Vòng tua máy là gì? Chỉ số vòng tua máy lý tưởng để xe hoạt động là bao nhiêu?

Thứ Tư, 03/04/2024 - 16:57 - linhltm

Nhắc đến vòng tua máy là nhắc đến động cơ và khả năng vận hành của xe ô tô. Trong đó, vòng tua máy là nguyên tố quyết định chiếc xe đó mạnh hay yếu, vậy vòng tua máy là gì, vòng tua máy như thế nào thì xe mạnh và ngược lại?

Nhắc đến vòng tua máy là nhắc đến động cơ và khả năng vận hành của xe ô tô. Trước giờ mọi người thường nghe đến momen xoắn, công suất tối đa của xe khi tìm hiểu khả năng vận hành của một chiếc xe nào đó. Tuy nhiên, vòng tua máy là nguyên tố quyết định chiếc xe đó mạnh hay yếu, vậy vòng tua máy là gì, vòng tua máy như thế nào thì xe mạnh và ngược lại? Hãy cùng Oto 365 tìm hiểu về vòng tua máy dưới đây.

Vòng tua máy lý tưởng để ô tô hoạt động là bao nhiêu?

Vòng tua máy là gì?

Vòng tua máy ô tô là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của xe, và có mối liên hệ mật thiết với công suất và momen xoắn. Để giải thích một cách đơn giản, vòng tua máy đo số lần trong một phút, được đo bằng đơn vị RPM (revolutions per minute - vòng/phút), thông qua màn hình đồng hồ đo vòng tua máy trong bảng điều khiển kỹ thuật số (hay bảng taplo) nằm trong khoang lái.

Vòng tua máy ô tô tỉ lệ nghịch với các cấp số trên xe và tỉ lệ thuận với công suất của xe, đạt giá trị cực đại từ 5.000 đến 7.000 vòng/phút. Mỗi cấp số của xe sẽ có giá trị vòng tua máy lý tưởng khác nhau.

Vòng tua máy là số vòng tua số vòng quay của của động cơ xe trong 1 phút và được đo bằng đơn vị RPM (Analog bên trái)

Khi vòng tua máy càng cao, công suất động cơ càng lớn và tốc độ di chuyển của xe cũng càng nhanh. Tuy nhiên, đồng thời việc tiêu thụ nhiên liệu cũng tăng lên và âm thanh từ động cơ trong quá trình vận hành cũng ngày càng to hơn. Động cơ hoạt động càng mạnh thì cũng phát ra tiếng ồn lớn. Nếu động cơ hoạt động gần ngưỡng quá tải, âm thanh phát ra sẽ rất to.

Cách tính vòng tua máy

Để tính RPM (Vòng quay mỗi phút) của động cơ dựa trên tốc độ của xe (trong trường hợp này là 60 km/h), bạn cần biết thêm một số chi tiết, cụ thể là đường kính bánh xe hoặc tỷ số truyền.

Các bước tính RPM

  • Chuyển đổi Tốc độ sang Mét trên Phút: 60 km/giờ = 60,000 m/giờ = 60,00060 m/phút = 1,000 m/phút
  • Xác định chu vi bánh xe:
    • Nếu bạn biết đường kính của bánh xe, bạn có thể tính chu vi bằng công thức: Đường tròn=số π × Đường kính
    • Ví dụ, nếu đường kính bánh xe là 0,7 m
    • Đường tròn=số π × 0,7 ≈ 2.2 m
  • Tính số vòng quay của bánh xe mỗi phút:
    • Số vòng quay của bánh xe mỗi phút=Tốc độ (m/phút)Chu vi (m)
    • Sử dụng chu vi ví dụ:
    • Số vòng quay của bánh xe mỗi phút = 1,0002.2 ≈ 454,55 vòng quay mỗi phút
  • Chuyển đổi sang Vòng tua máy của động cơ:
    • Nếu bạn biết tỷ số truyền (giả sử tỷ số truyền là 4:1, nghĩa là động cơ quay 4 vòng cho mỗi vòng quay của bánh xe), bạn có thể tìm được Vòng tua máy của động cơ:
    • Vòng tua máy=Vòng quay bánh xe × Tỷ số truyền
    • Tiếp tục với ví dụ: Vòng tua máy = 454,55×4 ≈ 1,818,2 vòng quay mỗi phút

Vòng tua máy lý tưởng để xe hoạt động là bao nhiêu?

Thông thường, động cơ xăng khi hoạt động không tải thì vòng tua máy sẽ nằm ở mức 700 - 800 vòng/phút và nhiệt độ động cơ lúc đó nằm ở mức 70 - 80 độ và xe sẽ hoạt động ổn định ở mức này.

Khi lái xe thông thường trên đường, vòng tua máy lý tưởng sẽ thay đổi tùy theo cấp số trên xe.

  • Cấp số 1 và 2: 1.400 - 1.800 vòng/phút
  • Cấp số 3 và 4: 1.300 - 1.700 vòng/phút
  • Cấp số 3, 4 và 5: 1.200 - 1.600 vòng/phút

Động cơ xăng khi hoạt động không tải thì vòng tua máy sẽ nằm ở mức 700 - 800 vòng/phút

Tuy nhiên có một vài trường hợp xe tự động tăng số vòng tua máy để đảm bảo hoạt động trơn tru như:

Trường hợp đầu tiên là khi xe đang hoạt động bình thường bỗng nhiên chủ xe dừng sử dụng trong một khoảng thời gian quá dài và lúc này động cơ xe sẽ hoạt động tương đối mạnh cho nên tự động tăng số vòng tua máy lên mức 900 - 1000 vòng/phút với mục đích khởi động cho xe hoạt động như bình thường. Việc động cơ xe tự động tăng số vòng tua máy khi không sử dụng trong một khoảng thời gian cũng không có gì quá đáng sợ vì không phải lỗi của xe cho nên chủ xe không cần quá bận tâm.

Khi sử dụng ô tô, ngoài việc chú ý tốc độ xe thì vòng tua máy cũng cần được tài xế chú ý quan sát thường xuyên để điều chỉnh, sang số cho phù hợp nhằm tăng tuổi thọ sử dụng xe, hạn chế các hỏng hóc.

Tại sao cùng một tốc độ nhưng vòng tua máy của 2 xe lại khác nhau?

Bạn có thể thấy cùng ở tốc độ 60km/h, chạy xe ở tốc độ ổn định bằng cách sử dụng điều khiển hành trình Cruise Control nhưng vòng tua máy của Mazda 3 là 1.300 vòng/phút, còn Corolla Altis là 1.400 vòng/phút, tại sao lại có sự chênh lệch như vậy?

Nguyên nhân 2 chiếc xe chạy cùng tốc độ mà dải vòng tua máy khác nhau phụ thuộc vào nhiều lý do. Cơ bản ở đây là sự khác nhau về cấp số trong hộp số tự động, ví dụ xe hộp số 5 cấp và 6 cấp hoặc 7 cấp sẽ cho phép xe chạy ở tốc độ khác nhau với cùng 1 dải tua máy hoặc tốc độ giống nhau ở dải tua máy khác nhau. Ngoài ra việc hiệu chỉnh ECU của mỗi hãng cũng khác nhau, cho phép chiếc xe thay đổi cấp số ở dải tốc độ và tua máy khác nhau. Ngày nay với những hộp số nhiều cấp cho phép chiếc xe vận hành êm ái hơn, tăng tốc nhanh và mượt hơn đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn. Hộp số tự động càng nhiều cấp thì chiếc xe vận hành càng trơn tru và tối ưu.

Cách phát hiện các vấn đề của động cơ xe thông qua vòng tua máy bất thường

Có thể phát hiện được các vấn đề bất thường của động cơ xe khi quan sát vòng tua máy thường xuyên. Khi thường xuyên có thói quen quan sát vòng tua máy chủ xe sẽ dễ dàng nhận ra những bất thường của động cơ vì vòng tua máy thường chỉ hoạt động với số vòng tua cố định (đôi khi chỉ lớn hoặc nhỏ hơn một chút).

Có thể phát hiện được các vấn đề bất thường của động cơ xe khi quan sát vòng tua máy thường xuyên

Các thợ chuyên kiểm tra động cơ xe ô tô cũng thường xuyên dựa vào số vòng tua máy của ô tô để “đoán bệnh” nên việc thường xuyên chú ý những thông số này cũng có thể giúp chủ xe phát hiện và kịp thời sửa chữa trước khi xe hư hỏng nặng hơn phải trả thêm nhiều chi phí sửa chữa hoặc thay mới

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô

Hệ thống điều hoà ô tô có nhiệm vụ điều hòa, làm mát và giảm độ ẩm trong khoan động cơ, giúp kéo dài thời gian sử dụng cho các động cơ khi hoạt động

Những lỗi phanh xe phổ biến khiến ô tô trượt đăng kiểm

Để phương tiện được phép lưu thông hợp pháp, đăng kiểm là thủ tục bắt buộc đối với mỗi tài xế. Tuy nhiên, nhiều chủ xe vô tình mắc phải các lỗi liên quan đến hệ thống phanh, dẫn đến việc xe không đạt tiêu chuẩn kiểm định và bị trượt đăng kiểm.

Thông số kỹ thuật Toyota Land Cruiser Prado LC250 2024: Động cơ, tiện nghi và an toàn

Tìm hiểu thông số kỹ thuật, đánh giá chi tiết và giá bán mới nhất của Toyota Land Cruiser Prado LC250, xe dự kiến sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào giữa năm 2024.

Tìm hiểu lịch sử phát triển Pin điện

Pin điện là một trong những phát minh vĩ đại của chúng ta, nó giúp cho mọi thiết bị trở nên hữu ích và dễ dàng hơn. Bạn hãy thử tưởng tượng một thế giới sẽ ra sao nếu không có pin, điện thoại, laptop, thiết bị cầm tay,... sẽ phải nối với lưới điện

Khám phá lý do động cơ diesel “khó tính” khi đông về

Các nguyên nhân chính khiến động cơ diesel khó khởi động vào mùa đông bao gồm hư hỏng bugi sấy và hiện tượng nhiên liệu bị đông đặc.

Có thể bạn quan tâm

  • Sự thật bất ngờ: Pin ô tô điện bền hơn động cơ xe xăng
    Sự thật bất ngờ: Pin ô tô điện bền hơn động cơ xe xăng
    Nghiên cứu mới công bố cho thấy pin ô tô điện có tuổi thọ dài hơn mức trung bình 14 năm của xe xăng, dầu.
  • Má phanh mòn lệch: Dấu hiệu nguy hiểm và 5 lý do thường gặp
    Má phanh mòn lệch: Dấu hiệu nguy hiểm và 5 lý do thường gặp
    Tình trạng má phanh mòn không đều thường bắt đầu một cách âm thầm, khó nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, hiện tượng tưởng chừng đơn giản này có thể âm thầm bào mòn hiệu quả phanh, gây mất an toàn khi vận hành và dẫn đến những khoản chi phí sửa chữa lớn do hư hỏng lan rộng sang các bộ phận liên quan.
  • Chuyên gia cảnh báo: Cầm vô lăng sai cách nguy hiểm hơn bạn tưởng
    Chuyên gia cảnh báo: Cầm vô lăng sai cách nguy hiểm hơn bạn tưởng
    Trong kỹ thuật lái xe phòng vệ và an toàn, vị trí đặt tay trên vô lăng là một yếu tố nền tảng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Tuy nhiên, thói quen cầm vô lăng sai cách tiềm ẩn những nguy hiểm vượt xa suy nghĩ thông thường.
  • Kiểm tra khí thải ô tô: Hướng dẫn bảo dưỡng giúp xe đạt chuẩn dễ dàng
    Kiểm tra khí thải ô tô: Hướng dẫn bảo dưỡng giúp xe đạt chuẩn dễ dàng
    Theo chia sẻ từ Giám đốc một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, để đảm bảo xe vượt qua bài kiểm tra khí thải một cách thuận lợi, chủ xe cần đặc biệt chú trọng đến công tác bảo dưỡng định kỳ. Cụ thể, cần thực hiện thay dầu động cơ, vệ sinh hoặc thay lọc gió, lọc nhiên liệu (lọc xăng), đồng thời làm sạch kim phun và buồng đốt theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc này không chỉ giúp động cơ vận hành tối ưu mà còn giảm thiểu lượng khí thải độc hại, góp phần đảm bảo xe đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định khí thải hiện hành.
  • Xe điện bền hơn xe xăng, nhưng vẫn chung lỗi
    Xe điện bền hơn xe xăng, nhưng vẫn chung lỗi "nằm đường" này
    Theo dữ liệu từ ADAC, xe điện ghi nhận tỷ lệ hỏng hóc trung bình chỉ 4,2 trên 1.000 xe thấp gần một nửa so với mức 10,4 của xe động cơ đốt trong cùng độ tuổi, cho thấy ưu thế rõ rệt về độ tin cậy.