Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là gì
Thứ Tư, 30/10/2024 - 14:27
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS trên ô tô là gì?
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) còn có tên gọi khác là hay còn có tên gọi khác là ASR (Anti Slip Regulator) là hệ thống được phát triển để kiểm soát lực kéo khi xe bắt đầu tăng tốc hay đi trên bề mặt đường trơn trượt, tác động đến lực bám đường của xe, chống xoay vòng bánh xe tại chỗ, giúp điều khiển xe đi đúng hướng khi đi đường trơn. Trong thiết kế của nhiều hãng xe, hệ thống an toàn này là một tính năng phụ của hệ thống cân bằng điện tử.
Cũng có chức năng đảm bảo độ bám đường nhưng ứng dụng của TCS hoàn toàn khác với ABS. Nếu như hệ thống chống bó cứng phanh ABS giúp đảm bảo độ bám đường và ổn định bánh xe khi phanh gấp thì tính năng kiểm soát lực kéo TCS lại có nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường khi xe di chuyển.
Trước đây, tính năng an toàn chủ động này chỉ được ứng dụng trên các dòng xe cao cấp nhưng hiện nay, TCS phổ biến và được trang bị ở hầu hết các dòng xe. Hệ thống kiểm soát lực kéo này còn có tên gọi phổ thông là "chống trơn trượt"
Biểu tượng của hệ thống kiểm soát lực kéo
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo trên xe ô tô
Hệ thống hoạt động dựa trên các cảm biến điện tử được đặt tại mỗi bánh xe. Thông qua đó sẽ giúp điều chỉnh lực kéo phân phối đều đến cách bánh xe nhằm giúp xe ô tô luôn ở trạng thái cân bằng. Khi chạy trên đường cao tốc, đoạn đường trơn trượt, trời mưa, thắng phanh gấp thì hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ phát huy tác dụng của mình. Hệ thống kiểm soát lực kéo trên xe ô tô có cấu tạo và nguyên lý hoạt động cụ thể như sau:
Cấu tạo
Hệ thống kiểm soát độ bám đường TCS có cấu tạo gồm 5 bộ phận chính, bao gồm:
- Module điều khiển
- Bộ điều biến
- 4 cảm biến lốp
- Bánh răng mã hóa vòng quay ô tô
- Phanh đĩa
Sơ đồ cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS
Nguyên lý hoạt động
Hệ thống kiểm soát lực kéo hoạt động dựa trên các cảm biến được lắp đặt trên các bánh xe. Các cảm biến này sẽ theo dõi tốc độ của từng bánh xe trong suốt quá trình vận hành, di chuyển. Thông tin liên tục được truyền tải đến hệ thống điều khiển điện tử ECU và bộ phận này sẽ xử lý mọi yêu cầu nhận được.
Nếu phát hiện một trong các bánh xe hoặc cả bốn bánh xe quay tốc độ nhanh hơn bình thường thì hệ thống điều khiển điện tử ECU sẽ đưa ra hướng xử lý. ECU đưa ra tín hiệu cho dây cáp kết nối với van điều khiển lực kéo tự động ATC hoạt động. Đồng thời thực hiện lực kéo phanh đến cách bánh xe để kiểm soát lực kéo. Khi đó hệ thống kiểm soát độ bám đường TCS sẽ tự động kích hoạt.
Tác dụng hữu ích của hệ thống kiểm soát lực kéo
Lắp đặt hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là một bước tiến kỹ thuật công nghệ trong ngành sản xuất xe ô tô. Hệ thống này sẽ đảm bảo an toàn, tránh trơn trượt, hạn chế gây mất an toàn khi lái xe. Bởi hệ thống này có khả năng giới hạn tốc độ vòng quay của bánh xe trong quá trình tăng tốc. Từ đó giúp cách bánh xe đảm bảo được độ bám đường tốt nhất trong suốt quá trình di chuyển.
Trong các điều kiện mặt đường trơn trượt, mưa, tầm nhìn hạn chế, hệ thống TCS sẽ phát huy tác dụng để không gây ra bất trắc sự cố ngoài ý muốn. Trường hợp một vài bánh xe quay nhanh hơn so với các bánh còn lại, hệ thống TCS giảm lực truyền tới bánh xe quay nhanh để làm chậm. Hoặc hệ thống sẽ đưa ra lệnh phân bổ lực quay sang các bánh xe khác giúp tạo ra độ cân bằng.
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS và hệ thống phanh ABS là bộ đôi kết hợp hoàn hảo để tăng tính an toàn tối đa cho xe ô tô. Tác dụng chính của hệ thống TCS đó chính là hạn chế tối đa tình trạng lật bánh tại những địa chình trơn trượt, khó đi. Hiệu quả của hệ thống này đã được kiểm nghiệm và chứng minh độ an toàn.
Tin cũ hơn
Các hãng xe ô tô của Đức nổi tiếng tại Việt Nam
Bố trí động cơ ở đầu ô tô: Ưu nhược điểm của cách bố trí
Có nhiều cách để bố trí động cơ như đặt động cơ ở đầu hoặc ở sau. Tuy nhiên, việc bố trí động cơ ở đầu ô tô khá phổ biến và chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao
Các đời xe Mercedes-Benz GLB: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
Mercedes-Benz GLB là mẫu xe SUV crossover cao cấp cỡ nhỏ được sản xuất bởi hãng xe sang Mercedes-Benz. Xe được nhà sản xuất Daimler AG trình làng vào ngày 10 tháng 6 năm 2019 tại Utah, Mỹ. GLB được đặt nằm giữa GLA và GLC và quá trình sản xuất của xe bắt đầu vào hoạt động từ cuối năm 2019. Dường như Mercedes GLB là mẫu xe dẫn đầu ở sân chơi xe sang 7 chỗ dưới 2 tỷ đồng. Đây sẽ là một lợi thế cho Mercedes khi các đối thủ BMW, Lexus hay Audi chưa có cho mình sản phẩm nào để đối đầu cùng GLB.
Hệ thống kiểm soát khí xả ô tô: Cấu tạo & Nguyên lý vận hành
Hệ thống kiểm soát khí xả ô tô là hệ thống vô cùng quan trọng mà các hãng ô tô bắt buộc phải lưu tâm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô tìm hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của nó
Hướng dẫn sử dụng bộ lẫy chuyển số trên xe hộp số tự động ô tô
Có thể bạn quan tâm
-
Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước (FCW) là gìHệ thống cảnh báo va chạm phía trước FCW là một tính năng an toàn chủ động cảnh báo người lái xe trong trường hợp va chạm trực diện sắp xảy ra giúp giảm các vụ tai nạn từ phía sau và chấn thương đi kèm.
-
Lịch sử phát triển của mẫu xe BMW 3 SeriesBMW 3 Series là một trong những dòng xe "Compact Luxury" thành công nhất trong lịch sử của BMW. Ra mắt vào năm 1975, 3 Series đã nhanh chóng trở thành dòng xe bán chạy nhất của BMW với hơn 12 triệu chiếc được bán ra trên toàn cầu, chứng minh sức hấp dẫn lâu dài và chất lượng vượt trội.
-
Lịch sử phát triển của thương hiệu VolkswagenVolkswagen AG, hay còn gọi là Tập đoàn Volkswagen, được chính phủ Đức thành lập năm 1937 với mục tiêu sản xuất dòng “xe dành cho mọi người” với chi phí hợp lý, phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân Đức. Trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Wolfsburg, bang Lower Saxony, Đức.
-
Lịch sử các đời xe Toyota Fortuner trên thế giới và Việt NamToyota Fortuner, còn được biết đến với tên gọi Toyota SW4 ở một số thị trường, bắt nguồn từ từ tiếng Anh "Fortune," mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Được Toyota Motor – hãng ô tô hàng đầu Nhật Bản – giới thiệu lần đầu vào năm 2004, Fortuner được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm của mẫu bán tải Toyota Hilux, mang đến sự mạnh mẽ và bền bỉ.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe HavalHaval là một trong những thương hiệu xe hơi nổi bật nhất hiện nay, đặc biệt trong phân khúc SUV. Tuy nhiên, ít người biết rằng Haval là thương hiệu đến từ Trung Quốc và thuộc sở hữu của Tập đoàn Great Wall Motors – một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại quốc gia này.