Cách nhận biết ô tô bị hỏng bugi

Thứ Năm, 14/09/2023 - 10:11 - ducht

Bugi ô tô bị hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, khiến xe bị hao nhiên liệu, khó nổ máy, động cơ rung… Gặp trường hợp này, chủ xe cần thay bugi ngay.

Bugi ô tô bị hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, khiến xe bị hao nhiên liệu, khó nổ máy, động cơ rung… Gặp trường hợp này, chủ xe cần thay bugi ngay.

Tác dụng của bugi ô tô

Bugi (spark plug) là bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa, đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của động cơ xe. Bugi ô tô có tác dụng phát sinh ra tia lửa điện giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát giúp đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh.

Cấu tạo bugi ô tô

Bugi ô tô có cấu tạo bao gồm 4 phần chính: vỏ sứ, đầu nối, đầu điện cực và lõi đồng.

Do hoạt động với áp suất nén lên đến 50kg/cm2 và nhiệt độ lên đến 2.500 độ C nên bugi được chế tạo từ vật liệu chịu nhiệt và áp suất cao như đồng, niken, iridi, platinum hoặc gốm.

Bugi ô tô được cấu tạo bởi các vật liệu đặc biệt

Quá trình tạo ra tia lửa điện của bugi là sự phản ứng giữa khí oxy, nhiên liệu và nhiệt độ. Tạo ra vụ nổ nhỏ, tỏa nhiệt từ 4.700 độ C đến 6.500 độ C giúp đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, không khí và đẩy piston xuống trong chu kỳ nén.

Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng

Theo các chuyên gia ô tô, cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng có thể dựa vào 6 dấu hiệu sau:

Mức tiêu hao nhiên liệu bất thường

Báo cáo từ Viện ASE (Automotive Service Excellence - Viện Quốc Gia về Dịch vụ Ô tô xuất sắc) cho thấy trường hợp bugi bị hỏng có thể làm giảm hiệu suất đốt cháy nhiên liệu lên đến 30%, khiến thời gian đốt cháy lâu hơn, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Máy không nổ hoặc khó khởi động

Bụi bẩn và hao mòn chi tiết có thể hạn chế khả năng đánh lửa của bugi. Ngoài ra, hơi nước đọng trong xi lanh có thể khiến động cơ bị lạnh, bugi sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn để tạo ra tia lửa đốt cháy nhiên liệu, việc khởi động máy cần nhiều thời gian hơn so với bình thường.

Bụi bẩn và hao mòn chi tiết có thể hạn chế khả năng đánh lửa của bugi

Đèn động cơ bất ổn

Với nhiều tài xế, cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng đơn giản nhất là dựa vào đèn báo kiểm tra động cơ. Khi bugi gặp vấn đề sẽ kích hoạt đèn báo sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia ô tô cho rằng, có nhiều nguyên nhân khác cũng khiến đèn báo phát sáng như lỗi về bộ cảm biến năng lượng, bộ chuyển đổi xúc tác hay nắp bình chứa nhiên liệu. Vì thế, chủ xe nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, không quy chụp đèn báo sáng nghĩa là lỗi bugi để có hướng khắc phục nhanh chóng, phù hợp.

Hiệu suất kém

Dưới sự điều khiển của hệ thống ECM, bugi sẽ tạo ra tia lửa mạnh đủ để đốt cháy lượng nhiên liệu cần thiết cung cấp cho động cơ. Khi bugi bị lỗi hoặc hỏng, nhiên liệu cháy không ổn định khiến xe ì máy, đứng máy.

Phản ứng chậm

Xe bị hỏng hoặc mòn bugi sẽ khởi động chậm, không thể tăng tốc nhanh, máy nổ không đều hoặc có hiện tượng giật khi đang vận hành. Chủ xe cần tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế bugi để không ảnh hưởng đến động cơ.

Màu sắc của bugi

Những dấu hiệu bất thường của bugi còn có thể nhận biết thông qua màu sắc:

- Bugi màu đen và nhớt, kèm theo mùi khét cho thấy dầu nhớt bị rò rỉ vào xi lanh, bám và khiến bugi không thể đánh lửa.

- Bugi có màu trắng là dấu hiệu bộ phận làm mát có vấn đề, bugi sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh lửa.

- Bugi có màu vàng nâu là động cơ đang hoạt động bình thường.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Giải pháp chống mốc ô tô mùa nồm ẩm đơn giản, an toàn ngay tại nhà

Thời tiết nồm ẩm đặc trưng tại miền Bắc khiến khoang nội thất ô tô dễ rơi vào tình trạng ẩm ướt, phát sinh mùi hôi khó chịu và xuất hiện các vết mốc ố trên trần xe. Để khắc phục hiệu quả, chủ xe cần áp dụng các biện pháp kiểm soát độ ẩm như sử dụng điều hòa ở chế độ làm khô (dry), kích hoạt sấy kính, kết hợp vệ sinh nội thất định kỳ bằng dung dịch diệt nấm mốc như giấm trắng pha loãng. Những giải pháp này không chỉ giúp cải thiện không khí trong cabin mà còn ngăn ngừa hư hỏng vật liệu nội thất do ẩm mốc kéo dài.

Tác hại nghiêm trọng khi đổ dư dầu động cơ ô tô

Đổ dư dầu động cơ xe ô tô không đơn giản chỉ dừng ở việc dầu bị thừa mà nó còn kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu khác cho “xế yêu” của bạn.

Giải mã lý do má phanh trước ôtô mòn nhanh hơn má phanh sau

Trên cùng một chiếc xe, má phanh trước thường mòn nhanh hơn má phanh sau do chúng phải hoạt động với tần suất cao hơn.

Những thói quen hủy hoại lốp xe mà tài xế cần thay đổi ngay

Những thói quen tưởng chừng như vô hại, chẳng hạn như tăng tốc đột ngột, bơm lốp quá căng, hoặc đỗ xe sát vỉa hè, thực tế có thể gây ra sự hao mòn đáng kể cho lốp xe, làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành.

Xuống dốc an toàn: Nên dùng số thấp hay phanh?

Nên sử dụng phanh hay số thấp để giảm tốc khi xuống dốc nhằm đảm bảo an toàn và tối ưu mức tiêu hao nhiên liệu?

Có thể bạn quan tâm