Thói quen lái xe gây tranh cãi trong năm qua lời nhắc nhở cho năm mới văn minh hơn
Thứ Tư, 01/01/2025 - 19:31 - tienkm
Dưới đây là 10 kiểu hành vi và thói quen "xấu xí" của cánh tài xế vẫn còn xuất hiện ngoài đường trong vừa năm 2024 qua:
1. Sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" khi va chạm trên đường
Trong năm 2024, hàng loạt vụ việc tài xế sau va chạm có hành vi thiếu kiềm chế như chửi bới, thách thức, thậm chí bạo lực thể chất, đã được báo chí và mạng xã hội phản ánh rộng rãi. Hậu quả để lại không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của các bên liên quan, mà còn làm tổn hại đến danh dự cá nhân và thậm chí dẫn đến những hệ lụy pháp lý nặng nề, bao gồm cả việc phải đối mặt với án tù.
Hành động bạo lực trên đường không chỉ là cách thể hiện sự giận dữ mất kiểm soát mà còn phơi bày thái độ coi thường pháp luật và sự thiếu văn hóa ứng xử của những cá nhân sử dụng nó như một công cụ để thị uy. Điều này đòi hỏi mỗi tài xế cần nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp và xây dựng một văn hóa giao thông an toàn, văn minh hơn.
2. Dừng đỗ xe "kém duyên"
Trong năm qua, vấn đề đỗ xe tại các đô thị lớn tiếp tục là chủ đề gây nhiều tranh cãi và bất bình trong cộng đồng. Mặc dù nhiều tuyến phố đã được lắp đặt biển cấm dừng, cấm đỗ rõ ràng, nhưng thực tế, hai bên đường vẫn xuất hiện hàng dài xe ô tô đỗ san sát, khiến lòng đường chỉ còn lại một lối đi hẹp. Điều này thường xuyên dẫn đến tình trạng ùn tắc, đặc biệt khi có phương tiện cố gắng di chuyển qua khu vực.
Không ít trường hợp, một số tài xế lại vô tư đỗ xe chắn toàn bộ mặt tiền cửa hàng hoặc nhà riêng suốt nhiều giờ, từ sáng đến trưa, gây cản trở việc kinh doanh hoặc sinh hoạt. Khi không thể liên lạc với chủ xe, nhiều người dân đã phản ứng gay gắt bằng cách xịt sơn lên xe hoặc đặt chất bẩn lên kính và thân xe như một hình thức "trả đũa". Thực trạng này không chỉ phản ánh ý thức giao thông yếu kém mà còn làm gia tăng mâu thuẫn trong cộng đồng, đòi hỏi những giải pháp quản lý và nâng cao ý thức mạnh mẽ hơn từ cả chính quyền và người dân.
Không hiếm gặp những pha đỗ xe kém duyên như thế này trên đường.
3. Lái xe khi đã sử dụng rượu bia
Tuy mức phạt cho các "ma men" sau tay lái ở mức rất cao, lên đến đến 40 triệu đồng và tước GPLX đến 2 năm, thế nhưng, số biên lai xử phạt cho các tài xế có nồng độ cồn khi điều khiển ô tô xe máy vẫn tăng lên nhanh chóng.
Trên thực tế, rất nhiều người không nỡ từ chối chén rượu, cốc bia trong mỗi dịp gặp gỡ, để rồi cầm lái gây mất an toàn, thậm chí tai nạn cho người khác.
4. "Khôn lỏi", vô tư đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc
Khi di chuyển trên các tuyến cao tốc hay đường vành đai trên cao, không khó có thể bắt gặp những tài xế "khôn lỏi", thản nhiên điều khiển ô tô đi vào làn đường khẩn cấp cho nhanh dù lượng phương tiện không quá đông. Dù bị lực lượng chức năng xử phạt khá nghiêm nhưng tình trạng trên vẫn chưa có chiều hướng suy giảm.
Không hiếm ô tô, bao gồm cả xe khách, xe tải "vô tư" di chuyển vào làn khẩn cấp.
5. Chạy "rùa bò" bám làn bên trái
Trên cao tốc, còn có thêm một vấn nạn đó là nhiều tài xế đi với tốc độ "rùa bò" nhưng vấn nhất quyết bám làn đường bên trái. Hành vi này không chỉ vi phạm một số quy định về tốc độ tối thiểu và sử dụng làn đường mà phần nào gây cản trở, gây ức chế cho người điều khiển các phương tiện khác.
6. Che, tẩy xoá biển số để tránh phạt nguội
Rất nhiều hình ảnh ô tô che biển số, dán băng keo hoặc tẩy xoá để "biến hình" để tránh phạt nguội, thậm chí còn khiến những phương tiện khác bị oan gia. Rõ ràng, việc một số tài xế bằng cách này hay cách khác cố tình che, thay đổi biển số rõ ràng là có động cơ không trong sáng và cần xử phạt nghiêm khắc.
Nhiều tài xế đối diện bị "mù tạm thời" với kiểu bật đèn pha vô tội vạ của xe đối diện.
7. Bật đèn pha thiếu ý thức
Những ai hay lái xe vào ban đêm chắc không lạ gì với những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào mắt mình một cách rất thiếu văn hoá. Nhiều ô tô được chủ xe độ thêm dàn đèn siêu khủng, mỗi lần giương pha khiến lái xe đối diện lâm vào tình trạng "mù tạm thời", vô cùng nguy hiểm.
Chỉ cần lái xe có ý một chút, luôn để đèn ở chế độ “cos”, chỉ bật pha cao khi đi đường trường, đường đèo và không có xe đối diện thì chắc hẳn ai cũng vui.
8. Bấm còi vô tội vạ
Có đi nước ngoài mới thấy, văn hoá sử dụng còi xe vẫn khá “xa xỉ” với nhiều tài xế Việt, họ sẵn sàng bấm còi inh ỏi mọi lúc, mọi nơi một cách vô tội vạ.
Nhiều xe khách, xe tải lắp thêm còi công suất cao khiến người đi đường đinh tai nhức óc, thậm chí có trường hợp bị giật mình khi nghe tiếng còi đã ngã ra đường dẫn tới thương vong. Hay khi dừng đèn đỏ, nhiều người bấm còi giục giã xe phía trước di chuyển ngay cả khi đèn đỏ còn 5-6 giây như “sợ” họ không nhìn thấy đèn, gây bức xúc cho những người xung quanh.
9. Thắt dây an toàn kiểu đối phó
Dây an toàn là bộ phận rất quan trọng trên ô tô mà những người ngồi trong bắt buộc phải cài. Thế nhưng, không ít người sử dụng ô tô lại cài ra đằng sau hoặc sử dụng chốt giả cắm vào với mục đích đỡ bị chiếc xe "nhắc nhở". Có vẻ như việc đeo dây an toàn là vướng víu, khó chịu, mất thời gian... nhưng đến khi tính mạng bị đe doạ thì hối không kịp.
Chốt cài dây an toàn khiến cảnh báo của ô tô mất tác dụng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
10. Ô tô giành đường, ép xe máy lên vỉa hè
Dù đường có đến 5-6 làn xe nhưng nhiều tài xế đi ô tô vẫn cố ép sát vỉa bên phải, xe máy không còn "đất" mà đi, phải luồn lách "điền vào chỗ trống" hoặc lao lên vỉa hè tìm lối thoát. Hay một số tài xế đi ô tô ý thức kém sẵn sàng lao vào vũng nước khiến xe máy, xe đạp xung quanh "ướt như chuột lột" dù không phải là dính nước mưa.
Những thói quen và hành vi xấu xí nói trên không chỉ thể hiện sự kém văn minh, bị xã hội và ngay cả cộng đồng lái xe lên án mà pháp luật cũng nghiêm cấm và có những hình thức xử phạt nặng.
Việc thay đổi thói quen “xấu xí” trong một sớm một chiều là không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Điều này tuỳ thuộc vào chính ý thức của mỗi người khi lái xe ra đường.
Tin cũ hơn
Lợi ích của cản xe ô tô
Những thông tin cần biết về tính năng nhớ vị trí ghế ô tô
Chức năng nhớ vị trí ghế trên ô tô thường có mặt trên các mẫu xe hiện đại, việc sử dụng chức năng này cũng không quá phức tạp.
Không được vượt xe bên phải khi tham gia giao thông
5 lời khuyên hữu ích giúp các tay lái off-road có thể chinh phục nhiều loại địa hình
Mùa mưa phùn ẩm ướt, 4 cách dùng ô tô hiệu quả nhất
Có thể bạn quan tâm
-
Kinh nghiệm quay đầu xe ở những con đường hẹpĐiều kiện đường sá tại Việt Nam, với nhiều ngõ hẻm và những con đường nhỏ hẹp chỉ vừa đủ cho một chiếc xe đi vào, thường gây khó khăn cho việc di chuyển. Không chỉ vậy, khi cần quay đầu xe để đi ra, đôi lúc việc này trở thành nhiệm vụ gần như "bất khả thi". Tuy nhiên, với những kinh nghiệm dưới đây, bạn có thể cải thiện tình hình và xử lý tốt hơn trong những tình huống tương tự.
-
Bí quyết lái xe trên cát: Tránh sa lầy, chinh phục mọi địa hìnhKhông giống như lái xe trên đường nhựa, điều khiển phương tiện trên cát yêu cầu tài xế phải trang bị kỹ năng vững vàng nhằm tránh nguy cơ sa lầy hoặc gây ra những sự cố không mong muốn.
-
Bí quyết canh xe chuẩn xác: Đảm bảo không bao giờ bị va chạmKhi mũi xe của bạn che đến mép dưới biển số của xe 7 chỗ phía trước, hoặc đến mép trên biển số của xe 4 chỗ, điều này tương ứng với khoảng cách an toàn khoảng một mét.
-
9 bí quyết vàng để đánh bại cơn buồn ngủ khi lái xeLái xe trong trạng thái buồn ngủ không chỉ đe dọa sự an toàn của chính tài xế mà còn gây nguy hiểm cho hành khách và những người tham gia giao thông khác.
-
'Bỏ túi' bí quyết lái xe đường dài an toàn và thoải máiNhững chuyến đi đường dài không chỉ mở ra cơ hội khám phá những trải nghiệm mới mẻ và thú vị mà còn đặt ra nhiều thách thức đáng kể cho các tài xế. Đây là lúc kỹ năng lái xe, sự chuẩn bị chu đáo và khả năng xử lý tình huống trở thành những yếu tố quan trọng để biến mỗi hành trình thành một trải nghiệm đáng nhớ, an toàn và trọn vẹn.