Xe hybrid là gì và cách hoạt động của xe hybrid

Thứ Bảy, 09/12/2023 - 20:40 - hoangvv

Xe ô tô hybrid đang dần trở nên phổ biến với khách hàng Việt, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết và thắc mắc dòng xe này hoạt động như thế nào?

Xe hybrid, hay còn gọi là xe lai, là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp giữa hai bộ truyền động, bao gồm một động cơ chạy bằng xăng và một mô tơ chạy bằng điện. Điểm nổi bật của dòng xe hybrid là khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và động cơ vận hành mạnh mẽ.

Xe hybrid được phân thành ba loại cấu trúc truyền động cơ bản, bao gồm: hybrid nối tiếp, hybrid song song, hybrid kết hợp.

Xe ô tô hybrid đang dần trở nên phổ biến với khách hàng Việt. (Ảnh minh họa: Toyota)

Động cơ hybrid nối tiếp, hệ thống dẫn động bánh xe được truyền lực trực tiếp từ động cơ điện. Trong khi đó, động cơ đốt trong chỉ có nhiệm vụ nạp điện cho ắc quy và cung cấp năng lượng cho động cơ điện.

Với động cơ hybrid song song, hệ thống dẫn động bánh xe được truyền lực trực tiếp từ cả động cơ điện và động cơ đốt trong. Bộ điều khiển trung tâm sẽ tự thiết lập khi nào cả hai động cơ cùng hoạt động song song và khi nào động cơ sẽ hoạt động độc lập.

Cuối cùng là động cơ hybrid kết hợp, đúng như tên gọi, đây là sự kết hợp giữa hệ thống động cơ hybrid nối tiếp và hybrid song song, giúp tận dụng tối đa thế mạnh và khắc phục được những nhược điểm ở cả hai loại động cơ. Hybrid kết hợp được sử dụng nhiều trong sản xuất chế tạo xe hybrid hiện nay.

Cách hoạt động của xe hybrid

Về cấu tạo của xe hybrid, nếu xe chạy động cơ xăng thông thường sẽ kết nối động cơ với cơ cấu truyền động làm quay bánh xe, thì với động cơ hybrid, ở giữa cơ cấu này có thêm một mô tơ điện cùng chia sẻ nhiệm vụ với động cơ xăng. Để cơ cấu hoạt động trơn tru cần có thêm các bộ phận hỗ trợ khác như bộ đổi điện, bộ chia công suất, bộ giảm tốc môtơ và đặc biệt là khối pin - nguồn cung cấp năng lượng cho mô tơ điện.

Vậy động cơ xăng và mô tơ điện của xe hybrid kết hợp với nhau như thế nào trong từng giai đoạn chuyển động của xe?

Đầu tiên, khi tài xế ấn nút khởi động xe, lúc này chỉ động cơ điện hoạt động, máy xăng vẫn "nằm im". Vì vậy, tài xế sẽ không nghe thấy tiếng nổ quen thuộc của động cơ xăng lúc đề máy. Đây cũng là điểm lạ với những khách hàng lần đầu dùng xe hybrid.

Khi tài xế nhấn ga cho xe di chuyển, lúc này tùy thuộc vào cách mà tài xế vận hành. Nếu nhẹ nhàng chân ga, sẽ vẫn chỉ có mô tơ điện làm việc, cung cấp lực kéo cho trục dẫn động, đẩy xe về phía trước. Nhưng nếu tài xế là người ưa thích chạy xe kiểu đạp sâu ga ngay lập tức, xe hiểu tài xế muốn tăng tốc nhanh, lúc này động cơ xăng sẽ được kích hoạt để hỗ trợ động cơ điện.

Bất cứ khi nào tài xế đạp thốc ga, dù tại vị trí đứng yên hay đang tốc độ đều đều, xe sẽ lấy thêm điện từ ắc-quy để bổ sung cho động cơ điện, đồng thời động cơ xăng hoạt động bổ sung.

Khi xe đã ổn định tốc độ, ví dụ đều đặn ở 60 km/h, cũng sẽ chỉ có động cơ điện hoạt động, nếu pin còn đủ năng lượng. Nhưng ở những dải tốc độ cao như thế này, động cơ xăng sẽ sẵn sàng can thiệp hơn nhiều so với khi đi tốc độ thấp, bởi lực kéo cần nhiều hơn.

Chỉ cần tài xế nhích thêm chút ga, động cơ xăng cũng sẽ khởi động, chạy máy phát điện cung cấp năng lượng cho môtơ điện cũng như tự mình cung cấp thêm sức kéo cho các bánh xe.

Giai đoạn tiếp theo, khi xe đang lăn bánh, tài xế buông chân ga hoặc phanh để giảm tốc, lúc này, động cơ lại đóng vai trò máy phát, sử dụng động năng lãng phí của xe khi phanh để nạp lại điện cho pin hybrid.

Cuối cùng, khi xe dừng lại hẳn, ví dụ chờ đèn đỏ, cả động cơ xăng và mô tơ điện sẽ tự ngắt để bảo toàn nguồn năng lượng.

Chiếc xe hybrid đầu tiên ra mắt vào năm 1899, được chế tạo bởi Pieper, Liège của Bỉ và công ty truyền tải điện Vendovelli và Priestly của Pháp.

Đến năm 1997, hãng Toyota ra mắt mẫu xe sedan hybrid Toyota Prius. Cùng thời gian đó Honda cũng trình làng mẫu xe Honda CivicHonda Civic hybrid. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu cho sự phát triển dòng của dòng xe hybrid chính thức được thương mại hoá trong kỷ nguyên hiện đại.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Land Rover Range Rover

Range Rover là một biểu tượng của sự kết hợp hoàn hảo giữa đẳng cấp, sự tinh tế, và khả năng vượt địa hình bền bỉ. Trải qua 5 thập kỷ phát triển, mẫu xe này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Audi Q3

Audi Q3, một mẫu SUV hạng sang cỡ nhỏ, đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của những khách hàng trẻ tuổi và thành đạt ngay từ khi ra mắt. Với thiết kế ngoại thất mạnh mẽ, cá tính và đậm chất thể thao, kết hợp cùng các trang bị công nghệ tiên tiến, Audi Q3 không chỉ khẳng định đẳng cấp mà còn đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của người dùng hiện đại.

Khám phá hệ thống Honda SENSING 360

Honda SENSING 360 nâng cấp từ hệ thống Honda SENSING trước đây bằng cách mở rộng phạm vi cảm biến, mang đến khả năng quan sát toàn diện 360 độ quanh xe. Nhờ hệ thống cảm biến đa hướng, công nghệ này giúp loại bỏ các điểm mù, tăng cường khả năng phát hiện chướng ngại vật, hỗ trợ người lái trong việc tránh va chạm với phương tiện và người đi bộ, đồng thời giảm thiểu rủi ro trên mọi cung đường.

Các đời xe Hyundai SantaFe: lịch sử hình thành, các thế hệ

Hyundai SantaFe là mẫu xe SUV hạng D phát triển dựa trên nền tảng của Hyundai Sonata, được đặt tên dựa theo thành phố SantaFe ở tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ. Hyundai SantaFe được giới thiệu lần đầu tiên là vào năm 2001, tính đến nay đã trải qua 4 thế hệ nâng cấp và phát triển. Đây cũng là mẫu SUV đầu tiên của nhà Hyundai.

Các đời xe Mazda CX-3: lịch sử hình thành, các thế hệ

Mazda CX-3 là chiếc CUV cỡ nhỏ đến từ Nhật Bản. Tính đến thời điểm hiện tại, CX-3 đã ra mắt thị trường được gần 8 năm và đang dần khẳng định vị trí của mình trong phân khúc Sedan hạng B.

Có thể bạn quan tâm

  • Pin cao áp xe điện: “Sống khỏe” sau 20 năm sử dụng
    Pin cao áp xe điện: “Sống khỏe” sau 20 năm sử dụng
    Một nghiên cứu cho thấy pin cao áp trên ô tô điện có thể hoạt động ổn định trong suốt 20 năm, với mức suy giảm dung lượng hằng năm ở mức tối thiểu.
  • 5 trang bị giúp tài xế mới tự tin cầm lái ngay từ ngày đầu
    5 trang bị giúp tài xế mới tự tin cầm lái ngay từ ngày đầu
    Việc cầm lái không hề đơn giản đối với tài xế mới, đặc biệt là trong điều kiện giao thông phức tạp như tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, chương trình đào tạo lái xe hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giúp học viên vượt qua các bài thi sát hạch, trong khi lại thiếu sự trang bị về các kỹ năng xử lý tình huống thực tế sau vô lăng.
  • Đổ mồ hôi lưng khi lái xe: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
    Đổ mồ hôi lưng khi lái xe: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
    Tình trạng đổ mồ hôi lưng khi lái xe là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Một trong những nguyên nhân đáng chú ý chính là vật liệu bọc ghế, khi không thông thoáng, có thể làm hạn chế sự lưu thông không khí và khiến lưng người lái dễ bị bí bách, đổ mồ hôi nhiều hơn trong quá trình di chuyển.
  • Tuyệt đối không để 4 món đồ này trong ô tô mùa hè
    Tuyệt đối không để 4 món đồ này trong ô tô mùa hè
    Giữa thời điểm nắng nóng cao điểm của mùa hè, các chuyên gia khuyến nghị tài xế nên cân nhắc kỹ lưỡng những vật dụng để lại trong xe. Nhiệt độ trong khoang nội thất có thể tăng cao vượt ngưỡng an toàn, khiến nhiều món đồ tưởng chừng vô hại trở thành mối nguy tiềm ẩn cho cả phương tiện lẫn sức khỏe người sử dụng
  • Lỗi thường gặp khi dùng phanh ô tô và cách xử lý an toàn
    Lỗi thường gặp khi dùng phanh ô tô và cách xử lý an toàn
    Phanh không chỉ đơn thuần là để dừng xe, mà còn là một kỹ năng kiểm soát động lực quan trọng. Người lái cần thành thạo việc phối hợp giữa lực phanh và lực hãm từ động cơ nhằm giảm tốc một cách hợp lý trước khi vào cua, giúp xe ổn định, bám đường tốt mà vẫn duy trì được vận tốc tối ưu để thoát cua nhanh và an toàn.