Xe hạng A B C D E là gì, tìm hiểu về cách phân hạng xe ở Việt Nam
Thứ Ba, 02/04/2024 - 19:44 - hoangvv
Đối với người sử dụng ô tô, các khái niệm về dòng xe như sedan, hatchback, crossover, SUV hay pickup/bán tải là tương đối phổ biến và mọi người đều hiểu các dòng xe đó là gì. Bạn cũng sẽ nghe thấy những thuật ngữ phân hạng xe như subcompact, compact, mid-size, full-size hoặc sport car hay trong tiếng Việt là các từ tương đương như xe hạng nhỏ, hạng trung, hạng lớn, hạng nhẹ, hạng phổ thông và các thuật ngữ như xe hạng A, SUV cỡ B hay sedan hạng D…
Trong thực tế, việc phân hạng xe có nhiều điểm tương đồng với việc phân chia dòng xe. Tuy nhiên, phân hạng xe thường mang ý nghĩa tổng quát hơn, vì một phân hạng có thể bao gồm nhiều dòng xe khác nhau. Phân hạng xe không chỉ hữu ích trong việc quản lý mà còn giúp người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa xe theo các tiêu chí khác nhau, đồng thời giúp nhà sản xuất phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu thị trường. Bạn có thể hiểu phân hạng xe giống như cách chia cấp độ học vụ trong giáo dục, từ tiểu học, trung học đến đại học.
Việt Nam phân hạng xe theo chuẩn nào?
Như đã nói ở trên có nhiều tiêu chí để phân hạng xe và mỗi nước, vùng lãnh thổ lại áp dụng cách phân hạng khác nhau. Tại Việt Nam, việc phân hạng xe từ lâu đã theo chuẩn EU do Ủy ban châu Âu phân loại theo hạng chữ cái A B C D E F S M J. Cách phân chia này khác biệt khá nhiều so với Mỹ, Nhật Bản hay cả chuẩn của Chương trình đánh giá xe mới của châu Âu - Euro NCAP.
Trong phạm vi bài viết này, chỉ đề cập tới phân hạng A B C D E là các phân hạng phổ thông nhất. 5 hạng kể trên thường áp dụng với xe du lịch bình dân phổ thông như hatchback, sedan và SUV, những dòng xe đặc thù thường được xếp ở trong một phân hạng riêng như xe MPV, xe bán tải/pickup hay xe điện mini...
Để phân hạng xe theo hạng A B C D E sẽ dựa trên tiêu chí đầu tiên là kích cỡ tổng thể xe cụ thể là chiều dài trục cơ sở, sau đó là dựa trên dung tích xi lanh của động cơ và cuối cùng giá bán. Tất nhiên, những khái niệm hay phân chia đều có sự giao thoa nên không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối. Đặc biệt là trong quá trình cạnh tranh có những nhà sản xuất tự mình vượt rào từ tăng kích thước xe tới trang bị, giá bán nên đôi khi xảy ra những trường hợp 1 xe được phân loại vào hạng B+ hoặc C-.
Phân hạng | Chiều dài cơ sở (mm) | Dung tích động cơ (lít) | Giá bán |
Xe hạng A | 2,400 - 2,500 | 1.0 - 1.2 | Dưới 500 triệu |
Xe hạng B | 2,550 - 2,730 | 1.2 - 1.6 | 500 triệu - 800 triệu |
Xe hạng C | 2,700 - 2,800 | 1.4 - 2.0 | 600 triệu - 900 triệu |
Xe hạng D | 2,800 - 2,900 | 1.8 - 2.5 | 750 triệu - 1,2 tỷ |
Xe hạng E | 2,900 trở lên | 1.8 - 2.5 | 900 triệu - 1,8 tỷ |
Bảng phân hạng xe dựa trên kích thước chiều dài cơ sở, động cơ và giá bán
Phân khúc xe hạng A - xe mini
A là hạng xe mini, tương đồng với tương đồng với subcompact tại Mỹ. Xe hạng A có dung tích động cơ trong khoảng từ 1L đến 1,2L, chiều dài cơ sở khoảng 2400- 2500mm. Hạng A gồm các dòng xe gia đình cỡ nhỏ, dòng xe mini nhờ có kích thước “khiêm tốn” nên dễ dàng xoay sở trong đường hẹp, tiết kiệm nhiên liệu và với mức giá khoảng từ 350 đến 600 triệu đồng
Các dòng xe hạng A như: Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo, Vinfast Fadil, Honda Brio...
SUV hạng A: Toyota Raize, Kia Sonet, VinFast VF5…
Phân khúc xe hạng B - xe gia đình cỡ nhỏ
Hạng B là xe giá đình cỡ nhỏ, nếu so với chuẩn Mỹ thì cũng thuộc phân khúc xe subcompact. Xe thuộc phân khúc này có dung tích động cơ dao động từ 1.4L – 1.6L cho khả năng vận hành tốt hơn hạng A. Chiều dài cơ sở dao động khoảng 2.500 – 2600mm. Xe hạng B có giá dao động từ 500-850 triệu đồng.
Sedan hạng B: Honda City, Mazda 2 sedan, Toyota Vios, Hyndai Accent…
Hatchback hạng B: Mazda 2 hatchback, Toyota Yaris, Suzuki Swift,…
SUV hạng B: Hyundai Creta, Kia Seltos, Peugeot 2008... Đây là phân khúc được đánh giá là cạnh tranh bậc nhất trên thị trường hiện nay.
Phân khúc xe hạng C - xe bình dân tầm trung
Hạng C là xe bình dân tầm trung, tương đương với hạng nhỏ của Hoa Kỳ. Đây là phân khúc xe có phần “sôi động” nhất do đáp ứng được các nhu cầu từ đi nông thôn, thành phố hay trên các đường cao tốc một cách “đủ dùng”. Với mức giá khoảng: 700 đến 1 tỷ đồng.
Dung tích xi lanh của hạng xe này dao động từ 1.4L đến 2.2L hoặc cao hơn là 2.5L, chiều dài cơ sở khoảng 2.700mm.
Sedan hạng C: Toyota Altis, Mazda 3 sedan, Kia Cerato, Hyundai Elantra…
Hatchback hạng C: Mazda 3 hatchback, Kia Cerato hatchback (đã dừng phân phối)
SUV hạng C: Kia Sportage, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Mitsubishi Outlander Sport, Nissan X-Trail…
Phân khúc xe hạng D
Xe phân khúc hạng D là những mẫu xe sedan 5 chỗ hoặc SUV 7 chỗ có kích thước lớn, chiều dài cơ sở khoảng trên dưới 2.800 mm. Những mẫu ô tô hạng D có dung tích động cơ từ trên 1.8L trở lên, phổ biến nhất 2.0L – 2.5L nhưng cũng có xe lắp 1.5 turbo như Honda Accord. Giá xe ô tô phân khúc D dao động trong khoảng 800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Phân khúc này có cả sedan và SUV, nhưng sedan ngày càng thất thế và SUV lên ngôi.
Xe ô tô phân khúc D có khoang hành lý khá rộng rãi, không gian nội thất thoải mái.
Sedan hạng D: Toyota Camry, Vinfast Lux A 2.0, Mazda 6…
SUV hạng D: Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Mazda CX 8, Hyndai Santafe...
Phân khúc xe hạng E - xe bình dân cỡ lớn
Phân khúc E ở xe phổ thông chỉ những dòng xe trên cỡ trung, nhưng chưa tới tầm cỡ lớn. Ở các thị trường phát triển, người ta vẫn xếp E là xe cỡ trung. Phân khúc này có trục cơ sở nhỉnh hơn khoảng 100 mm so với cỡ D, nhưng đôi khi cũng chỉ ngang ngửa cỡ D. Tuy vậy các kích thước khác tổng thể thường lớn hơn.
Phân khúc này chủ yếu là các dòng SUV/Crossover
SUV hạng E: Hyundai Palisade, VinFast VF 9, Volkswagen Teramont, Ford Explorer, Toyota Land Cruiser Prado, Jeep Grand Cherokee...
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Động cơ Stirling hoạt động như thế nào?
Lịch sử dòng xe tải Hyundai Porter
Cấu tạo của hệ thống gạt nước mưa – rửa kính trên xe ô tô
GAC All-New GS8: Trải nghiệm lái đỉnh cao với sự ổn định và êm ái vượt trội
Lịch sử các đời xe Honda Accord trên thế giới và Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
-
Điều hòa ô tô không mát, nguyên nhân phổ biến và cách xử lý hiệu quảCó nhiều nguyên nhân khiến hệ thống điều hòa ô tô hoạt động kém hiệu quả hoặc không làm mát. Trong trường hợp này, các bộ phận quan trọng cần kiểm tra bao gồm lọc gió điều hòa, mức gas lạnh, dàn nóng, dàn lạnh và lốc điều hòa, bởi bất kỳ sự cố nào ở các thành phần này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mát của hệ thống.
-
Tại sao nên đỗ xe quay đầu ra ngoài? Những lợi ích không ngờ đếnViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ trong hầm hoặc bãi gửi được xem là giải pháp tối ưu, giúp đảm bảo an toàn và tăng khả năng quan sát cho tài xế.
-
Ô tô từng bị ngập nước? 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết ngayKhi một chiếc ô tô bị ngập nước, nhiều bộ phận và hệ thống quan trọng có thể bị ảnh hưởng, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng lâu dài. Do đó, khi chọn mua xe đã qua sử dụng, người mua cần kiểm tra kỹ lưỡng nhiều khu vực trên xe để xác định liệu chiếc xe có từng bị ngập nước hay không, tránh rủi ro gặp phải các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng sau này.
-
Giải mã các lỗi điều hòa ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quảHệ thống điều hòa đóng vai trò quan trọng trên ô tô, đặc biệt tại các vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Dù không ảnh hưởng đến vận hành, nhưng mọi hư hỏng đều tác động trực tiếp đến sự thoải mái của hành khách.
-
Điều khiển hệ thống đánh lửa: Nguyên lý hoạt động và ứng dụng thực tếHệ thống đánh lửa đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hiệu suất động cơ, đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra chính xác và hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ ô tô, các hệ thống đánh lửa ngày càng hiện đại, tích hợp các phương pháp điều khiển tiên tiến giúp cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải và nâng cao độ bền động cơ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên lý hoạt động, các loại hệ thống đánh lửa phổ biến, cùng những công nghệ điều khiển hiện đại đang được ứng dụng trên các mẫu xe ngày nay.