Có nên tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường?
Thứ Năm, 07/12/2023 - 16:44 - hoangvv
Nếu tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường (TCS), có nghĩa là bạn tăng khả năng trượt của xe và giảm độ an toàn của chính mình.
Kiểm soát độ bám đường là một trong những tính năng thuộc hệ thống an toàn trên ô tô. Tính năng này có nhiệm vụ nhận diện sự chênh lệch số vòng quay bánh xe và điều chỉnh cân bằng, nhờ đó xe không bị trượt bánh ngay cả khi gặp địa hình trơn trượt.
Lái xe trên đường trơn trượt, bùn lầy là tình huống dễ khiến ô tô trở nên mất kiểm soát, đặc biệt khi đạp ga quá mạnh. Trong trường hợp này, lái xe có thể tận dụng tính năng an toàn của hệ thống kiểm soát độ bám đường giúp xe di chuyển an toàn, tránh các tai nạn gây thiệt hại về người và phương tiện.

Hệ thống kiểm soát độ bám đường hạn chế, xe bị quay ngang khi đi vào đường trơn, có tuyết. (Ảnh minh họa).
Hệ thống kiểm soát độ bám đường là gì?
Kiểm soát độ bám đường (Traction Control) là tính năng điện tử giúp hạn chế số vòng quay của bánh xe khi tăng tốc, nhờ đó người lái có thể điều khiển ô tô dễ dàng và an toàn hơn.
Cụ thể, hệ thống kiểm soát này sử dụng các cảm biến tương tự hệ thống ABS để làm chậm vòng quay của bánh xe, đồng thời phân bố đều phần động năng này sang các bánh khác. Nhờ vậy, xe không bị trượt bánh khi di chuyển qua đoạn đường trơn hoặc bùn lầy.
Các bộ phận của hệ thống bao gồm hộp điều khiển Traction Control System và cảm biến vòng quay bánh xe. Các chi tiết này có thể tách riêng hoặc kết hợp chung trong hộp điều khiển ABS. Kiểm soát độ bám đường cũng là một trong những tính năng góp phần tạo nên mạng lưới cộng nghệ an toàn cho xe. Từ năm 2011, tính năng đã trở thành yêu cầu bắt buộc trên ô tô.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát độ bám đường
Hệ thống kiểm soát đường hoạt động theo cơ chế kiểm soát lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Một số bánh xe có thể quay nhanh hơn các bánh còn lại khi xe di chuyển trong điều kiện ẩm ướt hoặc bùn lầy. Hệ thống cảm biến sẽ phát hiện sự bất thường này, sau đó gửi tín hiệu đến ECU ô tô và xử lý. Chức năng điều khiển Traction Control sẽ phân bố phần động năng này cho các bánh ô tô khác nhằm điều chỉnh momen đảm bảo độ bám đường tốt nhất.

Không nên tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường. (Ảnh minh hoạ).
Hiện nay, nhiều ô tô còn được trang bị thêm hệ thống cân bằng điện tử ESP để hỗ trợ cho chức năng TCS (Traciton Control System) hoạt động hiệu quả. Việc bổ sung này giúp lái xe kiểm soát tốc độ tốt hơn và giảm thiểu các sự cố lật xe khi đánh lái đột ngột.
Cách nhận biết hệ thống kiểm soát độ bám đường hoạt động
Hệ thống kiểm soát độ bám đường hoạt động bình thường sẽ có đèn cảnh báo sáng nhanh trên bảng điều khiển khi khởi động xe. Người lái nên để ý tín hiệu này trước khi bắt đầu di chuyển.
Tuy nhiên, đèn TCS sáng liên tục không tắt khi động cơ khởi động là dấu hiệu cho thấy hệ thống kiểm soát độ bám đường đang gặp vấn đề và cần lưu ý khi lái xe qua bùn lầy. Thông thường, cảm biến tốc độ bánh xe là bộ phận hay gặp lỗi nhất do vị trí đặt dẫn đến dễ bị đứt dây dẫn và ngắt kết nối. Người dùng nên kiểm tra độ mòn của lốp hoặc đưa xe đến các gara để có hướng xử lý kịp thời.
Kinh nghiệm xử lý khi lái xe qua đường bùn lầy
Điều đầu tiên để xử lý an toàn khi điều khiển ô tô qua đường bùn lầy đó là người lái phải đi chậm ở số thấp. Việc đi nhanh khiến độ bám của xe giảm và lái xe không kịp xử lý những sự cố bất ngờ như xe lội bùn.
Không tăng thêm ga khi xe đang mất độ bám, điều này sẽ khiến bánh xe ngày càng lún sâu. Người lái chỉ nên giữ đều ga ở mức thấp nhất, không nên dẫm mạnh phanh để dừng mà hãy nhấn từ từ và trả về số thấp.
Trong trường hợp ô tô bị kẹt trong bùn lầy, lái xe phải đưa cần số về chế độ P, đồng thời tiến hành ra khỏi xe để quan sát mức độ lún để có phương án xử lý phù hợp. Theo đó, cách tốt nhất trong tình huống này là lấy rơm rạ hay gỗ kê xuống bánh ô tô phía sau để tạo đà cho xe di chuyển. Cuối cùng, ngoài những hướng dẫn xử lý an toàn khi lái xe qua đường bùn lầy trên, người điều khiển phương tiện nên lưu các số điện thoại cứu hộ để được hỗ trợ kịp thời khi gặp sự cố trên đường.
Những lưu ý khi lái xe qua đường bùn lầy rất quan trọng đối với người lái thường xuyên di chuyển nhiều trên đường đất hay các đoạn đèo để có thể xử lý an toàn khi lái xe qua bùn lầy. Lái xe nên giữ bình tĩnh khắc phục sự cố vì ô tô có trang bị hệ thống an toàn hỗ trợ xe vận hành ổn định.
Kiểm soát độ bám đường đặc biệt hữu ích khi xe ô tô đi qua những đoạn trơn trượt. Nếu phát hiện sự khác biệt tốc độ giữa các bánh, hệ thống sẽ giảm công suất động cơ hoặc cắt hoàn toàn cho đến khi các bánh đạt độ bám đường đồng đều. Người lái không nên tắt cảnh báo TCS, điều này làm tăng khả năng trượt của bánh và gây nguy hiểm cho những người trên xe.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Các đời xe Mercedes-Benz GLB: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
Mercedes-Benz GLB là mẫu xe SUV crossover cao cấp cỡ nhỏ được sản xuất bởi hãng xe sang Mercedes-Benz. Xe được nhà sản xuất Daimler AG trình làng vào ngày 10 tháng 6 năm 2019 tại Utah, Mỹ. GLB được đặt nằm giữa GLA và GLC và quá trình sản xuất của xe bắt đầu vào hoạt động từ cuối năm 2019. Dường như Mercedes GLB là mẫu xe dẫn đầu ở sân chơi xe sang 7 chỗ dưới 2 tỷ đồng. Đây sẽ là một lợi thế cho Mercedes khi các đối thủ BMW, Lexus hay Audi chưa có cho mình sản phẩm nào để đối đầu cùng GLB.
Tìm hiểu bộ làm mát khí nạp Intercooler: Phân loại và nguyên lý
6 hiểu lầm tai hại về phanh xe ô tô khiến nhiều tài xế trả giá đắt
Cảm biến vị trí trục cam: Cấu tạo, Công dụng & Nguyên lý hoạt động
Không ngờ: Những vật quen thuộc trong ô tô còn bẩn hơn cả bệ toilet
Có thể bạn quan tâm
-
Cách ngăn trộm xe công nghệ cao chỉ với giấy bạcCác tài xế tại Anh đang lan truyền nhau một mẹo chống trộm đơn giản nhưng hiệu quả: bọc chìa khóa thông minh trong giấy bạc để ngăn tín hiệu bị đánh cắp từ xa. Phương pháp này đang trở thành giải pháp tình thế phổ biến trong bối cảnh nạn trộm xe sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng.
-
Top địa điểm đỗ xe dễ bị đột nhập nhất Tài xế Việt cần biết để tránhMột nghiên cứu mới đây từ Vivint thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực an ninh gia đình và phương tiện đã hé lộ một thực tế khiến nhiều chủ xe không khỏi bất ngờ: khu vực dân cư, vốn được xem là nơi an toàn nhất, lại chính là điểm nóng dễ xảy ra tình trạng ô tô bị đột nhập. Điều này đi ngược với suy nghĩ phổ biến rằng chỉ những nơi công cộng mới tiềm ẩn rủi ro về an ninh xe cộ.
-
Tránh ngay 5 thói quen này để bảo vệ "sức khỏe" hộp số ô tôHộp số ô tô không chỉ đóng vai trò then chốt trong hệ thống truyền động, mà còn là một trong những bộ phận dễ bị tổn hại nhất do những thói quen sử dụng sai lầm của người lái.
-
5 dấu hiệu "tố cáo" xe bạn đã "hết date": Đến lúc nâng cấp xế hộp mới?Cũng giống như con người, mỗi chiếc ô tô đều có một vòng đời vận hành nhất định. Khi đã vượt qua một ngưỡng sử dụng nhất định, hiệu suất, độ an toàn và chi phí bảo dưỡng của xe bắt đầu trở thành những yếu tố khiến việc tiếp tục sử dụng phương tiện cũ không còn là giải pháp hợp lý về lâu dài.
-
Hệ thống kiểm soát áp suất lốp (TPMS) là gì? Cách hoạt động và vai trò an toànHệ thống kiểm soát áp suất lốp (TPMS) vận hành như thế nào và liệu các dòng xe phổ thông, giá rẻ hiện nay đã được nhà sản xuất trang bị công nghệ này hay chưa? Đây là câu hỏi được nhiều tài xế quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh an toàn lốp xe ngày càng được chú trọng để giảm thiểu nguy cơ nổ lốp hoặc mất lái trên đường cao tốc.