Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong chi tiết nhất 2024
Thứ Tư, 20/12/2023 - 15:29
Thân máy động cơ là nơi lắp đặt hầu hết các cụm chi tiết của động cơ đốt trong. Cụ thể trên đó được bố trí xylanh, hệ trục khuỷu cùng các bộ phận truyền động
Thân máy động cơ là nơi lắp đặt hầu hết các cụm chi tiết của động cơ đốt trong. Cụ thể trên đó được bố trí xylanh, hệ trục khuỷu cùng các bộ phận truyền động để dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác khác như bơm dầu, bơm nhiên liệu, bơm nước, trục cam, quạt gió… Cùng trung tâm VATC tìm hiểu ngay dưới đây
- Cấu tạo của thân máy
- Nhiệm vụ của thân máy động cơ ô tô 4 kỳ
- Động cơ đốt trong 2 kỳ – Nhiệm vụ của thân máy là gì?
Cấu tạo của thân máy
Thân máy thường được chế tạo từ gang hoặc hợp kim nhôm, là bộ phận rất chắc chắn, có thể chịu được tác động của lực khí thể, tải trọng nhiệt, lực quán tính chuyển động không cân bằng gây ra.
Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong
Thân máy động cơ có nhiều kiểu với kết cấu khác nhau. Căn cứ vào cách bố trí xylanh, nhiệm vụ của thân máy được chia thành hai loại là: loại thân đúc liền và thân đúc rời.
- Loại thân đúc liền: Là hợp chung cho các xylanh. Loại này thường dùng cho động cơ cỡ vừa và nhỏ.
- Loại thân đúc rời: Các xylanh được đúc riêng từng khối và ghép nối lại với nhau. Loại này thường được sử dụng cho những động cơ cỡ lớn.
Loại thân máy có xylanh đúc liền với thân máy thành một bộ phận thống nhất gọi là thân xylanh. Còn loại thân máy có ống lót xylanh được làm riêng rồi lắp ghép vào thân máy gọi là thân động cơ.
Ngày nay, thân máy có thể đúc liền với nửa trên của cácte hoặc thân máy đúc liền khối với cả cácte.
Kích thước và hình dáng của chúng phụ thuộc vào từng loại động cơ, số lượng xylanh, phương pháp làm mát, phương án bố trí cơ cấu phân phối khí của động cơ…
Nhiệm vụ của thân máy động cơ ô tô 4 kỳ
Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong
Thân máy của loại động cơ bốn kỳ dùng xupap đặt có cấu tạo khá phức tạp, đây không chỉ là nơi gác lắp các cơ cấu hệ thống chính của động cơ, mà nó còn là nơi chứa cửa nạp/xả và ống dẫn hướng xupap.
Thân máy này sử dụng xupap treo có cấu tạo đơn giản hơn so với loại thân máy bốn kỳ sử dụng xupap đặt.
Đối với những loại động cơ làm mát bằng nước làm mát, bên trong thân máy thường có các khoang chứa nước (gọi là áo nước). Đối với những loại động cơ làm mát bằng không khí, phía ngoài thân máy thường sẽ có các phiến tản nhiệt.
Trên mặt của thân máy động cơ còn có các lỗ để lắp bulong, bên ngoài có lỗ để lắp bộ chia điện, bơm dầu, các cửa để điều chỉnh xupap.
Động cơ đốt trong 2 kỳ – Nhiệm vụ của thân máy là gì?
Nhiệm vụ của thân máy động cơ hai kỳ loại không có xupap sẽ có đặc điểm là: trên thân xylanh sẽ có đường nạp thông với cácte, đường thôi thông từ cácte lên phần dung tích làm việc của xylanh và đường xả thông từ xylanh ra phía ngoài.
Tùy từng loại động cơ mà cấu tạo và vị trí của đường nạp/xả và đường thôi sẽ khác nhau. Nhưng đa phần đường thôi thường được làm nghiêng lên phía trên một góc cụ thể và được đặt tại hai bên thành xylanh. Hai dòng khí qua cửa thổi vào xi lanh sẽ hội tụ tại một điểm rồi mới đi ngược lên phía trên để nạp đầy xi lanh và đẩy khí cháy ra ngoài.
Hy vọng, với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. Vui lòng để lại SĐT hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp.
Tin cũ hơn
Động Cơ Không Trục Cam: Freevalve – Camless Piston Engine
Freevalve/Camless Piston Engine có nghĩa là động cơ piston không có cam hoặc động cơ van xupap tự do là động cơ có xupap (Poppet valve) được đóng/mở bằng cơ cấu truyền động điện từ, thủy lực khí nén hoặc kết hợp thay vì sử dụng cam thông thường
Thông số kỹ thuật Mazda BT-50 2024: Thay đổi khung gầm, nâng cấp tính năng
Lịch sử hình thành và các đời xe BMW X3
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu Honda
Lịch sử hình thành các đời xe Suzuki XL7 trên thế giới và Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe MitsubishiThương hiệu Mitsubishi có nguồn gốc sâu xa từ những năm đầu của thời kỳ Meiji tại Nhật Bản, được sáng lập bởi Yataro Iwasaki. Biểu tượng của Mitsubishi là sự kết hợp đầy ý nghĩa từ hai gia huy: "sangaibishi" – lá dẻ nước ba tầng của gia tộc Iwasaki, và "mitsuganshiwa" – ba lá sồi đại diện cho gia tộc Yamanouchi, các lãnh chúa phong kiến của gia tộc Tosa.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống phanh ô tôHệ thống phanh và trợ lực phanh hiện đại rất ấn tượng. Các nhà sản xuất của chúng cạnh tranh với nhau để cung cấp các giải pháp phanh hiệu quả và thoải mái nhất. Tuy nhiên, con đường để đạt được các giải pháp kỹ thuật hiện tại còn rất dài.
-
Lịch sử phát triển của thương hiệu VolkswagenVolkswagen AG, hay còn gọi là Tập đoàn Volkswagen, được chính phủ Đức thành lập năm 1937 với mục tiêu sản xuất dòng “xe dành cho mọi người” với chi phí hợp lý, phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân Đức. Trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Wolfsburg, bang Lower Saxony, Đức.
-
Lịch sử hình thành và các đời xe Mercedes-Benz G-ClassMercedes-Benz G-Class là một mẫu xe off-road nổi bật từ thương hiệu Đức, nổi tiếng với thiết kế mạnh mẽ như một chiến binh.
-
Lịch sử hình thành và các thế hệ xe Toyota YarisToyota Yaris là một trong những mẫu xe supermini/subcompact thành công và được yêu thích nhất của Toyota. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1999, Toyota Yaris đã thay thế vị trí của hai dòng xe trước đó là Toyota Starlet và Tercel. Tính đến thời điểm hiện tại, Yaris đã trải qua 4 thế hệ cải tiến và phát triển, minh chứng cho sự bền bỉ và sức hấp dẫn của mẫu xe này trong phân khúc xe nhỏ gọn.