Cần kiểm tra hạng mục gì trên ô tô sau hành trình dài ngày

Thứ Năm, 20/07/2023 - 10:13

Sau kỳ nghĩ Tết Âm lịch dài ngày, những xưởng gara, trung tâm dịch vụ đã đi vào hoạt động cũng là lúc chủ xe nên kiểm tra lại một số hạng mục để chiếc xe luôn vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ.

Trên những hành trình dù ngắn hay dài thì khó mà có thể đoán trước những sự cố bất ngờ hay tại vạ gió bay. Đôi khi chỉ cần lỡ sụp ổ gà hay nắp cống và không thấy có dấu hiệu lạ nhưng tốt nhất người lái nên kiểm tra lại sau hành trình để có thể mau chóng phát hiện những hỏng hóc nếu có.

Kiểm tra ngoại thất

Trong chuyến hành trình chắc chắc khó tranh khỏi những vết xước bởi đá văng, tuy nhiên điều đó không đáng nhưng chủ xe cần kiểm tra lại xem có ảnh hưởng tới các bộ phận khác như kính lái, đèn pha, két nước.

Nếu có dấu hiệu bất thường người dùng cẩn phải khắc phục ngay, nếu làm nứt đèn pha, nứt kính lái người dùng có sử dụng các phương pháp hàn đèn hoặc kính để tối ưu chi phí hoặc thay mới nếu cần thiết, tránh để lâu có thể dẫn đến các hỏng hóc nghiêm trọng. Ngoài ra chủ xe có thể kiểm tra một số chi tiết như còi xe, tín hiệu đèn có xảy ra sự cố gì hay không.

Kiểm tra lốp và cân bằng động

Những chuyến hành trình dài luôn dễ khiến lốp xe gặp những sự cố tiềm ẩn lâu dài, do đó khi kết thúc hành trình hoặc sau mỗi lần dừng nghĩ nên kiểm tra lại xem có dính dị vật dẫn đến nhưng hư tổn như xì hơi, nứt vỡ, bám đinh,….

 

Để chắc chắn hơn sau khi kết thúc kì nghĩ và chuyến đi, người dùng có thể xem lại độ mòn lốp, kiếm tra lại áp suất lốp,… để tối ưu hơn người dùng có thể cân bằng động lại bánh xe hoặc cả thước lái nếu cần thiết hoặc chưa thực hiện trước đó. Việc này không chỉ đảm bảo tuổi thọ lốp mà còn cả độ bền thước lái và giữ nguyên cảm giác lái khi vận hành.

Vệ sinh trong ngoài xe

Ăn uống trên xe trong quá trình đi chơi xa nên việc làm rơi chút đồ ăn hay sữa là khó tránh, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ. Thậm chí, những chuyến đi mang tính khám phá sẽ dễ dàng phủ đầy nội thất một lớp bụi bặm, bùn đất. Các chất bẩn nếu để lâu ngày sẽ gây mùi khó chịu trong khoang lái làm ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình trải nghiệm.

Nếu có thời gian rảnh người dùng có thể tự thực hiện tại nhà bằng các bước như tháo lót sàn xịt rửa, hút bụi, dọn dẹp và lau chùi các chi tiết nội thất. Nếu có thể, hãy gỡ thảm sàn và ghế của xe và phơi ra ngoài trong nhiều giờ để ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Tuy nhiên để toàn diện hơn có thể sử dụng dịch vụ trọn gói bên ngoài ở những địa chỉ có uy tín.

Thay dầu động cơ

Thực chất trước đó người dùng đã thực hiện các công tác bảo dưỡng bảo trì thì việc thay dầu nhớt là không cần thiết. Tuy nhiên nếu chưa thực hiện hoặc đã đi tầm 3 - 4.000km sau lần bảo dưỡng gần nhất thì người dùng tiến hành thay nhớt cũng như kiểm tra các bộ phận liên quan dù chưa tới kỳ thay thế tiếp đến.

Bởi trong hành trình dù xuân, những chiếc ô tô có phần hoạt động nhiều hơn với trọng tải cao hơn, tiêu tốn nhiều tải nguyên hơn việc thay dầu sớm sẽ giúp độ bền của động cơ tối ưu hơn, ngoài ra cũng có thể kiểm tra được các chất lỏng cơ bản trên xe như dung dịch ắc quy, nước rửa kính, nước làm mát….

Kiểm tra phanh và lọc gió

Trong chuyến du xuấn nếu phanh phát ra tiếng động lạ, hoặc nảy sinh nhiều hiện tượng bất thường khác, ví dụ như vô lăng rung khi phanh, hành trình phanh kéo dài…, cần ngay lập tức mang xe tới các trung tâm kỹ thuật để kiểm tra. Nếu đĩa phanh hoặc má phanh bị mòn, nên thay thế tức thời.

Ngoài ra nếu cung đường đi chơi xuyên qua các chặng nhiều bụi bặm, cần kiểm tra lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa của xe hai thành phần này rất dễ bị tắc gây ảnh hưởng tới hiệu suất vận hành của xe cũng như những trải nghiệm bên trong khoang lái.

Kiểm tra lỗi bằng máy

Với những xe đời cũ hoặc khá sâu, người dùng cần đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng hoặc các gara xưởng dịch vụ để các kỹ thuật viên dùng các thiết bị chuyên dùng để đọc và kiểm tra xem có xuất hiện lỗi hay không để có thể xử lý kịp thời.

Quá trình này thường khá nhanh và ít khi tốn chi phí, người dùng nên kết hợp khi đi bảo dưỡng xe để tối ưu thời gian. Ngoài ra nếu xe đã ở gần cấp bảo dưỡng lớn thường là 40.000 hoặc 80.000 km, người dùng nên thay thế các phụ tùng theo đề nghĩ của tư vấn dịch vụ để đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của xe.

Bổ sung thêm các vật dụng cần thiết

Sau những hành trình dài, người dùng sẽ biết được chiếc xe của mình thiếu đi những vật dụng cá nhân nào cần thiết như nước uống, khăn giấy, đèn pin, đồ ăn nhẹ… hay cơ bản là những danh sách bài nhạc yêu thích trong lúc lái xe.

Việc bổ sung sẽ giúp người lái thoải mái tâm lý hơn trong những hành trình dài sau này, không phải lo lắng việc thiếu nước, đói bụng nếu không may xảy ra tình trạng kẹt xe hay lạc đường. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các ứng dụng cảnh báo tốc độ, định vị dẫn đường sẽ rất hữu ích nếu đi qua những nơi lần đầu đi tới.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Sạc xe điện tại nhà, mỗi tháng tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí tiền điện là vấn đề người dùng băn khoăn khi sạc xe điện qua đêm tại nhà bằng bộ sạc di động có sẵn theo xe.

Có nên dán phim bảo vệ kính lái để chống đá văng vào gây nứt vỡ?

Trên mạng có quảng cáo về loại phim chịu lực bảo vệ kính lái được cho là có thể ngăn chặn các vết nứt, vỡ do đá văng vào nhưng không biết tác dụng có đúng như quảng cáo hay không?

Cách khắc phục vết rách trên ghế ô tô

Khắc phục vết rách trên ghế ô tô có thể được thực hiện tùy thuộc vào mức độ và vị trí của vết rách, dưới đây là một số mẹo phổ biến mà bạn có thể thử.

Người dùng cần biết những lỗi thường gặp trên Toyota Innova

Phân khúc MPV tại Việt Nam suốt nhiều năm liền là sự thống trị của Toyota Innova, với doanh số vượt trội so với phần còn lại. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhiều khách hàng đã nhận ra một vài lỗi thường xuất hiện trên xe khiến họ thấy khó chịu.

Hướng dẫn khắc phục hệ thống phanh ABS gặp trục trặc

Hệ thống ABS kết hợp với hệ thống phanh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt hay gặp chướng ngại vật bất ngờ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hệ thống này có thể gặp sự cố. Khi đó, việc kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Hệ thống điện, bầu lọc gió, piston hay bugi là các bộ phận được kiểm tra đầu tiên nếu xe đã bị
  • Mẹo hay đánh bay đốm nước bám trên ô tô sau khi đi mưa
    Mẹo hay đánh bay đốm nước bám trên ô tô sau khi đi mưa
    Đốm nước đọng trên bề mặt xe sau khi di chuyển qua mưa là một trong những vấn đề khó chịu mà chủ sở hữu ô tô thường gặp phải.
  • Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Sau khi nước lũ rút tại các tỉnh miền Bắc, hàng loạt ô tô bị ngập sâu sẽ cần được đưa đến các gara để tiến hành sửa chữa và phục hồi. Đây là giai đoạn quan trọng mà các chủ xe phải kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý kịp thời nhằm khôi phục hoạt động của xe và ngăn chặn những hư hỏng nghiêm trọng về sau.
  • Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Toyota Vios là một mẫu xe đại chúng tại Việt Nam, sở hữu đầy đủ các yếu tố như bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí mua xe cùng chi phí bảo dưỡng rất thấp. Vậy sau 10.000 km, Toyota Vios cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào và hết bao nhiêu tiền? chúng ta cùng tìm hiểu
  • Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.