Nguyên nhân bên trong kính chắn gió ô tô luôn bị bẩn dù thường xuyên vệ sinh

Thứ Tư, 20/09/2023 - 13:30 - ducht

Có một sự thật là bên trong kính chắn gió ô tô rất dễ bị bám bẩn và cách phòng ngừa điều này hầu như không thể.

Kính chắn gió ô tô là khu vực giúp người điều khiển xe quan sát các tình huống giao thông phía trước. Do đó, một chiếc xe dù có hiện đại đến mấy mà kính chắn gió bị bụi bẩn sẽ làm tăng nguy cơ gây mất an toàn.

Dù không chịu tác động ở bên ngoài nhưng bề mặt bên trong kính chắn gió vẫn bị bụi bẩn do nhiều nguyên nhân.

Ở bên trong, nhiều người sẽ nghĩ kính chắn gió sẽ không bụi bẩn như bên ngoài nhưng thực tế ngay cả khi người dùng lau chùi thường xuyên, bề mặt bên trong kính lái ô tô vẫn sẽ luôn bị bám bẩn.

Nguyên nhân do đâu?

Đây không phải là lớp sương mù gây ra do hiện tượng chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài gây ra, mà là do hóa chất. Cụ thể, đó là các hóa chất được tạo ra từ nhựa và chất tổng hợp ở cả trên và dưới bảng điều khiển của xe.

Hầu hết mọi thứ bên trong của một chiếc xe mới đều được cấu thành từ vật liệu nhựa và da. Tất cả những vật liệu đó đều tạo ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).

Các hóa chất của nội thất bay hơi trong quá trình sinh nhiệt sẽ bám vào bề mặt kính chắn gió.

Vấn đề trở nên xấu đi khi đỗ xe ngoài trời quá lâu trong thời tiết nắng nóng và không gian bên trong xe sẽ sinh ra những khí độc nếu không có sự lưu thông không khí.

Tất cả những hóa chất bay hơi đó bám vào nhiều khu vực bên trong xe bao gồm cả kính chắn gió. Kết quả là bên trong kính chắn gió của xe sẽ trở nên mờ và bẩn.

Làm thế nào để loại bỏ lớp sương mù khỏi kính chắn gió ô tô?

Người dùng có thể xử lý điều này bằng cách sử dụng chất tẩy rửa kính phù hợp để loại bỏ tất cả sương mù khi hiện tượng này xảy ra.

Chất tẩy rửa kính gốc amoniac hoạt động tốt nhất vì nó giúp làm sạch bề mặt mà không để lại vết bẩn. Khả năng làm sạch của chất hoạt động bề mặt mạnh và thời gian khô nhanh là những lợi ích tuyệt vời khi có amoniac trong chất tẩy rửa kính.

Sử dụng chất tẩy rửa chưa amoniac để xử lý tốt nhất bề mặt kính lái.

Tuy nhiên, nhược điểm của amoniac là có độ ăn mòn cao, đổi màu kính theo thời gian nếu sử dụng nồng độ, liều lượng không phù hợp. Người dùng nếu lo ngại điều này thì hãy sử dụng cồn hoặc giấm thay thế cũng có tác dụng tương tự.

Xịt toàn bộ kính chắn gió và lau bằng khăn sợi nhỏ mềm, khô và sạch. Sau đó, lau lại kính lái bằng một chiếc khăn khô khác, xoa theo chuyển động tròn cho đến khi kính khô.

Hãy để không khí bên trong xe luôn luân chuyển

Bởi vì không khí bị ứ động và nhiệt độ cao đều sẽ làm tăng nhanh tốc độ tích tụ lớp sương mù trên kính chắn gió nên việc để mở hé cửa kính bên để không khí bên trong lưu thông sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.

Đỗ xe trong bóng râm hoặc trong nhà cũng có thể hạn chế và làm chậm thời gian tích tụ lớp sương mù lên bề mặt kính lái.

Luôn để sẵn chất tẩy rửa kính và khăn lau khô trên xe khi cần xử lý bề mặt kính.

Hiện tại, không có cách nào để ngăn chặn hiện tượng sương mù trên kính chắn gió một cách triệt để bên trong kính chắn gió của xe. Vì vậy, cách tốt nhất là người dùng luôn để sẵn các chất tẩy rửa kính và một số khăn sạch để có thể làm sạch kính khi cần.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Có nên xịt rửa khoang máy ô tô? những điều bạn cần biết

Nhiều chủ xe thường lo ngại về việc xịt rửa trực tiếp khoang máy ô tô, vì sợ rằng nước có thể gây hư hỏng các bộ phận điện tử trong hệ thống.

Những lý do bạn nên vệ sinh nội thất “xế cưng” định kỳ?

Nội thất ô tô là không gian tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với chủ xe và hành khách, do đó sau thời gian sử dụng các chi tiết bên trong cabin xe sẽ bị bám bụi, nếu không được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khoẻ, sự an toàn trong suốt hành trình.

Cách chống nóng ô tô hiệu quả nhất

Những cách chống nóng như dán phim cách nhiệt, bảo dưỡng điều hoà hay lắp thêm các phụ kiện... sẽ không đạt hiệu quả nếu không làm đúng cách.

Giải pháp chống mốc ô tô mùa nồm ẩm đơn giản, an toàn ngay tại nhà

Thời tiết nồm ẩm đặc trưng tại miền Bắc khiến khoang nội thất ô tô dễ rơi vào tình trạng ẩm ướt, phát sinh mùi hôi khó chịu và xuất hiện các vết mốc ố trên trần xe. Để khắc phục hiệu quả, chủ xe cần áp dụng các biện pháp kiểm soát độ ẩm như sử dụng điều hòa ở chế độ làm khô (dry), kích hoạt sấy kính, kết hợp vệ sinh nội thất định kỳ bằng dung dịch diệt nấm mốc như giấm trắng pha loãng. Những giải pháp này không chỉ giúp cải thiện không khí trong cabin mà còn ngăn ngừa hư hỏng vật liệu nội thất do ẩm mốc kéo dài.

Những kinh nghiệm "vàng" làm mát ô tô khi hệ thống điều hòa gặp sự cố bất ngờ

Trong trường hợp điều hòa ô tô bị hỏng và không thể hoạt động, tài xế có thể áp dụng các phương pháp làm mát xe đơn giản như hạ cửa kính hoặc tận dụng cửa sổ trời để tạo luồng không khí lưu thông, giúp không gian bên trong xe thoáng mát hơn.

Có thể bạn quan tâm