Các chế độ lái ô tô thông dụng và lợi ích của chúng

Thứ Tư, 03/07/2024 - 17:53 - tienkm

Các chế độ lái được tích hợp trên ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà sản xuất, giá thành, phân khúc xe và mục tiêu mà hãng xe hướng đến. Mỗi hãng xe sẽ trang bị các tính năng lái khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của người sử dụng, cũng như tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình trên thị trường.

Chế độ lái Normal/Comfort

Tùy vào hãng xe, chế độ lái Normal hoặc Comfort thường được thiết lập sẵn. Đây là chế độ phổ biến nhất trong các hành trình, mang lại sự thoải mái cho người lái nhờ tính trung tính và cân bằng, giúp cảm nhận rõ rệt độ nhạy khi đạp ga và chuyển số.

Người điều khiển có thể chủ động kiểm soát xe, với khả năng chuyển số nhanh hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu. Đối với những dòng xe được trang bị hệ thống treo điện tử, chế độ này còn tối ưu hóa khả năng giảm chấn, nâng cao cảm giác yên tĩnh và hiệu suất vận hành mượt mà.

Một số chế độ lái trên xe ô tô.

Chế độ lái xe Eco (Econ)

Chế độ lái Econ thường được sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất nhiên liệu. Khi kích hoạt chế độ này, động cơ tăng ga lên vòng tua tự động một cách chậm rãi và nhẹ nhàng, trong khi hệ thống điện tử kiểm soát quá trình đốt cháy nhiên liệu một cách cẩn thận để đảm bảo hiệu quả tiêu thụ.

Chế độ Econ còn ảnh hưởng đến hệ thống điều hòa không khí và tự động kích hoạt chế độ Eco Coaching, hỗ trợ người lái tối ưu hóa việc tiết kiệm nhiên liệu bằng cách đo lường lực phanh và tốc độ vận hành. Chế độ này thường được trang bị trên các dòng xe như Honda City.

Trong môi trường đô thị, người lái thường sử dụng chế độ Econ để ngắt động cơ tạm thời, giúp xe di chuyển êm ái mà không bị giật cục, và duy trì sự ổn định khi tăng giảm ga liên tục, đặc biệt hữu ích khi dừng đèn đỏ hoặc trong tình trạng giao thông tắc nghẽn.

Chế độ lái Sport

Nhắc tới chế độ Sport là nghĩ ngay đến âm thanh to, tốc độ nhanh, đạt đến vận tốc cao trong thời gian ngắn. Tất cả là nhờ vào việc chuyển số ở vòng tua của xe cao dẫn tới mô men xoắn lớn, lúc này chân ga người lái trở nên nhạy hơn làm giảm độ trễ khi tăng tốc.

Chế độ thể thao thường đi kèm với việc điều chỉnh hệ thống treo trở nên cứng hơn để tăng khả năng bám đường và cảm giác tốt hơn khi bẻ lái, vào cua và tăng tốc. Tuy nhiên, điều này có thể khiến việc lái xe giảm độ êm ái, gây ra cảm giác bị rung lắc khi lái qua các đoạn đường không bằng phẳng.

Chế độ lái Sport +/Track

Chế độ lái này mang đến cho người điều khiển trải nghiệm lái xe vô cùng phấn khích, thường xuất hiện trên các dòng xe hạng sang như Mercedes hay Lexus. Những chiếc xe này có tính thể thao cao, được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và xử lý mượt mà trên các cung đường đua.

Khi chế độ này được kích hoạt, hệ thống sẽ tối ưu hóa các tính năng như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và kiểm soát lực kéo (TCS), giúp kiểm soát mô-men xoắn đến các bánh xe, giảm nguy cơ trượt bánh. Chế độ này thường được trang bị trên các dòng xe thể thao, và được khuyến nghị sử dụng trên các đoạn đường đua hoặc cung đường đẹp.

Tuy nhiên, vì xe sẽ vận hành mạnh mẽ hơn trong chế độ này, người lái có thể dễ gặp nguy hiểm hoặc mất lái nếu chưa quen với chế độ lái này. Do đó, cần lưu ý chỉ nên vận hành chế độ này trong những điều kiện phù hợp và an toàn.

Chế độ lái Individual (cá nhân)

Chế độ lái xe này mang lại tính linh hoạt cho phép người lái tùy chỉnh các thông số vận hành theo sở thích cá nhân. Người lái có khả năng kết hợp và tự điều chỉnh độ nhạy, độ êm ái từ bảng điều khiển, đồng thời có thể bật hoặc tắt các trang bị hỗ trợ để tạo ra một chế độ lái phù hợp với các cung đường.

Chế độ lái Mud/Snow

Chế độ lái Mud/Snow thường được tích hợp nhằm nâng cao khả năng vận hành trên các đoạn đường bùn lầy. Khi kích hoạt tính năng này trong các điều kiện khó khăn, xe tối ưu hóa lực kéo bằng việc giảm áp lực chân ga, giúp xe tăng khả năng bám đường, tránh trượt bánh và tự động lùi xuống số thấp 2 hoặc 3.

Vì sao ô tô được trang bị nhiều chế độ lái?

Mỗi dòng xe được trang bị và thiết kế với mục tiêu và định hướng cụ thể từ nhà sản xuất. Sự đa dạng trong các chế độ vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu và sở thích của khách hàng, mang đến nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và phong cách sống cá nhân.

Ví dụ, khách hàng có thể chọn một chiếc xe nhỏ gọn và thuận tiện cho việc di chuyển hàng ngày trong đô thị hoặc một chiếc xe thể thao cho những chuyến du lịch. Ngoài các thông số kỹ thuật, nhiều chủ xe còn quan tâm đến các chế độ lái được cài đặt sẵn trên xe.

Chế độ lái trên ô tô có thể điều chỉnh thông qua các nút bấm hoặc bộ điều khiển, tối ưu hóa cho các mục tiêu cụ thể. Một số chế độ tập trung vào việc tiết kiệm nhiên liệu, mang lại sự thoải mái và êm ái khi di chuyển. Trong khi đó, các chế độ khác tối ưu hóa hiệu suất động cơ, tăng công suất và đem lại cảm giác lái mạnh mẽ hơn.

Trên các xe hiện đại, thay vì tài xế phải điều chỉnh thủ công, các chế độ lái được thay đổi tự động dựa trên cảm biến đo lường các thông số như tốc độ, áp suất lốp, góc lái... Các tín hiệu từ cảm biến này được gửi đến trung tâm điều khiển ECU.

ECU sau đó phân tích các tín hiệu và điều chỉnh các hệ thống, chức năng của xe dựa trên chế độ lái đã chọn, bao gồm điều chỉnh độ nhạy của chân ga, thời điểm sang số trong hộp số tự động, độ cứng mềm của hệ thống treo. Kết quả cuối cùng là sự khác biệt trong trải nghiệm lái xe, tùy thuộc vào chế độ lái mà người dùng đã chọn.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

9 bí quyết vàng để đánh bại cơn buồn ngủ khi lái xe

Lái xe trong trạng thái buồn ngủ không chỉ đe dọa sự an toàn của chính tài xế mà còn gây nguy hiểm cho hành khách và những người tham gia giao thông khác.

Ô tô đỗ kiểu “ghếch chân” lên vỉa hè bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định, ô tô chỉ được phép đỗ nửa xe trên vỉa hè tại những vị trí có đặt biển chỉ dẫn mang kí hiệu I.408a. Còn lại, nếu đỗ kiểu

Làm sao để dừng một chiếc xe bị mất phanh?

Sự cố hỏng phanh hoặc mất phanh khi đang di chuyển, kết hợp với sự thiếu bình tĩnh của tài xế, sẽ làm tăng nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng.

Kinh nghiệm cần biết khi lái xe chở trẻ nhỏ

Khi lái xe chở trẻ em, việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn giao thông không chỉ là điều bắt buộc mà còn là cách bảo vệ tốt nhất cho sự an toàn của trẻ nhỏ trong suốt hành trình.

Tài xế mới nên nhớ những kỹ năng này để tránh bị đâm xe “dồn toa”

Đâm xe dồn toa (hay đâm xe liên hoàn), xảy ra khi một xe dừng đột ngột khiến các xe phía sau không kịp phản ứng mà đâm liên tiếp. Nguyên nhân chính là do các xe không giữ khoảng cách an toàn, tài xế không đủ thời gian để phản ứng.

Có thể bạn quan tâm