Mazda chính thức khai tử mẫu xe điện duy nhất MX-30 do doanh số kém

Thứ Hai, 26/05/2025 - 19:35 - loanpd

Mazda quyết định dừng sản xuất mẫu xe điện đầu tiên và cũng là duy nhất của mình do phạm vi hoạt động hạn chế và thiếu tính thực tế.

Phạm vi hoạt động hạn chế và thiết kế kém thực dụng

Mazda vừa tuyên bố chính thức ngừng sản xuất mẫu xe điện đầu tiên và duy nhất của hãng – MX-30 – sau 4 năm có mặt trên thị trường ô tô. Đây được xem là bước lùi chiến lược trong bối cảnh hãng xe Nhật Bản đang chuẩn bị tái định hình danh mục xe điện để đáp ứng các quy định khắt khe hơn về phát thải tại châu Âu và Anh.

Ra mắt lần đầu tại Triển lãm Ô tô Tokyo 2019 và chính thức bán tại Anh từ năm 2021, Mazda MX-30 là mẫu SUV cỡ nhỏ chạy hoàn toàn bằng điện, cạnh tranh với các đối thủ như Kia Soul EV, Renault 4 hay Peugeot e-2008,...

Tuy nhiên, mẫu xe này nhanh chóng vấp phải nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia và người dùng do phạm vi hoạt động hạn chế, chỉ khoảng 124 dặm (200km). Nguyên nhân do MX-30 sử dụng pin dung lượng nhỏ 35,5 kWh nhằm giảm trọng lượng và khí thải trong quá trình sản xuất.

Trong khi một số đối thủ như Jeep Avenger, Renault 4 và MINI Aceman dù tương đương và khối lượng và kích thước nhưng có phạm vi hoạt động khoảng 250 dặm (hơn 400km). Điều này càng làm nổi bật thêm những điểm yếu của MX-30 tại thị trường châu Âu.

Bên cạnh đó, thiết kế cửa sau kiểu "coach door" (mở ngược) và không gian nội thất có phần chật hẹp cũng khiến MX-30 kém hấp dẫn so với các đối thủ cùng phân khúc.

Dù có mức giá cạnh tranh, nhưng tính thực dụng thấp khiến mẫu xe này không đạt được doanh số kỳ vọng, không chỉ ở châu Âu. Tại thị trường Mỹ, doanh số của MX-30 cực kỳ khiêm tốn, với chỉ 66 xe được bán ra trong năm 2023.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng phạm vi hoạt động hạn chế và thiết kế không thực dụng là những yếu tố chính dẫn đến thất bại của mẫu xe này.

Mua xe điện hay xe xăng trong 5 năm tới?

Mazda chưa từ bỏ xe điện

Dù ngừng sản xuất phiên bản thuần điện, Mazda vẫn tiếp tục bán ra bản hybrid sạc điện (plug-in hybrid) của MX-30, sử dụng động cơ xoay (rotary engine) làm máy phát điện, cho phạm vi hoạt động kết hợp lên tới hơn 400 dặm (khoảng 640km).

Hãng cũng xác nhận sẽ ra mắt mẫu sedan điện Mazda 6e vào năm 2026, nhằm cạnh tranh với Tesla Model 3, cùng một mẫu SUV điện hoàn toàn mới. Đây là một phần trong kế hoạch đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Anh về việc yêu cầu 28% lượng xe mới bán ra trong năm 2025 phải là xe không phát thải.

Việc khai tử MX-30 thuần điện cho thấy những khó khăn mà Mazda cũng như nhiều hãng xe truyền thống đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang xe điện. Từ thiết kế pin dung lượng nhỏ nhằm giảm phát thải đến việc thiếu mạng lưới sạc nhanh, các yếu tố này khiến mẫu xe không đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.

Tại thị trường toàn cầu, hãng xe Nhật Bản đang phát triển các mẫu xe điện khác như Mazda 2e, 3e, CX-5e, và CX-6e, với kế hoạch ra mắt từ nay đến năm 2027. Với kế hoạch ra mắt các mẫu xe điện mới và chiến lược linh hoạt hơn, Mazda vẫn cho thấy cam kết theo đuổi xu hướng điện hóa, dù bước đầu có phần chậm chân so với các đối thủ.

Mazda xác nhận sẽ ngừng sản xuất MX-30 tại thị trường châu Âu vào cuối năm 2025, sau khi đã rút khỏi thị trường Mỹ từ 2023. Dù vậy, hãng cho biết vẫn đang đầu tư mạnh vào mảng xe điện, với các dòng EV hoàn toàn mới dự kiến ra mắt từ năm 2026, phát triển trên nền tảng khung gầm mới và pin hiệu suất cao hơn.

Quyết định khai tử MX-30 không chỉ là dấu chấm hết cho một sản phẩm không thành công, mà còn thể hiện bước chuyển mình của Mazda trong việc rút kinh nghiệm từ thất bại để chuẩn bị cho một chiến lược điện hóa bài bản hơn trong tương lai.

 

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Mua xe Toyota lắp ráp, khách hàng không mất lệ phí trước bạ

Thời điểm tháng 9 là cơ hội không thể bỏ qua cho khách hàng đang có ý định mua xe Toyota lắp ráp trong nước. Khi kết hợp giữa chính sách hỗ trợ của nhà nước và các ưu đãi từ chính hãng, người mua gần như không phải chi trả khoản lệ phí trước bạ – một chi phí đáng kể khi sở hữu xe.

Giá xe Mazda CX-5 mới nhất tháng 2/2024

Dưới đây là bảng giá lăn bánh xe Mazda CX-5 tháng 2/2024 cùng những ưu đãi mua xe mới nhất được cập nhật.

Green Future: Xu hướng sở hữu xe linh hoạt nào đang "chiếm sóng" giới trẻ?

Giải pháp “sở hữu xe linh hoạt” do Green Future triển khai đang nhanh chóng định hình như một xu hướng tiêu dùng hiện đại, nhận được sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ từ đông đảo người dùng nhờ tính tiện lợi, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu di chuyển ngày càng đa dạng.

Việt Nam nhập khẩu ô tô từ nước nào nhiều nhất?

Sau khoảng thời gian giữ vị trí số 1, Thái Lan chỉ còn là thị trường nhập khẩu ô tô lớn thứ hai của Việt Nam, vị trí đầu bảng đã thuộc về Indonesia.

Thị trường xe Việt ngày càng ưa chuộng mẫu xe SUV đô thị

SUV đô thị đang là phân khúc có đa dạng mẫu xe đến từ nhiều thương hiệu cùng tham gia. Hiện tại đang có 8 mẫu xe khác nhau đang cạnh tranh tại thị trường Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

  • Thị phần xe cỡ nhỏ thay đổi: Hyundai i10 mất vị thế, ai đang vươn lên?
    Thị phần xe cỡ nhỏ thay đổi: Hyundai i10 mất vị thế, ai đang vươn lên?
    Trong 4 tháng đầu năm 2025, Hyundai i10 chiếm gần 54% thị phần phân khúc xe cỡ A, giảm đáng kể so với mức 71% của năm 2023 và 63% trong năm 2024.
  • Xe SUV là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và các mẫu SUV bán chạy tại Việt Nam
    Xe SUV là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và các mẫu SUV bán chạy tại Việt Nam
    SUV là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi chọn mua xe ô tô, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa sang trọng, vừa linh hoạt trên nhiều loại địa hình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm SUV, đặc điểm, phân loại, ưu nhược điểm cũng như so sánh với các dòng xe khác như sedan, crossover,... nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và chính xác nhất.
  • Rolls Royce Ghost Series II về Việt Nam giá đắt gấp 4 lần, giá từ 34,9 tỷ đồng
    Rolls Royce Ghost Series II về Việt Nam giá đắt gấp 4 lần, giá từ 34,9 tỷ đồng
    Mẫu xe siêu sang Rolls-Royce Ghost thế hệ mới vừa trình làng đại gia Việt Nam với mức giá từ 34,9-40,59 tỷ đồng, đắt gấp 4 lần do phải chịu chi phí thuế cao.
  • Chiêu bài mới của xe Trung Quốc khiến thị trường ôtô Việt phải dè chừng
    Chiêu bài mới của xe Trung Quốc khiến thị trường ôtô Việt phải dè chừng
    Rất ít hãng xe trên thị trường áp dụng chính sách hậu mãi táo bạo như Omoda và BYD. Trong khi Omoda gây ấn tượng với thời gian bảo hành lên tới 7 năm hoặc 1 triệu km con số gần như chưa từng có tiền lệ, thì BYD lại chọn cách tiếp cận người dùng đầy khác biệt khi mạnh dạn cho khách hàng mượn xe lái thử trong suốt 30 ngày liên tục trước khi đưa ra quyết định mua.
  • Đại lý Mitsubishi đang giảm giá Xforce cực mạnh
    Đại lý Mitsubishi đang giảm giá Xforce cực mạnh
    Hiện tại, nhiều đại lý Mitsubishi đang triển khai chương trình giảm giá trực tiếp bằng tiền mặt dành cho phiên bản Xforce Ultimate, nhằm giải phóng lượng xe tồn kho sản xuất năm 2024. Sau ưu đãi, giá bán thực tế của mẫu SUV đô thị cao cấp này hiện chỉ còn dưới 650 triệu đồng, tạo nên một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc cho những khách hàng đang tìm kiếm mẫu xe trang bị nhiều công nghệ với ngân sách hợp lý.