Tổng quan về bộ điều khiển điện tử ECU trên ô tô chi tiết nhất 2023
Thứ Tư, 13/12/2023 - 17:58 - hoangvv
Bộ điều khiển điện tử ECU trên ô tô khá quan trọng. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về chúng thì cùng trung tâm VATC tìm hiểu chi tiết ngay trong bài
Bộ điều khiển điện tử ECU trên ô tô khá quan trọng. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về chúng thì cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài hôm nay nhé!
- Tìm hiểu về bộ điều khiển điện tử ECU trên ô tô
- Tổng quan về bộ điều khiển điện tử ECU trên ô tô
- Loại mạch giao tiếp vào/ra (I/O) trên bộ điều khiển điện tử ecu
Tìm hiểu về bộ điều khiển điện tử ECU trên ô tô
ECU là viết tắt của cụm từ Electronic Control Unit nghĩa là bộ điều khiển điện tử, hay ngôn ngữ riêng của người thợ còn gọi nó là “Hộp đen”, nó như một máy tính (computer) hay “Bộ não” để điều khiển sự hoạt động của hệ thống. Ban đầu ECU được sử dụng để điều khiển động cơ, về sau ECU được sử dụng rất nhiều trên ô tô để điều khiển cho nhiều hệ thống khác trên xe đảm bảo sự hoạt động chính xác, hiệu quả, tăng sự tiện nghi và sự an toàn của chiếc xe, những chiếc xe ô tô đời mới có thể lên tới cả trăm hộp ECU.
Khi những chiếc xe đời mới được trang bị rất nhiều hộp ECU điều khiển cho các hệ thống, những hệ thống trên xe hoạt động hiệu quả hơn nhưng cũng đặt ra một thách thức không nhỏ cho người thợ trong việc có thể sửa chữa các hư hỏng của hệ thống.
Hầu hết hiện nay các kỹ thuật viên chủ yếu chỉ sửa chữa các hư hỏng phần ngoại vi và ít người có thể sửa chữa được các hư hỏng trong “Bộ não” bởi nó đòi hỏi cần phải nắm bắt thật tốt về kỹ thuật điện tử. Và với các kỹ thuật viên có thể sửa chữa được các hư hỏng bên trong ECU thì họ sẽ có mức thu nhập khá cao. Vì vậy, việc học tập nắm bắt các kỹ thuật sửa chữa ECU đang được các kỹ thuật viên sửa chữa điện ô tô rất quan tâm.
Tổng quan về bộ điều khiển điện tử ECU trên ô tô
Một bộ ECU sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến có trên xe ô tô và xử lý tín hiệu này để đưa ra các hiệu chỉnh điều khiển tới các cơ cấu chấp hành. Ở các cơ cấu chấp hành luôn phải bảo đảm nhận lệnh từ ECU và đáp ứng lại các tín hiệu phản hồi từ các con cảm biến.
Tiếp nối bài viết trước về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ECU, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm các chức năng có trong ECU mà những KTV muốn học nghề sửa chữa ECU cần nắm bắt được.
Cấu trúc của bộ ECU như hình sau:
Bộ phận này chủ yếu là bộ vi xử lý Microprocessor hay còn gọi là Control Processing Unit ( CPU ). CPU sẽ lựa chọn các lệnh và xử lý các số liệu từ bộ nhớ của ROM và RAM chứa các chương trình cũng như dữ liệu đã xử lý gửi đến các cơ cấu thực hiện.
Sơ đồ cấu trúc của CPU bao gồm các cơ cấu đại số logic dùng để tính toán các dữ liệu, các bộ ghi nhận và lưu trữ tạm những dữ liệu cũng như các bộ điều khiển các chức năng khác nhau. Trên các CPU thế hệ mới, các nhà sản xuất thường chế tạo CPU, ROM, RAM tích hợp trong một IC và gọi nó là bộ vi điều khiển Microcontroller.
ECU là bộ điều khiển hoạt động dựa trên các tín hiệu số nhị phân bằng điện áp thấp biểu hiện cho số 0 và điện áp cao biểu hiện là số 1. Bit là một số hạng 0 hoặc 1 và mỗi dãy với 8 bit tương đương 1 byte hoặc 1 từ. Biểu hiện một lệnh hoặc 1 mẫu thông tin gọi là Byte.
Loại mạch giao tiếp vào/ra (I/O) trên bộ điều khiển điện tử ecu
a) Bộ chuyển đổi A/D
Bộ chuyển đổi A/D là viết tắt của cụm từ Analog to Digital Converter, bộ này dùng để chuyển các tín hiệu từ đầu vào, dựa trên sự thay đổi điện áp của các cảm biến ghi nhận để chuyển thành các tín hiệu số cho bộ vi xử lý hiểu được.
b) Bộ đếm Counter
Bộ đếm Counter được dùng để đếm xung, chúng ta có thể dễ hiểu hơn với ví dụ như từ một cảm biến vị trí piston rồi gửi lượng đếm về bộ vi xử lý như hình dưới.
c) Bộ nhớ trung gian Buffer
Bộ nhớ trung gian Buffer có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu xoay chiều thành tín hiệu sóng vuông dạng số và nó không giữ lượng đếm như trong bộ đếm. Bộ phận chính của bộ nhớ trung gian là một transistor, nó có công dụng đóng mở theo cực tính của tín hiệu xoay chiều.
d) Bộ khuếch đại Amplifier
Có một số cảm biến bên trong ECU mang tín hiệu rất nhỏ, vậy nên trong bộ ECU cần phải có thêm bộ khuếch đại tín hiệu.
e) Bộ ổn áp Voltage regulator
Trong bộ ECU thông thường có hai bộ ổn áp đó là bộ ổn áp 5V và bộ ổn áp 12V.
f) Mạch giao tiếp ngõ ra
Những tín hiệu được điều khiển từ bộ vi xử lý sẽ được gửi đến các transistor công suất điều khiển relay, solenoid, motor,… Ngoài ra, các transistor này có thể được bố trí bên trong hoặc bên ngoài ECU.
Hy vọng, với những chia sẻ trên thì bạn đã hiểu hơn về cấu trúc cũng như những vấn đề liên quan tới bộ điều khiển điện tử ECU. Nếu còn thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về khóa học ô tô tại VATC vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tin cũ hơn
Thông số kỹ thuật Toyota Land Cruiser Prado LC250 2024: Động cơ, tiện nghi và an toàn
Cách hiểu và nhớ ý nghĩa của 64 đèn báo trên táp lô xe ô tô
Hệ thống ECU: Vai trò, cấu tạo và nguyên lý hoạt động từ A-Z
ECU trên ô tô là hệ thống nhận nhiệm vụ điều khiển các hoạt động của các cơ cấu an toàn, hệ thống chấp hành thông minh trên ô tô. Việc thấu hiểu cấu tạo và
Lịch sử hình thành và các đời xe Mercedes-Benz G-Class
Lịch sử hình thành và các đời xe Toyota Veloz
Có thể bạn quan tâm
-
Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe LexusLexus, thương hiệu xe hơi hạng sang của Nhật Bản, ra đời vào năm 1989 như một bước đi chiến lược của Tập đoàn Toyota nhằm mở rộng thị phần trong phân khúc xe cao cấp.
-
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là gìCùng với hệ thống cân bằng điện tử ESC, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS gần như là một trang bị bắt buộc trên các dòng xe ô tô hiện đại. Khả năng kiểm soát lực kéo giúp mang lại trải nghiệm lái an toàn trong suốt khoảng thời gian di chuyển của xe.
-
Lịch sử hình thành và các thế hệ Isuzu D-max trên thế giới và Việt NamIsuzu D-Max, dòng xe bán tải được Isuzu Motors giới thiệu từ năm 2002, đã liên tục trải qua nhiều cải tiến và nâng cấp qua các thế hệ. Nhờ vào những bước tiến này, Isuzu D-Max ngày càng khẳng định vị thế của mình, không chỉ đáp ứng mà còn chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất, nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất mạnh mẽ, độ bền bỉ và trang bị tiện nghi vượt trội.
-
Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Audi Q3Audi Q3, một mẫu SUV hạng sang cỡ nhỏ, đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của những khách hàng trẻ tuổi và thành đạt ngay từ khi ra mắt. Với thiết kế ngoại thất mạnh mẽ, cá tính và đậm chất thể thao, kết hợp cùng các trang bị công nghệ tiên tiến, Audi Q3 không chỉ khẳng định đẳng cấp mà còn đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của người dùng hiện đại.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe BentleyBentley là một tên tuổi không thể thiếu khi nhắc đến các thương hiệu xe hơi cao cấp trên toàn cầu. Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, Bentley đã không ngừng phát triển và tung ra nhiều dòng xe đa dạng, nổi bật bởi thiết kế sang trọng, chất lượng vượt trội và công nghệ tiên tiến hàng đầu.