm xóc và tối ưu hóa trải nghiệm lái. Trong bài viết này, VATC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm cũng như những vấn đề thường gặp của hệ thống treo khí nén trên các dòng xe Mercedes-Benz.
  • Xăng cao cấp cho xe phổ thông: Lợi ích thực sự hay lãng phí tiền?
    Xăng cao cấp cho xe phổ thông: Lợi ích thực sự hay lãng phí tiền?
    Xăng cao cấp có khả năng chống kích nổ vượt trội, giúp động cơ vận hành mượt mà và ổn định hơn. Tuy nhiên, không phải mọi loại xe đều cần sử dụng loại nhiên liệu này. Việc đổ xăng cao cấp chỉ thực sự cần thiết nếu nhà sản xuất khuyến cáo, nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu và bảo vệ động cơ.
  • Hướng dẫn lắp đặt Camera hành trình ô tô đúng cách, hiệu quả nhất
    Hướng dẫn lắp đặt Camera hành trình ô tô đúng cách, hiệu quả nhất
    Camera hành trình là thiết bị quan trọng, được khuyến nghị lắp đặt trên các phương tiện cơ giới từ ô tô 4 bánh trở lên nhằm hỗ trợ giám sát hành trình và nâng cao an toàn khi di chuyển. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần biết khi lắp đặt camera hành trình.