Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
Thứ Năm, 17/10/2024 - 18:20 - hoangvv
Trong một thập kỷ qua, các nhà sản xuất ôtô đã liên tục giới thiệu một loạt các tính năng hỗ trợ lái xe an toàn, giúp tài xế hạn chế được tối đa rủi ro va chạm giao thông. Mặc dù hữu dụng như vậy song kết quả khảo sát mới đây của IIHS đối với các tài xế tại Hoa Kỳ đã cho thấy, không ít tài xế đã cảm thấy khó chịu với các thiết bị cảnh báo bằng tiếng nói. Nhiều tài xế cho rằng việc cảnh báo quá nhiều sẽ khiến họ mất tập trung khi lái xe.
Ví dụ đối với tính năng cảnh báo chệch làn đường, tỷ lệ tài xế xe Hyundai và KIA kích hoạt tính năng này chỉ chiếm lần lượt là 37% và 44%. Đây là các dòng xe dùng tín hiệu âm thanh để cảnh báo. Trong khi tỷ lệ tài xế xe Ford, Honda, Mazda và Volvo bật tính năng cảnh báo chiếm khoảng 75-99%. Các hãng xe này trang bị tính năng cảnh báo thông qua rung qua vô lăng. Các hệ thống cảnh báo bằng phản hồi xúc giác như rung vô lăng hoặc ghế ngồi đang chứng tỏ hiệu quả hơn trong việc khuyến khích người lái xe sử dụng tính năng an toàn.
Nhiều người tìm kiếm các từ khóa liên quan tới tắt hệ thống cảnh báo lệch làn
Với công nghệ hỗ trợ cảnh báo tốc độ thông minh, có tới hơn 70% tài xế bật cảnh báo tốc độ bằng hình ảnh, còn cảnh báo bằng âm thanh khi chạy quá tốc độ chỉ được bật ở trên 14% số xe được trang bị tính năng này. Hơn 3/4 lượng tài xế được khảo sát cho biết họ sẽ chấp nhận cảnh báo bằng âm thanh khi xe chạy quá tốc độ từ 16 km/h trở lên, trong khi chỉ có 30% số tài xế được hỏi chấp nhận cảnh báo bằng âm thanh khi xe chạy quá từ 3-5 km/h.
Nhiều xe yêu cầu người dùng phải truy cập menu cài đặt mới có thể tắt các tính năng hỗ trợ lái xe
Tương tự, hệ thống phanh tự động khẩn cấp sẽ luôn tự động bật khi khởi động xe nhưng người dùng vẫn có thể chủ động tắt hệ thống này khi cần. Tuy vậy, một số mẫu xe khác được nhà sản xuất cài đặt chế độ luôn bật đối với hệ thống phanh tự động, người dùng không thể tắt. Với điều kiện giao thông phức tạp, khi đi trong đường đô thị hỗn hợp, việc hệ thống cảnh báo của phanh tự động liên tục phát ra tín hiệu sẽ gây ra sự khó chịu đối với người ngồi trên xe. Ngoài ra, một số mẫu xe có cảm biến hoạt động quá nhạy, tự động phanh dù tình huống luôn nằm trong tầm kiểm soát của người lái xe.
Các nhà sản xuất ô tô đang nỗ lực tìm cách giúp người lái giảm bớt sự mất tập trung khi lái xe
Một phát hiện quan trọng khác từ nghiên cứu của IIHS lại chỉ ra rằng, cách thức tắt các tính năng hỗ trợ lái xe an toàn có liên quan không nhỏ đến tỷ lệ người dùng sử dụng chúng. Các tính năng yêu cầu phải thao tác trên menu ngữ cảnh mới có thể vô hiệu hoá sẽ có tỷ lệ sử dụng cao hơn. Trong khi các tính năng chỉ cần bật, tắt thông qua nút bấm thì sẽ có khả năng bị vô hiệu hoá ít hơn.
Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà sản xuất ô tô làm thế nào để thiết kế hiệu quả hệ thống ADAS trên các mẫu ô tô một cách thuận tiện và thoải mái nhất cho người lái xe sử dụng. Chỉ khi đáp ứng được đúng nhu cầu, phù hợp với hành vi và tâm lý của tài xế, các tính năng hỗ trợ lái xe an toàn tiên tiến mới thực sự được đón nhận và trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm lái xe của người dùng.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Không được vượt xe bên phải khi tham gia giao thông
Bí Quyết Lái Xe An Toàn: Tránh Xa Mọi Tai Nạn
Trước khi bước ra khỏi xe, những “thói quen tốt” nên làm
'Bỏ túi' bí quyết lái xe đường dài an toàn và thoải mái
12 Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu dễ áp dụng
Có thể bạn quan tâm
-
5 Kỹ năng lái xe an toàn trên đường trơn trượt tài xế nào cũng cần biếtLái xe trong điều kiện thời tiết mưa gió, mặt đường trơn trượt luôn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn do tầm quan sát bị hạn chế và khả năng mất kiểm soát khi phanh gấp. Tuy nhiên, với việc nắm vững các kỹ năng điều khiển xe cơ bản, kết hợp với sự thận trọng và chủ động trong từng thao tác, tài xế hoàn toàn có thể xử lý an toàn các tình huống phức tạp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn tự tin vượt qua những đoạn đường trơn trượt, lầy lội mà còn đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho chính bản thân và hành khách đi cùng.
-
Cảnh báo: Những hành động nhỏ khi lái xe có thể gây hỏng hộp số ô tôViệc vào số khi chưa đạp hết hành trình chân côn, thường xuyên đặt tay lên cần số hay chuyển đổi giữa số tiến và số lùi khi xe chưa dừng hẳn đều là những thói quen sai lầm, âm thầm gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống hộp số. Nếu duy trì trong thời gian dài, những hành vi này không chỉ rút ngắn tuổi thọ của hộp số mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng nặng, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.
-
Gặp sự cố trên cao tốc: 5 bước tài xế ôtô cần thực hiện ngayKhi phương tiện gặp sự cố trên cao tốc, tài xế bắt buộc phải đặt biển cảnh báo hoặc đèn tín hiệu phía sau xe, cách vị trí xe dừng tối thiểu 150 mét, nhằm cảnh báo sớm cho các phương tiện phía sau và đảm bảo an toàn giao thông.
-
Ôm cua đổ đèo: Đừng quá tự tin vào xe mạnh hay lái hay sai lầm chết ngườiDù sở hữu một chiếc xe được trang bị đầy đủ công nghệ an toàn, yếu tố then chốt để tránh tai nạn khi ôm cua đổ đèo vẫn nằm ở kiến thức và kỹ năng điều khiển của người lái. Việc hiểu rõ đặc điểm vận hành của xe, kết hợp với khả năng xử lý linh hoạt trong từng tình huống thực tế, sẽ giúp tài xế làm chủ quỹ đạo di chuyển và chủ động phòng tránh những rủi ro không mong muốn trên địa hình đèo dốc phức tạp.
-
6 Bước đỗ xe trên dốc an toàn tuyệt đối mọi tài xế cần biếtTại Việt Nam nơi có đến hơn 75% diện tích là đồi núi việc tài xế phải dừng hoặc đỗ xe trên các đoạn đường đèo, dốc là tình huống xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những ai di chuyển xuyên tỉnh hoặc khu vực miền núi. Tuy nhiên, không ít người vẫn chủ quan cho rằng việc đỗ xe trên dốc cũng tương tự như trên mặt đường bằng phẳng. Trên thực tế, quan điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi đặc thù địa hình dốc đòi hỏi thao tác kỹ thuật và biện pháp an toàn riêng biệt để tránh nguy cơ xe bị trôi hoặc gây tai nạn ngoài ý muốn.