Lốp mòn không đều: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ Năm, 07/03/2024 - 16:03

Lốp mòn không đều, đặc biệt là khi có những biểu hiện đáng kể ở mép ngoài và gây ảnh hưởng về mặt cấu trúc sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông do nổ lốp. Vậy ngyuyên nhân nào dẫn đến hiện tượng lốp mòn không đều? cách khắc phục ra sao?

1. Mòn chính giữa

Hiện tượng mòn chính giữa chứng tỏ phần này của lốp đã bị lồi lên và mòn đi do tiếp xúc với mặt đường và chịu lực nhiều nhất. Kiểu mòn này thường sẽ xảy ra nếu lốp thường xuyên bị bơm quá căng vì với cấu trục dạng vành khăn, tiết diện ống tròn, khi bị bơm căng thì phần chính giữa của lốp sẽ lồi ra nhiều nhất và tiếp xúc mặt đường, dẫn tới mòn.

Lốp bị mòn chính giữa

Để khắc phục, hạn chế, các bác nên kiểm tra áp suất lốp thường xuyên và không bơm quá căng so với tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã đưa ra. Các bác có nắm tiêu chuẩn áp suất lốp được nhà sản xuất dán trên thành cửa, phía sau cửa nắp bình xăng hoặc là trong sách hướng dẫn.

 

2. Mòn hai bên

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mòn 2 bên chính là do lốp bị “non hơi”. Lúc này, bánh sẽ bi bẹp, hơi dồn sang 2 bên, khiến cho 2 bên lốp tiếp xúc với mặt đường và phải chịu lực cao hơn, dẫn đến mòn rất nhanh trong khi phần giữa vẫn mới.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mòn 2 bên chính là do lốp bị “non hơi”

3. Mòn mép trong

Nếu thấy lốp xe bị mòn ở mép trong thì nguyên nhân phổ biến nhất là do độ chụm bánh xe không chuẩn

Nếu thấy lốp xe bị mòn ở mép trong thì nguyên nhân phổ biến nhất là do độ chụm bánh xe không chuẩn. Ngoài hiện tường mòn vạt mép, lốp xe còn có thể mòn dạng lông chim (những mảng mòn có hình như lông chim hoặc chiếc lá. Nguyên nhân cũng là do sai góc chụm. Lúc này, các bác nên đưa xe ra gara chuyên nghiệp để được nhân viên kỹ thuật căn chỉnh lại.

Mòn lông chiim

4. Mòn lệnh một bên

Kiểu mòn này có dấu hiệu giống như mòn mép nhưng vết mòn thường rộng hơn, có thể xuất hiện ở phía bên trong hoặc bên ngoài lốp. Nguyên nhân là do góc camber bị sai lệch. Để khắc phục, các bác cũng nên đưa xe tới gara để được căn chỉnh.

Mòn lệnh một bên

5. Mòn hình chén

Dấu hiệu nhận biết mòn hình chén chính là các vết mòn từng mảng trên mặt lốp, kích thước bề rộng như cốc, chén. Nguyên nhân dẫn đến các vết mòn này là do vành xe không cân nên trọng tâm bánh xe không dồn vào giữa trục, giảm xóc mòn nên khi xe chạy, hệ thống treo sẽ tạo ra các nhịp lực tác dụng khác nhau lên mặt lốp, thay vì đều đặn ở mọi vị trí.

Dấu hiệu nhận biết mòn hình chén chính là các vết mòn từng mảng trên mặt lốp, kích thước bề rộng như cốc, chén.

6. Mòn từng vệt

Các vết mòn từng vệt trên bánh cho thấy trước đó xe đã bị lết bánh xe phanh gấp mà ABS không hoạt động, hoặc xe không có ABS. Tình huống phanh gấp khiến xe bị lết bánh làm cho một phần của mặt lốp bị cà trên mặt đường và cháy. Bên cạnh đó còn có thể do xe không di chuyển trong thời gian dài, một phần lốp phải chịu lực quá lâu nên dẫn đến mòn.

Mòn từng vệt

7. Mòn chéo

Là các vết mòn không đều, lệch góc khi so với hoa lốp của bánh sau (trên xe dẫn động cầu trước). Nguyên nhân là do sai góc chụm, mòn đệm càng sau, xe không được đảo lốp hoặc do phải chở hàng nặng.

Mòn chéo là các vết mòn không đều, lệch góc khi so với hoa lốp của bánh sau

Với tất cả các kiểu mòn lốp không đều như vừa nêu trên, ngay khi phát hiện, các bác nên đưa xe tới gara uy tín để được nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ, thực hiện căn chỉnh bằng các dụng cụ chuyên nghiệp để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Ngoài ra, các bác cũng nên nhớ lịch bảo dưỡng định kỳ, đảo lốp đúng thời hạn, thay mới khi cần để đảm bảo lốp luôn trong điều kiện vận hành tốt nhất.

 

Chia sẻ

Tags:

Khác

Tin cũ hơn

Các nước kiểm soát chất lượng ô tô thế nào trước khi cấp phép lưu hành?

Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu yêu cầu ô tô phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn an toàn phương tiện trước khi có thể bán ra thị trường.

Các thiết bị điện vẫn có thể sử dụng sau khi xe đã tắt máy

Khi tắt máy, thông thường các hệ thống điện chính trong xe sẽ ngừng hoạt động, tuy nhiên không phải tất cả đều tắt hoàn toàn.

Có nên bật đèn khẩn cấp khi lùi xe?

Việc lùi xe tại những khu vực công cộng đông đúc hay trong các khu dân cư luôn đòi hỏi tài xế phải có kỹ năng xử lý tinh tế và khả năng quan sát vượt trội. Đây là những tình huống mà sự am hiểu và kinh nghiệm lái xe thực tế đóng vai trò quan trọng, giúp tài xế phản ứng kịp thời và an toàn trước các yếu tố bất ngờ từ môi trường xung quanh.

Những điều cần chú ý khi lái xe trong gió mạnh

Lái xe trong điều kiện gió mạnh có thể tạo ra lực cản đáng kể, làm giảm khả năng điều khiển phương tiện và ảnh hưởng đến sự ổn định của xe.

Chốt an toàn - điều bắt buộc phải làm khi có trẻ nhỏ trên ô tô

Chốt cửa, chốt kính và khoá trẻ em là những chức năng cần được sử dụng nếu tài xế chở theo trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Lý do bạn không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển
    Lý do bạn không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển
    Nhiều tài xế xe số tự động có thói quen chuyển số từ D (Drive) về N (Neutral) để tận dụng quán tính trước khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên, việc làm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của hộp số.
  • Kinh nghiệm cần biết khi lái xe chở trẻ nhỏ
    Kinh nghiệm cần biết khi lái xe chở trẻ nhỏ
    Khi lái xe chở trẻ em, việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn giao thông không chỉ là điều bắt buộc mà còn là cách bảo vệ tốt nhất cho sự an toàn của trẻ nhỏ trong suốt hành trình.
  • Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Việc nháy đèn pha có ý nghĩa khác nhau giữa các quốc gia. Ở các nước phát triển, nháy đèn pha thường được hiểu là dấu hiệu nhường đường cho xe phía trước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tín hiệu này lại mang hàm ý khác, thường là để báo hiệu cho các phương tiện khác biết rằng người lái xe có ý định vượt lên hoặc yêu cầu được ưu tiên trên đường.
  • Nên tắt hay bật điều hòa khi khởi động xe?
    Nên tắt hay bật điều hòa khi khởi động xe?
    Sử dụng điều hòa ô tô khi xe đang dừng hoạt động hoặc ngay sau khi khởi động có thể khiến ắc-quy phải hoạt động hết công suất để cung cấp điện cho quạt gió.
  • Hướng dẫn chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách
    Hướng dẫn chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách
    Một sai lầm phổ biến của nhiều tài xế là điều chỉnh vùng quan sát của gương chiếu hậu ngoài trùng với vùng nhìn của gương chiếu hậu trong cabin. Điều này dẫn đến việc hạn chế tầm nhìn phía sau xe, gây ra những điểm mù không cần thiết và làm giảm hiệu quả quan sát khi di chuyển, đặc biệt trong các tình huống cần quan sát toàn diện hai bên xe.