Khi gặp sự cố buộc phải dừng đỗ xe trên đường, tài xế cần làm ngay những điều này
Chủ nhật, 19/11/2023 - 18:44
Trên đường (hoặc đường cao tốc) có xây dựng nơi dừng xe và đỗ xe nên người lái cần phải tuân theo. Trừ trường hợp khẩn cấp thì chủ xe được phép dừng hoặc đỗ nhưng phải thực hiện báo hiệu cho người lái xe khác biết.
Chiếu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ (nay hiện được thay bằng quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT). Trường hợp đặt biển báo hoặc vật dụng cảnh báo nguy hiểm với khoảng cách dưới 50 mét tính từ đuôi xe chỉ áp dụng tại các tuyến đường các phương tiện lưu thông chậm, vận tốc trung bình dưới 20 km/giờ.
Trong khi, với các tuyến đường các phương tiện lưu vận tốc trung bình từ 20 - 35 km/giờ, khoảng cách từ xe tới nơi đặt biển cảnh báo hoặc vật dụng cảnh báo phải từ 50 - 100 mét.
Tương tự, nếu vận tốc trung bình của các xe từ 35 - 50 km/giờ thì khoảng cách tương ứng là 100 - 150 mét. Từ 150 km/giờ trở lên, khoảng cách đảm bảo an toàn phải từ 150 - 200 mét.
Bên cạnh việc vấn đề khoảng cách, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần đặt biển hoặc vật cảnh báo đạt tiêu chuẩn, có phản quang để các phương tiện khác lưu thông trên đường dễ dàng phát hiện từ xa và chủ động xử lý tình huống.
Ngoài ra, tài xế cũng cần thực hiện đầy đủ các quy tắc an toàn khác như bật đèn cảnh báo nguy hiểm (đèn hazard), kéo phanh tay cho xe. Với các xe nhỏ, nên cố gắng đẩy xe vào sát lề đường hoặc các vị trí an toàn nhất có thể. Hạn chế dừng đỗ tại các khu vực đường cong, khuất tầm nhìn.
Đặc biệt, trong quá trình chờ xe cứu hộ đến, tài xế và người đi cùng trên xe tuyệt đối không đứng ở phía sau xe. Bởi lẽ, vị trí này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu chẳng may có một phương tiện khác phía sau không phát hiện và kịp thời tránh.
Tin cũ hơn
Cách sử dụng hệ thống khởi hành ngang dốc và xuống dốc trên ô tô
Hệ thống khởi hành ngang dốc và xuống dốc (đổ đèo) trên ô tô là hệ thống an toàn giúp giữ phanh và phân bổ lực phanh cho các bánh xe hỗ trợ lái xe an toàn.
Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt
Ô tô đổ đèo bằng số D liệu có an toàn không?
Chuyên gia ô tô lý giải vì sao ngủ trong xe dễ gây tử vong?
Có nên đỗ xe kiểu 'ghếch 1 chân' lên vỉa hè?
Do thường xuyên phải để kiểu 'chân trên chân dưới' vỉa hè cho gọn, tôi quan ngại rằng, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống khung gầm, lốp xe và thước lái.
Có thể bạn quan tâm
-
Tại sao đèn cảnh báo kiểm soát lực kéo TCS bật sáng?Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control - TCS) trên xe có nhiệm vụ giúp xe duy trì độ bám đường trong điều kiện trơn trượt như mưa, tuyết hoặc băng. Nếu bánh xe mất độ bám đường, TCS sẽ hoạt động để giữ cho xe của bạn ổn định và đi đúng hướng.
-
Làm sao để không nhầm chân ga với chân phanh?Tình trạng tai nạn do nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh tại Việt Nam không phải là hiếm gặp, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về các trường hợp này.
-
Kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường ngập nướcNếu không nắm rõ cách lái xe qua khu vực ngập nước, ô tô của bạn có thể gặp tình trạng chết máy giữa đường, dẫn đến nước tràn vào động cơ và gây ra những hư hại nghiêm trọng.
-
Nên tắt hay bật điều hòa khi khởi động xe?Sử dụng điều hòa ô tô khi xe đang dừng hoạt động hoặc ngay sau khi khởi động có thể khiến ắc-quy phải hoạt động hết công suất để cung cấp điện cho quạt gió.
-
Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADASTheo tổ chức IIHS của Mỹ, nhiều tài xế cho rằng các cảnh báo bằng âm thanh liên quan đến các công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS dễ gây ra nhiều sự khó chịu hơn hữu ích.