6 sai lầm cần tránh khi tài xế lái xe ô tô số tự động
Thứ Năm, 07/12/2023 - 15:07 - hoangvv
Lái ô tô số tự động được coi là dễ dàng và nhàn hạ với mọi tài xế, từ đó hình thành một số thói quen mà các chuyên gia cho rằng không tốt cho xe và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Khác với ô tô dùng hộp số sàn cần nhiều thao tác trong quá trình điều khiển, ô tô số tự động chỉ đơn giản "lên xe là đi" với hai thao tác chính: Chân ga và điều khiển vô lăng.
Mặc dù xe số tự động cực kỳ dễ lái và an toàn, nhưng dường như vì quá đơn giản nên nhiều tài xế đã hình thành những thói quen không tốt khi cầm lái. Dưới đây là 6 sai lầm có thể làm hỏng xe và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nếu người lái thường xuyên duy trì.
1. Chuyển số N khi thả dốc hoặc sắp dừng đèn đỏ
Thói quen này được ghi nhận ở nhiều tài xế với suy nghĩ để tiết kiệm xăng/dầu vì khi ở chế độ N (còn gọi là chế độ mo), động cơ hoạt động với vòng tua thấp nhất. Tuy nhiên, cần số ở chế độ N chỉ dành cho xe đỗ một chỗ, lúc này dầu hộp số không được bơm để bôi trơn. Nếu xe đang chuyển động mà chuyển số về N, các chi tiết bên trong hộp số sẽ vẫn hoạt động mà không có dầu bôi trơn, về lâu dài sẽ dẫn đến hao mòn và hư hỏng.
Chế độ N là số trung gian, dùng khi xe chạy không tải.
Trong các hư hỏng của ô tô, hộp số thường là chi tiết đắt tiền thứ hai sau động cơ. Vì vậy, các tài xế có thói quen trên nên thay đổi bởi chi phí sửa chữa hộp số không tương xứng với mức tiết kiệm nhiên liệu không đáng kể.
2. Mồi ga trước khi cho xe chuyển động
Rất nhiều người có thói quen trước khi chuyển số sang D (chế độ tự động chuyển số để đi) đều mồi ga với vòng tua tăng bất ngờ, thậm chí là rú ga với quan niệm cho nóng máy hoặc để thổi bớt lớp muội than đóng ở ống xả phía sau. Tuy nhiên đây là sai lầm tai hại có thể dẫn đến hỏng hộp số.
Việc đạp ga tại chỗ tạo ra một cú "sốc" lớn cho hộp số, dẫn đến ma sát nhiều hơn giữa các bộ phận bên trong, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng các bộ phận của hộp số như dây đai, bánh răng,... Và khi phải hạ hộp số để sửa chữa, chi phí sẽ không hề rẻ.
3. Chuyển sang chế độ đỗ xe trước khi dừng hoàn toàn
Một số tài xế thường tỏ ra gấp gáp chuyển sang số P (chế độ đỗ) khi xe chuẩn bị dừng lại hoặc vừa lăn bánh vào vị trí đỗ. Đây là sai lầm tai hại bởi nó sẽ là con đường nhanh nhất để đưa xe vào nằm xưởng sửa chữa.
Việc chuyển sang chế độ đỗ sẽ khiến chốt khóa bên trong hộp số va vào bánh răng hành tinh vẫn đang chuyển động, khiến tăng nguy cơ gãy chốt khoá. Theo các chuyên gia, thao tác đúng khi đỗ xe là đạp phanh chân cho xe dừng hẳn -> về N -> kéo phanh tay -> về P -> tắt máy.
4. Lên xe là đi, không cần làm nóng động cơ
Nổ máy, cài số và đi dường như là thao tác thường thấy của nhiều tài xế, nhất là ở các thành phố có cuộc sống gấp gáp. Đó là một sai lầm, đặc biệt là vào mùa đông. Khi qua một đêm đỗ xe hoặc dừng lâu, dầu động cơ lắng lại và có thể di chuyển chậm khi thời tiết lạnh. Khi nổ máy và để chế độ chạy không tải khoảng 1 phút, dầu sẽ nóng dần lên và bơm dầu hoạt động giúp bôi trơn toàn bộ chi tiết bên trong động cơ.
Nếu đi luôn mà không chờ đợi, về lâu dài sẽ khiến một số chi tiết của động cơ bị mài mòn, nhanh phải sửa chữa. Đối với các dòng xe số tự động đời cũ, người lái sau khi nổ máy nên chờ vòng tua động cơ trở về mức thấp nhất (700-800 vòng/phút), thời gian này có thể kéo dài hơn 1 phút, rồi mới chuyển số và di chuyển.
5. Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều có tính năng chuyển số tay, số thể thao trên cần số hoặc lẫy chuyển số sau vô-lăng. Những tính năng này không chỉ là tăng trải nghiệm cho tài xế mà còn được vận dụng khi lái xe đổ dốc, đèo bởi khi cài số thấp, vòng tua động cơ tăng cao sẽ hình thành lực hãm từ động cơ góp phần giảm tải cho hệ thống phanh.
Tuy nhiên, một số tài xế lại có thói quen chỉ lái xe ở một chế độ là D, bỏ qua thao tác chuyển số tay khi đi đèo dốc. Nếu xe không có chế độ đổ đèo, dốc thì thói quen này hết sức tai hại vì khiến tài xế thường xuyên dùng phanh nhiều hơn bình thường. Quá trình rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất kiểm soát.
6. Dùng cả hai chân
Thói quen điều khiển ô tô bằng cả hai chân dù không nhiều nhưng vẫn có tài xế mắc phải. Nguyên nhân được hình thành từ việc đã lái xe số sàn nhiều trước khi chuyển sang số tự động. Nếu như dùng cả chân trái và phải là cách làm bắt buộc khi điều khiển xe số sàn, để đảm bảo thao tác cắt côn, đạp ga và phanh trong quá trình xe di chuyển thì với xe số tự động, thao tác dùng chân chỉ còn là phanh và ga.
Theo quy tắc an toàn, chân ga và phanh thường chỉ được điều khiển bằng một bàn chân do thiết kế hai bàn đạp này ở gần nhau. Trường hợp tài xế cố tình dùng cả chân trái và phải để tham gia điều khiển chân phanh, ga, sẽ dễ dẫn đến không gian thao tác chật hẹp, nhất là chân trái ở vị trí tréo ngoe, không thoải mái, trong trường hợp cần phanh gấp thì lực đạp sẽ không đủ hoặc mất kiểm soát.
(Tổng hợp Carfromjapan, Autoblog)
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Khi xe phía trước phanh gấp trên cao tốc: Đạp phanh hay đánh lái, đâu là lựa chọn an toàn?
Sử dụng kiểm soát hành trình Cruise Control có tiết kiệm nhiên liệu?
Chốt an toàn - điều bắt buộc phải làm khi có trẻ nhỏ trên ô tô
Chốt cửa, chốt kính và khoá trẻ em là những chức năng cần được sử dụng nếu tài xế chở theo trẻ nhỏ.
Lái xe số sàn đúng cách: 5 điều cần tránh để giữ xe bền lâu
Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu?
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được lái xe. Nếu trong thời gian bị giữ bằng lái mà vẫn lái xe có thể bị phạt nặng.
Có thể bạn quan tâm
-
5 hạng mục cần kiểm tra trước khi lái ô tô đường dài ngày nắng nóngMùa hè tại Việt Nam thường đi kèm với nền nhiệt cao và thời tiết oi bức, tạo áp lực lớn lên nhiều bộ phận trên ô tô như hệ thống làm mát, lốp xe, ắc quy và điều hòa. Những yếu tố này nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất vận hành và an toàn.
-
Cảnh báo 5 điều tuyệt đối không nên làm khi chạy xe tốc độ caoKhi điều khiển phương tiện ở tốc độ cao, người lái có thể đối mặt với vô số tình huống bất ngờ xảy ra trong tích tắc. Chính vì vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ năng lái xe an toàn là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu rủi ro và tránh những sự cố không mong muốn.
-
Ôm cua đổ đèo: Đừng quá tự tin vào xe mạnh hay lái hay sai lầm chết ngườiDù sở hữu một chiếc xe được trang bị đầy đủ công nghệ an toàn, yếu tố then chốt để tránh tai nạn khi ôm cua đổ đèo vẫn nằm ở kiến thức và kỹ năng điều khiển của người lái. Việc hiểu rõ đặc điểm vận hành của xe, kết hợp với khả năng xử lý linh hoạt trong từng tình huống thực tế, sẽ giúp tài xế làm chủ quỹ đạo di chuyển và chủ động phòng tránh những rủi ro không mong muốn trên địa hình đèo dốc phức tạp.
-
Đổ xăng tràn bình: bạn đang "Giết" xe của mình mà không hayĐổ xăng quá đầy bình có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chiếc xe của bạn.
-
Lái mới cần biết: Biển báo cao tốc dễ bị bỏ sót gây phạt nặngĐể đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện trên cao tốc nơi tốc độ di chuyển cao và lưu lượng giao thông lớn người lái cần được trang bị đầy đủ kiến thức về hệ thống biển báo giao thông. Việc hiểu rõ ý nghĩa của từng loại biển báo không chỉ giúp tài xế xử lý tình huống kịp thời, mà còn giảm thiểu nguy cơ vi phạm luật và tai nạn đáng tiếc.