Hậu quả khôn lường từ việc cầm vô lăng không đúng cách
Thứ Năm, 26/12/2024 - 10:37 - tienkm
Cầm vô lăng ô tô không đơn thuần chỉ là một thao tác quen thuộc mà còn là kỹ năng then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của mọi chuyến hành trình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều tài xế vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến trong cách cầm vô lăng, từ đó làm giảm khả năng kiểm soát phương tiện và tăng nguy cơ xảy ra tình huống nguy hiểm.
Đánh chéo tay khi vào cua
Thói quen đánh chéo tay khi vào cua không chỉ làm giảm hiệu quả điều chỉnh và mất thêm thời gian, mà còn làm suy giảm khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp. Đặc biệt, trong trường hợp túi khí kích hoạt bất ngờ, tư thế tay chéo nhau có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng cho người lái, gây nguy hiểm không đáng có.
Đặt tay trên đỉnh vô lăng
Thói quen đặt tay lên đỉnh vô lăng là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều tài xế mắc phải. Mặc dù tư thế này có vẻ thoải mái trong thời gian ngắn, nhưng thực tế lại gây mỏi tay và làm giảm khả năng linh hoạt khi cần xoay trở trong các tình huống khẩn cấp.
Ngược lại, việc đặt tay dưới vô lăng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi vị trí này hạn chế tầm kiểm soát và làm chậm đáng kể phản xạ đánh lái, khiến người lái khó xử lý kịp thời trước những tình huống bất ngờ trên đường.
Đánh lái bằng một tay
Cầm vô lăng sai cách dễ gây nguy hiểm.
Sử dụng một tay cầm vô lăng tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn khi xử lý trong các tình uống khẩn cấp, dễ dẫn đến mất lái. Vì vậy, tuyệt đối không lái xe bằng một tay, ngoại trừ trường hợp cần thay đổi cần số hoặc mỏi tay trong suốt chặng đường dài.
Cầm vô lăng ở vị trí 10h và 2h
Việc đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ, vốn phổ biến trước đây, không còn phù hợp với các dòng xe đời mới. Lý do là khi đặt tay quá cao, nguy cơ chấn thương tăng lên đáng kể nếu túi khí bung ra trong trường hợp xảy ra va chạm.
Để đảm bảo lái xe an toàn, tài xế nên áp dụng tư thế cầm vô lăng chuẩn hiện đại, đặt tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ. Cách cầm này không chỉ giúp phân bổ lực bám đều mà còn cải thiện khả năng kiểm soát xe, đồng thời hỗ trợ người lái phản ứng nhanh và chính xác hơn trong những tình huống khẩn cấp.
Ngồi sát vô lăng
Trong trường hợp xảy ra va chạm giữa hai phương tiện, túi khí an toàn thường sẽ kích hoạt để bảo vệ người ngồi trong xe. Tuy nhiên, nếu tài xế hoặc hành khách ngồi quá sát vô lăng, nguy cơ chấn thương nghiêm trọng sẽ tăng lên đáng kể.
Túi khí được thiết kế chứa khí nitơ, một loại khí có khả năng giãn nở nhanh chóng khi kích hoạt. Khi xảy ra sự cố, khí nitơ tạo áp lực mạnh đẩy nắp vô lăng, giúp hấp thụ lực tác động và giảm thiểu thương tích. Để đảm bảo an toàn tối đa, người lái nên điều chỉnh khoảng cách ghế ngồi hợp lý, đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn giữa cơ thể và vô lăng.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Dừng đỗ xe ô tô 'tranh chỗ' của người đi bộ sang đường bị phạt như thế nào?
Dù không cần biển cấm dừng đỗ nhưng vị trí vạch kẻ dành cho người đi bộ sang đường cũng là nơi 'bất khả xâm phạm' mà nếu lái xe đỗ ô tô ở đây có thể bị xử phạt nặng.
Chốt an toàn - điều bắt buộc phải làm khi có trẻ nhỏ trên ô tô
Chốt cửa, chốt kính và khoá trẻ em là những chức năng cần được sử dụng nếu tài xế chở theo trẻ nhỏ.
Lái xe ở chế độ nào để tiết kiệm xăng?
Đỗ xe dưới gầm cầu vượt cũng có thể bị phạt nặng, tài xế nên biết
Sử dụng kiểm soát hành trình Cruise Control có tiết kiệm nhiên liệu?
Có thể bạn quan tâm
-
Khi xe phía trước phanh gấp trên cao tốc: Đạp phanh hay đánh lái, đâu là lựa chọn an toàn?Khi di chuyển trên đường cao tốc, trong trường hợp xe phía trước phanh gấp, tài xế xe phía sau nên lựa chọn bẻ lái hay đạp phanh để đảm bảo an toàn và tránh va chạm? Đây là tình huống đòi hỏi phản xạ nhanh và kỹ năng xử lý chính xác để giảm thiểu rủi ro tai nạn.
-
Bí quyết lái xe trên cát: Tránh sa lầy, chinh phục mọi địa hìnhKhông giống như lái xe trên đường nhựa, điều khiển phương tiện trên cát yêu cầu tài xế phải trang bị kỹ năng vững vàng nhằm tránh nguy cơ sa lầy hoặc gây ra những sự cố không mong muốn.
-
Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?Nhiều người nhầm lẫn giữa thắng tay (Parking Brake/Handbrake) và vị trí P (Park) trên cần số tự động do cả hai đều liên quan đến việc giữ xe đứng yên và đều có ký hiệu chữ "P". Tuy nhiên, về nguyên lý cơ khí, hai hệ thống này hoạt động hoàn toàn khác nhau và đảm nhiệm những vai trò riêng biệt.
-
Bí quyết vận hành xe điện hiệu quả trong mùa đông lạnh giáKhi vận hành trong điều kiện thời tiết lạnh giá, xe điện có nhiều đặc điểm khác biệt so với xe sử dụng động cơ đốt trong, đòi hỏi người dùng cần chú ý và điều chỉnh cách sử dụng để đảm bảo hiệu suất và an toàn tối ưu.
-
Bí quyết sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa nồmĐể hệ thống điều hòa ô tô hoạt động hiệu quả trong thời tiết nồm ẩm, người lái nên duy trì chế độ lấy gió trong, điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp và tránh hạ cửa kính, nhằm hạn chế hơi ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào khoang nội thất.