Chi tiết Wuling Hongguang MiniEV vừa ra mắt Việt Nam

Thứ Năm, 29/06/2023 - 15:56 - Chưa có

Wuling Hongguang MiniEV có 2 tùy chọn pin, tương ứng phạm vi di chuyển 120 km và 170 km.

TMT Motors chính thức mở bán Wuling Hongguang MiniEV tại Việt Nam. Mức giá khởi điểm 239 triệu đồng của Hongguang MiniEV giúp mẫu xe này tiếp cận được nhóm khách hàng mới, đặc biệt là nhóm chuyển từ xe máy lên ôtô nhưng không quá dư dả tài chính.

Xe được định vị ở nhóm ôtô mini nên mang kiểu dáng nhỏ gọn. Các thông số kích thước tổng thể là 2.920 x 1.493 x 1.621 mm (dài x rộng x cao), chiều dài cơ sở 1.940 mm. Xe chỉ có 2 cửa ra vào khoang lái và một cửa phía sau khoang hành lý.

Khác với hầu hết xe điện trên thị trường, Wuling trang bị cho Hongguang MiniEV cổng sạc đặt ở giữa đầu xe.

Phiên bản LV2 được trang bị cụm đèn chiếu sáng hiện đại hơn với đèn định vị DRL dạng LED, bên trong là bóng đèn chính loại halogen kết hợp gương cầu. Phiên bản thấp hơn chỉ có đèn halogen kết hợp chóa phản xạ cơ bản.

Xe có camera lùi và 2 cảm biến ở phía sau, tuy nhiên camera lùi chỉ được tìm thấy trên phiên bản cao nhất.

Khoang lái Wuling Hongguang MiniEV không có nhiều trang bị hay tính năng. Do không gian nhỏ cùng giá bán thấp nên một số trang bị trên xe đã được loại bỏ.

Xe không có màn hình trung tâm, vị trí này chỉ có các núm xoay điều chỉnh hệ thống điều hòa và giải trí. Người dùng có thể nghe nhạc thông qua kết nối USB hoặc radio.

Màn hình tốc độ sau vô lăng là loại điện tử hoàn toàn, chất lượng hình ảnh không quá sắc nét nhưng vẫn dễ nhìn. Khi chuyển sang số R, đây là vị trí hiển thị hình ảnh từ camera phía sau.

Hàng ghế sau được bố trí 2 chỗ ngồi. Trải nghiệm thực tế, vị trí ngồi tương đối thoải mái nhờ việc giảm đẩy vị trí ghế ra gần sát đuôi xe.

Hàng ghế này có thể gập phẳng theo tỉ lệ 50:50 để tăng không gian chứa đồ.

Wuling trang bị cho Hongguang MiniEV 2 tùy chọn pin 9,6 kWh và 13,4 kWh, tương ứng phạm vi di chuyển 120 km và 140 km. Theo công bố của nhà sản xuất, xe mất 6,5-9 giờ để sạc đầy.

Công nghệ an toàn trên Wuling Hongguang MiniEV không nhiều, xe chỉ có hệ thống chống phanh ABS và phân phối lực phanh EBD. Trên phiên bản LV1, xe còn được lược bỏ túi khí.

Với mức giá dao động 239-282 triệu đồng, Wuling Hongguang MiniEV hiện chưa có đối thủ trực tiếp. Trong vài tháng tới, phân khúc ôtô điện mini sẽ có thêm đại diện đến từ Việt Nam là VinFast VF 3, đây được xem là đối thủ đáng cân nhắc của Hongguang MiniEV.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Ôtô bay thuần điện gây sốt

Mẫu ôtô bay thuần điện mang tên Model A của Alef Aeronautics được niêm yết ở mức 300.000 USD và có thể bay tối đa 177 km.

Cuộc đua công nghệ sạc xe điện siêu nhanh của các hãng Trung Quốc

Hai tuần sau khi BYD công bố bộ sạc 1 MW, Zeekr thông báo sẽ ra mắt bộ sạc 1,2 MW, đúng thời điểm Huawei tiết lộ kế hoạch về bộ sạc 1,5 MW của mình.

Tại Việt nam thêm hãng ô tô Trung Quốc chốt lịch

Thương hiệu Haval thuộc Great Wall Motors sẽ trình làng mẫu xe đầu tiên đến người tiêu dùng Việt Nam vào tháng 8.

Ra mắt Honda CR-V e:FCEV 2024 phiên bản dùng nhiên liệu hydro

Honda CR-V e:FCEV 2024 dùng động cơ sử dụng hydro kết hợp cắm sạc, sẽ ra mắt thị trường Mỹ vào cuối năm nay

VinFast VF 6 và VF 8 xuất hiện tại Đức: Xe điện Việt có đủ sức tạo đột phá

VinFast góp mặt tại Triển lãm Thương mại ABF, diễn ra từ ngày 12/2 đến 16/2, mang đến cơ hội trải nghiệm thực tế cho khách tham quan với bộ đôi xe điện VF 8 và VF 6 – những mẫu xe vừa chính thức ra mắt tại thị trường châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

  • Mazda EZ-60 lộ diện: SUV điện đẹp như concept, nhưng nền tảng lại đến từ Trung Quốc?
    Mazda EZ-60 lộ diện: SUV điện đẹp như concept, nhưng nền tảng lại đến từ Trung Quốc?
    Tương tự mẫu sedan điện EZ-6 ra mắt trước đó, Mazda EZ-60 thực chất là một sản phẩm hợp tác với hãng xe Trung Quốc Changan, dựa trên nền tảng kỹ thuật có sẵn nhưng được Mazda tinh chỉnh toàn diện về thiết kế nội ngoại thất nhằm mang đến diện mạo và trải nghiệm đậm chất thương hiệu Nhật.
  • Toyota và Nissan bứt phá tại Trung Quốc nhờ xe điện nội địa hóa
    Toyota và Nissan bứt phá tại Trung Quốc nhờ xe điện nội địa hóa
    Hai mẫu xe điện Toyota bZ3X và Nissan N7 được thiết kế tối ưu hóa theo thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc. Nhờ sự phù hợp này, cả hai hãng xe Nhật Bản đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực, cho thấy hiệu quả rõ rệt từ chiến lược phát triển sản phẩm mang tính bản địa hóa.
  • Vì sao giá bán khiến người dùng e ngại mua ô tô điện?
    Vì sao giá bán khiến người dùng e ngại mua ô tô điện?
    Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng vẫn đặt niềm tin vào ô tô điện như một xu hướng tất yếu trong tương lai của ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, giá bán còn cao và hệ thống hạ tầng sạc chưa đồng bộ vẫn là hai rào cản chính khiến nhiều người chần chừ trong việc chuyển đổi sang phương tiện chạy điện.
  • Lần đầu tiên tại Việt Nam: Hãng taxi trang bị camera an ninh cho toàn bộ xe
    Lần đầu tiên tại Việt Nam: Hãng taxi trang bị camera an ninh cho toàn bộ xe
    Đại diện Xanh SM cho biết, camera an ninh nhằm bao quát, hỗ trợ mọi tình huống của hành khách khi đưa đón trẻ em, đưa đón người già, phụ nữ và sẽ là công cụ giúp lái xe và hành khách phối kiểm khi sơ ý quên đồ.
  • Tương lai sạc EV: Khi thời gian sạc không còn là rào cản
    Tương lai sạc EV: Khi thời gian sạc không còn là rào cản
    Zeekr và Huawei vừa ra mắt bộ sạc EV mạnh hơn 1.000 kW, đồng thời hứa hẹn nâng công suất lên 1.200 kW và 1.500 kW. Động thái này đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc đua công nghệ sạc siêu nhanh giữa các nhà sản xuất EV Trung Quốc.