Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô

Thứ Năm, 07/12/2023 - 14:07 - ducht

Hệ thống điều hoà ô tô có nhiệm vụ điều hòa, làm mát và giảm độ ẩm trong khoan động cơ, giúp kéo dài thời gian sử dụng cho các động cơ khi hoạt động

Hệ thống điều hòa ô tô có nhiệm vụ điều hòa, làm mát và giảm độ ẩm trong khoan động cơ, giúp kéo dài thời gian sử dụng cho các động cơ khi hoạt động. Trên ô tô hiện nay đa phần các dòng xe ô tô hiện nay sử dụng loại điều hòa 2 chiều. Bài viết này giải thích về ký hiệu điều hoà trên ô tô, cấu tạo, chức năng từng thiết bị trên hệ thống điều hòa ô tô, nguyên lý hoạt động của giàn nóng điều hòa và các thiết bị khác trong hệ thống.

  • Những điều cơ bản cần nắm về hệ thống điều hòa ô tô
  • Chi tiết và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô

Những điều cơ bản cần nắm về hệ thống điều hòa ô tô

Điều hòa không khí trên ô tô là một tiện nghi không thể thiếu với tất cả các xe hiện nay. Việc tìm hiểu sâu và sửa chữa chúng cũng đang là xu hướng của các kỹ thuật viên học sửa chữa điện ô tô ngày nay. Vì vậy, việc nắm rõ những kiến thức căn bản trên hệ thống điện điều hòa ô tô là điều cần làm với các bạn.

Hôm nay, các bạn hãy cùng trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC tìm hiểu khái quát về hệ thống điều hòa trên xe ô tô. Ở bài viết sau, VATC sẽ giới thiệu thêm cho các bạn về các sơ đồ mạch điện và ký hiệu về hệ thống điều hòa. Các bạn nhớ đón xem. Còn bây giờ, chúng ta sẽ cùng đến với chi tiết bài viết cơ bản về hệ thống điều hòa ngay dưới đây.

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh ô tô

Điều hòa ô tô có nguyên lý hoạt động như sau: Máy nén (lốc lạnh) được lai dẫn động với động cơ thông qua dây curoa, hút chất làm lạnh ở thể khí từ bình chứa gas rồi nén lại ở áp suất cao.

Nhiệt độ chất làm lạnh khi bị nén sẽ tăng lên rồi được đẩy sang giàn nóng (nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt , có quạt riêng). Còn ở giàn nóng, do được tản nhiệt trong một áp suất cao làm cho chất làm lạnh chuyển thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (van tiết lưu).

Tại van tiết lưu, chất làm lạnh hóa hơi do áp suất giảm đột ngột và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, chúng trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và làm cho nhiệt độ giảm xuống. Và hơi lạnh này sẽ được quạt gió thổi vào ca-bin. Gió thổi ra từ giàn lạnh có thể là gió ngoài, gió trong ca-bin hoặc cả hai.

Ban đầu, môi chất được sử dụng là freon hoạt động tốt, nhưng khi các nhà khoa học phát hiện ra freon (R-12) có hại cho tầng ô zôn của Trái Đất thì nó đã bị loại bỏ và thay thế cho freon bằng môi chất lạnh R-134a, tuy ít hiệu quả hơn nhưng không làm hại cho môi trường.

Chi tiết và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô

Máy nén (lốc lạnh)

Máy nén của hệ thống điện điều hòa ô tô được dẫn động bởi dây đai với động cơ và ly hợp từ. Hoạt động được điều khiển thông qua công tắc A/C, có nghĩa khi bạn nhấn công tắc A/C trên taplo lập tức ly hợp từ sẽ kích hoạt kết nối để quay puly máy nén.

Gas lạnh điều hòa có áp suất và nhiệt độ thấp được hóa hơi thông qua việc lấy nhiệt từ bên trong xe được hút và nén bởi máy nén. Sau đó máy nén bơm môi chất có nhiệt độ và áp suất cao vào giàn nóng làm chúng có thể hóa lỏng dễ dàng.

Giàn nóng điều hòa ô tô

Cấu tạo của giàn nóng điều hòa ô tô bao gồm các ống nhỏ và cánh tản nhiệt bằng nhôm và chúng được lắp ngay phía trước của két nước làm mát điều hoà ô tô. Khi ô tô hoạt động, không khí sẽ đi qua giàn nóng để làm mát, kèm theo đó là một quạt làm mát để làm giảm nhiệt độ của môi chất lạnh.

Giàn nóng điều hòa ô tô có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng hơi thành môi chất lạnh có dạng lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao.

Giàn lạnh điều hòa ô tô

Có cấu tạo gần giống với dàn nóng điều hòa ô tô nhưng dàn lạnh được thiết kế nhỏ hơn. Giàn lạnh có nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh dưới dạng hơi sương ở nhiệt độ và áp suất thấp thông qua van tiết lưu. Lúc này, môi chất được giảm nhiệt độ đột ngột sẽ tỏa hơi lạnh ra môi trường.

Van tiết lưu trên hệ thống điều hòa

Van tiết lưu trên hệ thống điều hòa có 2 nhiệm vụ chính:

Thứ nhất, sau khi môi chất lạnh ở dạng lỏng với nhiệt độ và áp suất cao đi qua giàn nóng, chúng sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Làm cho môi chất lạnh sau khi qua van tiết lưu, sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp.

Thứ hai, lượng môi chất lạnh được phun vào giàn lạnh sẽ được van tiết lưu sẽ điều chỉnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe.

Quạt lồng sóc điều hòa

Đưa hơi lạnh từ dàn lạnh vào bên trong cabin xe là nhiệm vụ của quạt lồng sóc. Tùy theo cách thiết kế và vị trí khe gió của mỗi kiểu xe ô tô mà quạt lồng sóc này sẽ được hãng xe bố trí với số lượng khác nhau.

Bộ lọc khô hệ thống điều hòa

Là bộ hút ẩm, nó có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, phòng ngừa tình trạng nước làm mát điều hòa ô tô bị đóng băng thành tinh thể dễ làm cho hệ thống bị phá hủy. Ngoài ra, bộ lọc khô này còn có một nhiệm vụ lọc khác là giúp giữ các chất ô nhiễm trong hoạt động của môi chất và hệ thống.

Trên là những bộ phận cơ bản của chu trình làm lạnh của điều hòa ô tô. Thường các hệ thống khác nhau sẽ sử dụng các loại cảm biến khác nhau nhằm theo dõi áp suất và nhiệt độ.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử hình thành và các thế hệ xe Honda Jazz trên thế giới và Việt Nam

Honda Jazz, hay còn gọi là Honda Fit, là mẫu xe cỡ nhỏ do hãng xe Nhật Bản sản xuất và phân phối từ năm 2001. Đến nay, xe đã trải qua 4 thế hệ. Tên gọi "Honda Jazz" được sử dụng tại các thị trường như Châu Âu, Châu Đại Dương, Trung Đông, Châu Phi, Hồng Kông, Ma Cao, Đông Nam Á, và Ấn Độ; trong khi tại Nhật Bản, Sri Lanka, Trung Quốc, Đài Loan, và châu Mỹ, xe được biết đến với tên "Honda Fit."

Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe KIA

Kia được thành lập năm 1944 tại Hàn Quốc, bắt đầu sản xuất xe đạp và xe máy và chuyển sang sản xuất ô tô năm 1974. Hiện Kia là thương hiệu ô tô lớn toàn cầu, nổi tiếng với các mẫu xe giá rẻ và bền bỉ.

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là gì

Cùng với hệ thống cân bằng điện tử ESC, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS gần như là một trang bị bắt buộc trên các dòng xe ô tô hiện đại. Khả năng kiểm soát lực kéo giúp mang lại trải nghiệm lái an toàn trong suốt khoảng thời gian di chuyển của xe.

Tìm hiểu động cơ nén biến thiên VC-Turbo của Nissan và Infiniti

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của Động cơ có tỷ số nén biến thiên Variable Compression – Turbo VC-Turbo của Nissan và Infiniti.

Ý nghĩa chữ B trên cần số xe Wigo

Trên Wigo 2023, chân cần số xuất hiện chữ B, đây là vị trí cần số thể hiện xe sẽ vận hành ở số thấp.

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Volkswagen Tiguan
    Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Volkswagen Tiguan
    Volkswagen Tiguan là một trong những mẫu xe đáng chú ý đến từ thương hiệu xe Đức. Ra mắt từ năm 2007, Tiguan đã khẳng định vị thế của mình trên toàn cầu với sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất và thiết kế.
  • Lịch sử hình thành và các đời xe Mercedes-Benz G-Class
    Lịch sử hình thành và các đời xe Mercedes-Benz G-Class
    Mercedes-Benz G-Class là một mẫu xe off-road nổi bật từ thương hiệu Đức, nổi tiếng với thiết kế mạnh mẽ như một chiến binh.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Mitsubishi
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Mitsubishi
    Thương hiệu Mitsubishi có nguồn gốc sâu xa từ những năm đầu của thời kỳ Meiji tại Nhật Bản, được sáng lập bởi Yataro Iwasaki. Biểu tượng của Mitsubishi là sự kết hợp đầy ý nghĩa từ hai gia huy: "sangaibishi" – lá dẻ nước ba tầng của gia tộc Iwasaki, và "mitsuganshiwa" – ba lá sồi đại diện cho gia tộc Yamanouchi, các lãnh chúa phong kiến của gia tộc Tosa.
  • Xe 7 chỗ hay xe 5 chỗ: Chênh lệch thực sự nằm ở đâu?
    Xe 7 chỗ hay xe 5 chỗ: Chênh lệch thực sự nằm ở đâu?
    Xe 5 chỗ và xe 7 chỗ có sự chênh lệch rõ rệt về nhiều khía cạnh, bao gồm không gian nội thất, số lượng ghế ngồi, chi phí đầu tư ban đầu, và mức tiêu hao nhiên liệu trong quá trình vận hành.
  • Lịch sử của động cơ Boxer
    Lịch sử của động cơ Boxer
    Trong hơn 100 năm, động cơ Boxer đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhiều loại xe khác nhau. Trong số các nhà sản xuất vẫn sử dụng thiết kế này có Porsche và Subaru, cả hai công ty đều tiếp tục hoàn thiện nó ngay cả trong kỷ nguyên xe điện.