Thay đổi kích thước và màu đèn xi-nhan trên xe có bị CSGT phạt?

Thứ Sáu, 15/09/2023 - 15:46 - ducht

Màu vàng (hay màu hổ phách) thường được dùng làm đèn xi-nhan cho ô tô, xe máy để giúp người nhìn dễ hơn và hạn chế tối đa xảy ra tai nạn.

Lý giải kỹ hơn về vấn đề này, các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô đã cho biết, việc lựa chọn màu đèn cũng có yếu tố lịch sử lẫn khoa học khách quan về mức độ ảnh hưởng của màu sắc tới cách con người nhận diện nó.

Đầu tiên, màu vàng (hay màu hổ phách) sẽ giúp cho mắt thường phát hiện rõ, nhanh hơn màu đỏ nhờ vào bước sóng 592 Nm. Trong khi đó, các màu khác từ xanh đến tím đều có bước sóng ngắn, thường hội tụ ở võng mạc gây cảm bị nhoè khi tập trung nhìn. Các màu lạnh sẽ khiến mắt bị loá, giảm khả năng quan sát trong điều kiện tầm nhìn bị giảm.

Hơn nữa, màu đèn xi-nhan (báo rẽ, chuyển hướng) này cũng ít chói hơn màu đỏ, giúp cho mắt nhìn vào thấy dịu hơn. Chính vì thế mà người ở sau xe cũng sẽ dễ dàng quan sát và xử lý các tình huống tốt hơn.

Tại Việt Nam, Bộ giao thông Vận tải có quy định đèn báo rẽ có ánh sáng màu hổ phách hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, đối với những xe có đèn báo rẽ và đèn chiếu hậu đặt gần nhau thì người sử dụng không nên lắp đèn báo rẽ màu đỏ nhằm hạn chế tình trạng phương tiện phía sau bị nhầm lẫn đèn hậu và đèn báo rẽ.

Cũng theo quy định của Bộ GTVT, đèn báo rẽ phải có tần số chớp (nháy) trong khoảng 60 - 120 lần/phút, diện tích bề mặt chiếu sáng của mỗi đèn báo rẽ không nhỏ hơn 7 cm2. Vì thế việc độ, chế đèn báo rẽ dạng nút áo có thể vi phạm pháp luật.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 bởi Cục An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) cho thấy các phương tiện được trang bị xi-nhan màu hổ phách (màu vàng)giúp giảm được số vụ va chạm lên đến 28%. Sau đó vào năm 2009, NHTSA xác định màu hổ phách của đèn báo rẽ mang đến một lợi ích tổng thể đáng kể khi so sánh với đèn báo rẽ màu đỏ.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Có nên bọc chống ồn quanh vòm bánh xe ô tô?

Hốc bánh xe là vị trí phát tiếng ồn lớn nhất do dội âm từ ma sát của lốp xe với mặt đường nên nhiều người muốn dán chống ồn quanh vòm bánh xe.

Xe Hybrid hay điện: lựa chọn nào tiết kiệm hơn?

Để tối ưu hóa chi phí vận hành, nhiều khách hàng hiện đang cân nhắc giữa việc mua xe điện và xe hybrid.

Mấy cọng dây cao su treo ở các bánh xe tải để làm gì?

Đi ngoài đường, bắt gặp nhiều xe tải lớn thường gắn thêm mấy cọng dây cao su ngay gần bánh xe để làm gì, phủi bụi chăng?

Dán PPF bảo vệ sơn xe: Có nên bỏ tiền triệu để thử?

tôi thấy các cơ sở chăm sóc xe có gói dán phim bảo vệ sơn (PPF), nhưng vẫn lăn tăn về chi phí đến cả chục triệu đồng. Không biết, loại phim này có tác dụng như quảng cáo không?

Người mua xe liệu có bị phạt khi chậm đăng ký vì chờ lệ phí trước bạ giảm?

Trong thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng đang lan truyền thông tin về chương trình giảm lệ phí trước bạ sắp diễn ra. Thông tin này đang gây ra hiệu ứng đà điều, khiến cho một số người đang có ý định mua xe quyết định trì hoãn quá trình đăng ký xe của mình.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguyên nhân khiến ô tô hao nước làm mát và cách khắc phục hiệu quả
    Nguyên nhân khiến ô tô hao nước làm mát và cách khắc phục hiệu quả
    Việc hao nước làm mát thường xảy ra với xe cũ, khi các bộ phận bị khấu hao, hệ thống ống dẫn, gioăng phớt không còn kín khít.
  • Bí quyết bảo dưỡng ô tô mùa hè giúp xe luôn mát và an toàn
    Bí quyết bảo dưỡng ô tô mùa hè giúp xe luôn mát và an toàn
    Đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, hệ thống làm mát động cơ cần được quan tâm kỹ lưỡng. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, động cơ có xu hướng nóng lên nhanh hơn so với bình thường. Nếu mức dung dịch làm mát không được đảm bảo đầy đủ hoặc đã suy giảm chất lượng sau một thời gian sử dụng, hệ thống sẽ không thể duy trì nhiệt độ ổn định, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất vận hành cũng như độ bền của động cơ.
  • Thiết bị định vị ô tô có dễ bị tháo? Chuyên gia hé lộ sự thật gây bất ngờ
    Thiết bị định vị ô tô có dễ bị tháo? Chuyên gia hé lộ sự thật gây bất ngờ
    Trên hầu hết các dòng xe cho thuê tự lái hiện nay, thiết bị định vị GPS gần như là trang bị bắt buộc, nhằm phục vụ hai mục đích chính: giám sát hành trình và bảo vệ tài sản của chủ xe. Việc lắp đặt này giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân cho thuê chủ động theo dõi vị trí phương tiện, đồng thời nhanh chóng ứng phó trong các tình huống rủi ro như khi người thuê có hành vi sử dụng xe sai mục đích hoặc có ý đồ chiếm đoạt tài sản.