Công nghệ Skyactiv trên các dòng xe Mazda là gì
Thứ Tư, 24/01/2024 - 16:00 - hoangvv
Mazda SkyActiv là gì
SkyActiv ban đầu ra đời với tên gọi Mazda Sky Concept, được giới thiệu lần đầu tại Tokyo Motor Show 2008. Đây là tên thương hiệu được đặt cho một số công nghệ, bao gồm: động cơ, hộp số, hệ thống khung gầm, được phát triển bởi Mazda và đặc trưng trên các dòng xe của hãng. Mazda đã phát triển Công nghệ SkyActiv để tận dụng tối đa hiệu quả động cơ đốt trong, tối đa hóa mức tiêu thụ nhiên liệu và giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường. Bên cạnh đó, các công nghệ hỗ trợ cũng được thiết kế để mang đến 2 khía cạnh quan trọng nhất cho bất kỳ chiếc xe nào là cảm giác lái và hiệu suất.
Các loại động cơ Mazda SkyActiv
Động cơ SkyActiv được chia thành 4 loại, đó là SkyActiv-G (động cơ phun xăng trực tiếp), SkyActiv-D (động cơ diesel tăng áp), SkyActiv-X (động cơ xăng tiên tiến sử dụng công nghệ đánh lửa nén) và SkyActiv-Hybrid. Trước đây, Mazda cũng đã từng giới thiệu mẫu động cơ concept SkyActiv-R, được gọi là động cơ quay thế hệ mới nhưng chưa sản xuất đại trà. Động cơ SkyActiv hoạt động cốt lõi với nội dung tập trung cải thiện vào quá trình đốt cháy nhiên liệu với tỷ số nén cao.
Động cơ Skyactiv-G
Động cơ Skyactiv-G là động cơ phun xăng trực tiếp do Mazda phát triển. Skyactiv-G có cấu trúc hoàn toàn bằng nhôm, trục cam kép được dẫn động bằng xích. Khối động cơ này có nhiều ưu điểm như: kích thước nhỏ gọn, vận hành êm ái, khởi động nhanh, tăng tốc khoẻ, thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu…
Động cơ Skyactiv-G có tỷ số nén lên đến 14:1, giúp giảm nguy cơ kích nổ khi áp suất cao. Nhờ tăng lưu lượng khí, tăng áp suất phun nhiên liệu, dùng kim phun đa lỗ, hình dáng đầu piston thay đổi nên thời gian đốt cháy được rút ngắn.
Nhờ những yếu tố trên mà động cơ Skyactiv-G giúp tối đa hoá hiệu suất vận hành, tạo ra công suất và mô men lớn hơn cho xe ô tô. Động cơ có thể cải thiện khoảng 15% hiệu suất đốt cháy nhiên liệu và 15% mô men xoắn ở dải tốc độ từ thấp đến trung bình. Điều này giúp xe không chỉ vận hành êm ái mà còn có khả năng tăng tốc ấn tượng.
Động cơ Skyactiv tạo ra khí thải sạch, lượng khí thải thấp
Động cơ Skyactiv-G còn tạo ra khí thải sạch, lượng khí thải thấp. Khối động cơ này đáp ứng được các tiêu chuẩn khí thải ULEV.
Skyactiv-G là động cơ có tỷ số nén cao nhất hiện nay. Tỷ số nén cho biết sự chuyển động của các van nạp không khí vào buồng đốt. Tỷ số nén càng cao đồng nghĩa việc sử dụng nhiên liệu càng hiệu quả, khả năng tiết kiệm nhiên liệu càng cao.
Hiện nay hầu hết các mẫu xe ô tô máy xăng thương mại của Mazda đều sử dụng động cơ Skyactiv-G như Mazda 2, Mazda 3, Mazda 6(sedan cỡ D), Mazda CX-3, Mazda CX-30, Mazda CX-5, Mazda CX-8…
Động cơ Skyactiv-D
Động cơ Skyactiv-D là động cơ máy dầu diesel tăng áp do Mazda phát triển. Động cơ này có ưu điểm đáp ứng tốt các quy định về khí thải toàn cầu. Để giảm NOx và các loại khí thải khác, tỉ số nén được giảm xuống 14:1. Động cơ khởi động nguội thông qua kim phun Piezo nhiều lỗ với 3 kiểu phun có thể lập trình.
Skyactiv-D sử dụng bộ tăng áp hai giai đoạn. Trong đó một bộ tăng áp nhỏ và một bộ tăng áp lớn được vận hành có chọn lọc tuỳ theo điều kiện thực tế.
Động cơ Skyactiv-D là động cơ máy dầu diesel tăng áp do Mazda phát triển
Động cơ Skyactiv-X
Đây là động cơ xăng thương mại đầu tiên sử dụng công nghệ đánh lửa nén nạp đồng nhất HCCI do Mazda phát triển. Với công nghệ này, hỗn hợp xăng và không khí được nén lại ở áp suất cực cao đến mức tự bắt lửa mà không cần bugi.
Skyactiv-X đạt được tỷ số nén lên đến 16:1 thay vì 14:1. Nhờ đó mà Skyactiv-X có thể hoạt động như hình mẫu động cơ tăng áp, dung tích nhỏ nhưng công suất lớn. Trong Skyactiv-X, nhiên liệu được đốt cháy một cách triệt để giúp giảm mức tiêu hao nhiên liệu và khí thải ra môi trường.
Bên cạnh các động cơ ô tô trên, Mazda còn nhiều khối động cơ khác trong “gia đình” động cơ Skyactiv như Skyactiv-CNG (chạy bằng khí nén tự nhiên), Skyactiv-R (động cơ quay thế hệ mới), e-Skyactiv (động cơ điện chạy bằng pin), e-Skyactiv-G (động cơ mild hybrid)…
Động cơ SkyActiv-Hybrid
Động cơ SkyActiv-Hybrid là sự kết hợp của động cơ xăng SkyActiv-G với công nghệ Hybrid Synergy Drive của Toyota, ban đầu được cấp phép sử dụng với động cơ Sky cho các xe bán ra vào năm 2013. Chiếc xe Mazda Skyactiv-Hybrid bán lẻ đầu tiên, Mazda3 Skyactiv-Hybrid với động cơ Skyactiv-G 2.0 với tỷ số nén 14:1, đã được ra mắt tại Tokyo Motor Show 2013.
Hệ thống khung gầm Skyactiv (Skyactiv-Body)
Skyactiv-Body là công nghệ phát triển thân vỏ xe mới của Mazda. Skyactiv-Body giúp trọng lượng xe nhẹ hơn, thân cứng cáp hơn, tính an toàn cao hơn bằng cách tăng thêm tỷ lệ thép cường độ cao. Cụ thể, nó nhẹ hơn 8% và cứng hơn 30% so với các thế hệ trước. Được biết, SkyActiv-Body sử dụng thép cường độ cao là loại thép mỏng nhất trong phân khúc, giúp Mazda đảm bảo các mẫu xe của mình có trọng lượng nhẹ, đồng thời đạt điểm cao trong các bài kiểm tra va chạm của Euro NCAP.
Hộp số SkyActiv (Skyactiv-Drive)
Trong khi nhiều nhà sản xuất sử dụng công nghệ ly hợp kép trong hộp số tự động của họ thì Mazda không nghĩ rằng loại hộp số này hoạt động đủ tốt trong một số tình huống nhất định. Và do đó, thương hiệu đến từ Nhật Bản đã quyết định tạo ra loại hộp số của riêng mình. Trong quá trình tái thiết kế hộp số tự động thông thường, Mazda đã giảm bớt gánh nặng cho bộ chuyển đổi mô-men xoắn, kết quả là hộp số tự động SkyActiv 6 cấp mang lại mức hiệu quả cao hơn. Mặt khác, Mazda còn phát triển hộp số SkyActiv-MT (hộp số tay). Nhờ sự đổi mới của thương hiệu, hộp số SkyActiv-MT có thời gian chuyển số ngắn nhất so với bất kỳ hộp số sàn hiện có trên thị trường. Điều này nhằm giảm thiểu nỗ lực mà người lái phải bỏ ra.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Góc tới, góc thoát, góc vượt đỉnh dốc ô tô là gì
Tìm hiểu Mô-đun P2 Hybrid của BorgWarner
Cảm biến vị trí trục cam: Cấu tạo, Công dụng & Nguyên lý hoạt động
Lịch sử hình thành và các thế hệ xe Honda City trên thế giới và Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe Toyota Land Cruiser
Có thể bạn quan tâm
-
8 vị trí bẩn nhất trên ô tô không phải ai cũng biếtMặc dù việc vệ sinh khoang nội thất ô tô thường xuyên được chú trọng, nhưng vẫn có những vị trí đặc thù rất khó tránh khỏi việc tích tụ bụi bẩn và vết ố.
-
Các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự độngTìm hiểu thông tin chi tiết về các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự động qua bài viết sau đây của trung tâm VATC. 1. Dầu động cơ 2. Lọc dầu...
-
Tài xế cần biết: Dừng, đỗ xe sai vị trí có thể bị phạt đến hàng triệu đồngTheo quy định mới tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi dừng, đỗ ô tô hoặc quay đầu xe trên phần đường dành cho người đi bộ không chỉ vi phạm quy tắc giao thông mà còn bị xử phạt với mức tăng gấp 5 lần so với trước đây.
-
Vì sao đèn pha ô tô dễ hỏng? 5 nguyên nhân phổ biến ít ai để ýĐèn pha ô tô giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao tầm nhìn và đảm bảo an toàn cho người lái khi di chuyển vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng.
-
Xe cũ đi đăng kiểm: Kiểm tra ngay 6 hạng mục này để tránh bị từ chốiNhững chiếc ô tô đã qua sử dụng hơn 10 năm thường tiềm ẩn nhiều hư hỏng và trục trặc không mong muốn. Nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng trước khi đăng kiểm, xe có nguy cơ bị từ chối do không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và môi trường.