Tại sao mô men xoắn động cơ máy dầu lớn hơn động cơ máy xăng?

Thứ Ba, 28/05/2024 - 21:54

Cùng tìm hiểu 5 lý do khiến động cơ dầu có mô men xoắn lớn hơn động cơ xăng.

Bạn sẽ thắc mắc là cùng dung tích động cơ nhưng nhưng động cơ máy dầu lại có mô men xoắn lớn hơn động cơ. Hãy cùng Oto 365 tìm hiểu 5 lý do sau đây.

1. Tỉ số nén cao hơn hẳn máy xăng

Lý do đầu tiên cần đề cập tới chính là việc động cơ dầu diesel có tỉ số nén (tỉ lệ giữa dung tích tối đa và tối thiểu bên trong xi lanh) cao hơn rất nhiều so với máy xăng. Để đạt được điều này, động cơ diesel thường có hành trình piston dài hơn (và thể tích lòng xy lanh thường cũng lớn hơn). Cũng chính đặc điểm này khiến cho loại máy dầu thường không đạt tốc độ máy (vòng tua) lớn như động cơ xăng do piston phải di chuyển quãng đường xa hơn đáng kể. Trong khi đó, máy xăng lại dùng hành trình piston ngắn và bùng lên theo từng đợt ngắn cho phép tua máy cao hơn.

Một yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng tới khả năng sinh mô men xoắn của động cơ dầu là áp suất tác động lên piston từ nhiên liệu cháy. Bản chất dầu Diesel (45.500 kJ/kg) có nhiệt trị thấp hơn so với xăng (45.800 kJ/kg) - dù không nhiều. Nói cách khác, lượng nhiệt tiềm tàng bên trong cùng một thể tích xăng luôn nhiều hơn so với dầu. Tuy nhiên, do tính chất đậm đặc hơn đáng kể, thực tế cho thấy ở cùng thể tích tự nhiên, dầu luôn trữ được nhiều hơn khoảng 15% năng lượng so với xăng (dễ giãn nở). Chính vì thế, khi được kích nổ, năng lượng truyền tới piston của động cơ dầu luôn vượt trội - đồng nghĩa với mô men xoắn lớn hơn được truyền qua trục khuỷu, qua hộp số và xuống các bánh xe. Ở đây cũng có một điểm đáng lưu ý là dù có cùng bốn chu kì (hút-nén-nổ-xả) như máy xăng, sự cháy của nhiên liệu dầu xảy ra trong buồng đốt khi piston đi tới gần "điểm chết" trên trong kỳ nén. Nói cách khác, dầu diesel sẽ tự cháy dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao chứ không cần tới bugi chủ động đánh lửa kích nổ như với xăng.

2. Đốt cháy sớm hơn

Như chúng ta biết trong một động cơ xăng, bugi đốt cháy và ngọn lửa di chuyển đến khi nó đốt cháy tất cả nhiên liệu không khí bên trong xy lanh trong khi đó, trong động cơ diesel, quá trình cháy hoàn toàn xảy ra ngay sau khi nhiên liệu được bơm vào, do đó quá trình cháy xảy ra sớm hơn nhiều.

3. Kích thước Piston

Ở động cơ diesel, để nâng cao tỷ số nén thì phải làm tăng thể tích công tác của động cơ lên. Muốn vậy, thì phải làm piston to và dài hơn. Khi piston dài hơn, hành trình của piston cũng lớn lên và thanh truyền cũng phải chế tạo dài tương ứng. Thanh truyền dài hơn đồng nghĩa với việc có một "tay đòn" dài hơn. Mà Mô-men xoắn bằng lực nhân cánh tay đòn. Vì vậy, momen xoắn trên động cơ diesel sẽ lớn hơn động cơ xăng tương ứng. Nhưng, do hành trình dài, nên tốc độ của động cơ diesel cũng vì thế mà thua kém động cơ xăng. Đây là nguyên nhân vì sao, trên xe du lịch thường sử dụng động cơ xăng, do tính tăng tốc và tốc độ của nó.

4. Động cơ Diesel sử dụng TurboCharged (tăng áp)

Tỉ số nén cao đồng nghĩa với việc cần một lượng khí nén vào lớn hơn để đảm bảo công suất. Chính vì vậy, để đảm bảo lượng khí nạp vào buồng đốt thì cần phải trang bị một turbochanrged trên động cơ diesel. Nếu không cơ bộ tăng áp đó thì động cơ diesel sẽ không thể đạt được công suất tối đa. Ngoài ra, tỷ lệ nhiên liệu không khí cho động cơ diesel là 18: 1 đến 70: 1. Sự mất mát bơm cũng không có trong quá trình tiêu thụ khiến động cơ hoạt động hiệu quả hơn.

5. Đánh giá nhiệt

Nhiên liệu diesel có giá trị nhiệt thấp hơn một chút so với xăng. Vì vậy, nhiều nhiệt được lưu trữ trong xăng cho cùng một khối lượng của động cơ diesel. Nhưng dầu diesel dày hơn nhiều so với xăng và có thể tích trữ thêm 15% năng lượng. Vì vậy, mỗi khi động cơ diesel bị cháy, nó tạo ra nhiều năng lượng hơn để tạo áp lực cho piston và nhiều mô-men xoắn hơn cho trục khuỷu.

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Điểm mù của xe ô tô là gì và cách khắc phục

Điểm mù xe ô tô là một trong những yếu tố khó kiểm soát và dễ dẫn đến tai nạn giao thông nhất. Vậy điểm mù xe ô tô là gì? Làm cách nào để hạn chế được điểm mù xe ô tô?

Kính chỉnh điện ô tô: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, một số lỗi thường gặp

Kính chỉnh điện ô tô hoạt động dựa trên cơ chế mô tơ, giúp lái xe dễ dàng đóng, mở cửa sổ mà không cần tốn sức lực.

Công nghệ mới cho phép các kỹ sư ô tô thiết kế các bộ phận từ nhựa tái chế

Nhựa tái chế không phải là vật liệu thường được cân nhắc sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô đặc biệt đối với bất kỳ bộ phận nào được cho là chịu tải hoặc tiêu tan tác động. Do có nhiều loại vật liệu nhựa được đưa vào cơ sở tái chế, thật khó để phân loại hoàn hảo các vật liệu đã sử dụng dựa trên cấu tạo và tính chất cơ học của chúng.

Tác dụng của túi khí và nguyên lý hoạt động

Túi khí là một hệ thống an toàn hạn chế bổ sung trên xe tác động đến hành khách bên trong nhằm bảo vệ khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm. Túi khí được thiết kế để phồng lên cực kỳ nhanh, sau đó nhanh chóng xẹp xuống khi va chạm.

Những công nghệ ô tô tiên tiến nhưng không có "đất sống" ở Việt Nam

Có những công nghệ ô tô tiên tiến trên thế giới nhưng khi về Việt Nam lại bị tháo bỏ do không phù hợp với điều kiện thời tiết, giao thông.

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Land Rover
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Land Rover
    Khi nhắc đến một thương hiệu nổi tiếng với những chiếc xe vượt trội trong khả năng chinh phục mọi địa hình và mang lại trải nghiệm phiêu lưu đích thực, Land Rover chắc chắn là cái tên đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của hầu hết mọi người.
  • Lịch sử hình thành và các thế hệ Isuzu D-max trên thế giới và Việt Nam
    Lịch sử hình thành và các thế hệ Isuzu D-max trên thế giới và Việt Nam
    Isuzu D-Max, dòng xe bán tải được Isuzu Motors giới thiệu từ năm 2002, đã liên tục trải qua nhiều cải tiến và nâng cấp qua các thế hệ. Nhờ vào những bước tiến này, Isuzu D-Max ngày càng khẳng định vị thế của mình, không chỉ đáp ứng mà còn chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất, nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất mạnh mẽ, độ bền bỉ và trang bị tiện nghi vượt trội.
  • Lịch sử và các đời xe Lexus RX
    Lịch sử và các đời xe Lexus RX
    Với lần ra mắt đầu tiên vào năm 1997, Lexus RX - mẫu crossover sang trọng và đẳng cấp, đã không ngừng phát triển qua bốn thế hệ, trải qua nhiều đợt nâng cấp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và giữ vững vị thế trong phân khúc xe hạng sang.
  • Lịch sử hình thành các đời xe Lexus ES
    Lịch sử hình thành các đời xe Lexus ES
    Từ những phiên bản đầu tiên như ES250 đến phiên bản ES300h hiện đại ngày nay, Lexus ES không ngừng cải tiến cả về thiết kế lẫn công nghệ. Mỗi thế hệ đều đánh dấu một bước tiến quan trọng, không chỉ nâng tầm trải nghiệm người dùng mà còn khẳng định vị trí vững chắc trong phân khúc sedan hạng sang.
  • Lịch sử các đời xe Honda Civic trên thế giới và Việt Nam
    Lịch sử các đời xe Honda Civic trên thế giới và Việt Nam
    Civic là một biểu tượng không thể thiếu trong sự phát triển của Honda. Trải qua hơn 40 năm lịch sử, Civic đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc biến Honda trở thành "chiếc xe dành cho mọi người".