Đèn báo áp suất bánh xe ô tô: 4 thông tin cần nắm rõ

Thứ Sáu, 15/12/2023 - 14:41

Khi đèn báo áp suất bánh xe ô tô hiện lên ở bảng taplo, bạn cần phải làm gì? Đây là một trong những lỗi thường xuyên xuất hiện trên xe ô tô đời mới, và là kỹ

Khi đèn báo áp suất bánh xe ô tô hiện lên ở bảng taplo, bạn cần phải làm gì? Đây là một trong những lỗi thường xuyên xuất hiện trên xe ô tô đời mới nên cần nắm rõ những thông tin cơ bản của chúng ngay dưới đây.

  • Thông tin về hệ thống kiểm soát đèn báo áp suất bánh xe ô tô
  • Đèn báo áp suất bánh xe ô ô vẫn xuất hiện hoặc xuất hiện trở lại trong 1 khoảng thời gian
  • Tác hại khi đèn báo áp suất lốp hiển thị mà không được xử lý

Thông tin về hệ thống kiểm soát đèn báo áp suất bánh xe ô tô

Hệ thống kiểm soát đèn báo áp suất bánh xe ô tô (TPMS) là một hệ thống điện có chức năng theo dõi áp suất không khí bên trong lốp ô tô và đưa ra cảnh báo bằng đèn khi áp suất lốp dưới 25% áp suất tiêu chuẩn. Hệ thống này được yêu cầu lắp đặt trên tất cả các xe ô tô mới bán ra tại Hoa Kỳ kể từ năm 2008.

Đèn báo lỗi TPMS

Hệ thống kiểm soát đèn báo áp suất bánh xe ô tô có hai loại chính:

  • Hệ thống TPMS trực tiếp: Hệ thống này sử dụng cảm biến áp suất lốp được lắp đặt bên trong lốp xe để đo áp suất trực tiếp.
  • Hệ thống TPMS gián tiếp: Hệ thống này sử dụng cảm biến tốc độ bánh xe để tính toán áp suất lốp dựa trên tốc độ quay của bánh xe.

Đèn báo áp suất bánh xe chỉ cho người dùng biết được là bánh xe đang có áp suất thấp, chứ không chỉ rõ được sự cố đang xảy ra ở bánh xe nào. Vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ càng bằng những công cụ đo kiểm chuyên dụng.

Đèn báo áp suất bánh xe ô ô vẫn xuất hiện hoặc xuất hiện trở lại trong 1 khoảng thời gian

  • Khi chúng ta xử lý bằng cách bơm bánh xe và xóa đèn báo nhưng đèn báo TPMS vẫn xuất hiện hoặc xuất hiện trở lại trong 1 khoảng thời gian, thì có thể lỗi như sau:
  • Do cảm biến hoặc hệ thống tự chẩn đoán TPMS đang có vấn đề khiến TPMS hoạt động không đúng.
  • Đèn báo áp suất bánh xe cũng có thể sáng trở lại nếu không khí vẫn bị rò rỉ ở bánh được bơm. Bạn có thể kiểm tra sự rò rỉ không khí này bằng bọt xà phòng để xác định vị trí thủng.

Trong trường hợp lốp mới được thay thì có thể đèn báo nổi là do chưa cài đặt hệ thống TPMS sai cách. Ở mỗi cảm biến áp suất bánh xe sẽ có tín hiệu riêng, nếu bạn cài đặt sai thì hệ thống điều khiển sẽ thông báo lỗi (hiện tượng đủ áp suất nhưng vẫn báo lỗi).

Cảm biến

Ở những trường hợp khác

Tiếp theo, cảm biến áp suất rất dễ hỏng. Trong khi tháo lắp, có thể bạn đã làm cho cảm biến áp suất bị hư hỏng. Hoặc các rung động và tác động từ mặt đường lên cảm biến, cũng có thể khiến vỏ của cảm biến TPMS rơi ra khỏi thân van

Pin của cảm biến cũng là vấn đề làm cho hệ thống nổi đèn báo lỗi nếu như pin yếu. Trên hầu hết các dòng xe hơi thì cảm biến phải thay thế khi hết pin. Thường tuổi thọ của pin lithium đạt được khoảng 5-7 năm. Cảm biến bị kích hoạt nhiều lần do tần xuất đi lại cao, nên bạn cũng cần phải thay cảm biến khi thay lốp xe.

Trong trường hợp xe ô tô trang bị hệ thống TPMS gián tiếp và không có cảm biến, mà đèn báo lỗi vẫn sáng, thì lỗi có thể là do hư hỏng cảm biến tốc độ bánh xe, đồng thời có thể làm cho cả đèn ABS sáng. Nếu module điều khiển TPMS bị lỗi thì đèn báo lỗi vẫn sáng dù đã bơm hơi đủ và reset đèn xong.

Tác hại khi đèn báo áp suất lốp hiển thị mà không được xử lý

Đèn báo áp suất lốp hiển thị là một cảnh báo quan trọng cho người lái xe biết rằng áp suất lốp của một hoặc nhiều lốp xe đang thấp hơn mức tiêu chuẩn. Nếu đèn báo áp suất lốp hiển thị mà không được xử lý, có thể dẫn đến những tác hại sau:

  • Tăng nguy cơ tai nạn: Áp suất lốp thấp có thể làm giảm độ bám đường của lốp xe, khiến xe khó kiểm soát hơn, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu hoặc khi phanh gấp. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn.
  • Tăng mức tiêu hao nhiên liệu: Áp suất lốp thấp có thể làm tăng lực cản lăn của lốp xe, dẫn đến tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
  • Tăng tốc độ mòn lốp: Áp suất lốp thấp có thể khiến lốp xe mòn không đều, dẫn đến giảm tuổi thọ của lốp xe.

Đây là điều mà ktv nên tư vấn cho khách hàng, khi xuất hiện đèn báo cần phải ngay lập tức kiểm tra, nếu không xe có thể bị mất lái. Nếu nguyên nhân áp suất bánh xe giảm là do thủng bánh, thì áp suất sẽ giảm rất nhanh, làm giảm độ bám đường làm cho xe bị mất kiểm soát.

Có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc nếu bỏ qua đèn cảnh báo áp suất lốp

Tùy vào từng dòng xe mà bạn có thể xóa đèn báo áp suất này bằng cách bấm nút trên đồng hồ hoặc tắt chìa khóa, một số xe khác thì đèn TPMS sẽ tự động tắt khi xe chạy được vài cây số. Hoặc các bạn có thể sử dụng máy chẩn đoán để reset chúng.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử thương hiệu xe Mazda 2, các đời xe trên thế giới và Việt Nam

Mazda 2 thuộc phân khúc sedan hạng B có xuất xứ từ Nhật và được tung ra thị trường vào năm 2002. Mẫu xe còn có tên gọi khác là Mazda Demio (sử dụng tại Nhật Bản), trong khi phiên bản tiền nhiệm của chiếc xe này xuất khẩu với tên gọi Mazda 121.

Các đời xe KIA K3/Cerato: lịch sử hình thành, các thế hệ

KIA K3 là dòng xe sedan được sản xuất từ giữa năm 2008 và còn biết đến với tên gọi KIA K3 (Hàn Quốc), Forte, Cerato hoặc Shuma (Trung Quốc).

Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Lexus

Lexus, thương hiệu xe hơi hạng sang của Nhật Bản, ra đời vào năm 1989 như một bước đi chiến lược của Tập đoàn Toyota nhằm mở rộng thị phần trong phân khúc xe cao cấp.

Tiểu sử nhà phát minh ô tô Gottlieb Daimler

Gottlieb Daimler là người phát minh ra động cơ đốt trong nhỏ gọn, tốc độ cao và là một trong những cha đẻ của Daimler AG ngày nay, nhà sản xuất ô tô lâu đời nhất thế giới.

Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe Chevrolet Colorado

Chevrolet Colorado không chỉ là một mẫu bán tải thông thường, mà còn là một phần quan trọng trong danh mục sản phẩm của General Motors, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về xe có khả năng vượt địa hình và chuyên chở hàng hóa tại các khu vực địa hình phức tạp như bang Colorado, Hoa Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Maserati
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Maserati
    Maserati không chỉ là một thương hiệu xe thể thao thông thường, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế và đẳng cấp đến từ nước Ý, một quốc gia vốn nổi tiếng với truyền thống sản xuất xe hiệu suất cao.
  • Lịch sử phát triển của thương hiệu Porsche
    Lịch sử phát triển của thương hiệu Porsche
    Porsche được thành lập vào năm 1948 bởi Ferdinand Porsche - một trong những nhà phát minh và kỹ sư tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô, nổi bật với tư duy sáng tạo về tự động hóa.
  • Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô Subaru
    Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô Subaru
    Subaru là một thương hiệu mang dấu ấn rất riêng, với phong cách độc đáo và những giá trị cốt lõi không thể nhầm lẫn. Subaru luôn đặc biệt chú trọng đến yếu tố an toàn, một trong những yếu tố then chốt giúp hãng xây dựng danh tiếng vững chắc.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Land Rover
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Land Rover
    Khi nhắc đến một thương hiệu nổi tiếng với những chiếc xe vượt trội trong khả năng chinh phục mọi địa hình và mang lại trải nghiệm phiêu lưu đích thực, Land Rover chắc chắn là cái tên đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của hầu hết mọi người.
  • Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì
    Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì
    Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA (Brake Assist) là một tính năng an toàn trên ô tô giúp hỗ trợ lực phanh trong tình huống khẩn cấp.