Không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên xe

Thứ Sáu, 15/09/2023 - 17:39

Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều trang bị bộ lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ, lọc dầu động cơ và cả lọc nhiên liệu nhằm hạn chế bụi bẩn, cặn bã gây cản trở quá trình lưu thông không khí, dầu nhớt hay nhiên liệu trên xe.

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được vệ sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa… hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.

Lọc gió động cơ

Lọc gió thường đặt trong khoang động cơ, chi tiết này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc.

Nếu không được vệ sinh hay thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, dẫn đến hiện tượng sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu/không khí hay còn gọi là Air/Fuel) làm giảm công suất, xe mau hết xăng, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt. Thế nên, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ khi phát hiện xe bỗng nhiên chạy hao xăng, tiếp theo là động cơ thường bị tắt đột ngột, công suất không ổn định và động cơ nhanh bị nóng.

Lọc gió điều hòa

Tương tự như lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa có vai trò lọc bụi bẩn, không khí ẩm trước khi đi vào khoang nội thất.

Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện không khí đi qua điều hoà giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu hay mùi hôi khó chịu nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.

Lọc dầu động cơ

Bộ lọc dầu động cơ có 2 bộ lọc là lọc thô và lọc tinh. Bộ phận lọc thô có chức năng lọc thành phần tạp chất có vật thể kích thước lớn từ cacte. Còn lọc tinh có chức năng lọc bụi bẩn cặn bã có kích thước nhỏ.

Bộ lọc dầu động cơ có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất dầu nhớt, để đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ. Không giống như lọc gió, bộ lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km.

Lọc nhiên liệu (xăng, dầu)

Bên cạnh lọc động cơ, lọc gió thì lọc nhiên liệu đóng vai trò rất quan trọng trên ô tô. Lọc nhiên liệu có chức năng lọc những bụi bẩn, tạp chất trước nhiên liệu đi vào động cơ.

Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến các vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, gây hiện tượng giật động cơ, xe vận hành không ổn định. Với những thành phần hỗn hợp có trong xăng cũng như tạp chất trong quá trình sử dụng, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Phân biệt các loại phụ tùng ô tô để tránh hàng giả, đồ cũ

Phụ tùng ô tô rất đa dạng mẫu mã, chủng loại và được chia thành nhiều loại theo giá bán và chất lượng khác nhau.

Hậu quả của nắng nóng đối với dầu nhớt ô tô

Nắng nóng có thể gây những vấn đề nghiêm trọng cho dầu nhớt ô tô, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và tuổi thọ của động cơ.

Cần kiểm tra hạng mục gì trên ô tô sau hành trình dài ngày

Sau kỳ nghĩ Tết Âm lịch dài ngày, những xưởng gara, trung tâm dịch vụ đã đi vào hoạt động cũng là lúc chủ xe nên kiểm tra lại một số hạng mục để chiếc xe luôn vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ.

Xe ô tô bị hụt ga do những nguyên nhân nào?

Khi thấy xe ô tô bị hụt ga cần kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sớm, bởi nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm khi lái xe.

Kích bình ắc quy khi xe bị hết điện, làm thế nào cho đúng và an toàn

Kích bình ắc quy tưởng chừng như rất đơn giản nhưng với nhiều người lái mới, họ có thể bối rối trong trường hợp xe bất ngờ hết điện.

Xem nhiều nhất

  • Tại sao nước làm mát ô tô có nhiều màu?
    Tại sao nước làm mát ô tô có nhiều màu?
    Những loại nước làm mát ô tô có nhiều màu sắc khác nhau và mỗi loại đều được pha chế đặc biệt để giữ cho động cơ có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài.