Lái xe ô tô qua đường ngập nước phải lưu ý gì?
Thứ Ba, 10/10/2023 - 14:29 - hoangvv
Trong mùa mưa, việc lái xe qua các đoạn đường bị ngập lụt là một thách thức đối với người lái xe, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn cho xe và người lái.
Trong mùa mưa, việc lái xe qua các đoạn đường bị ngập lụt là một thách thức đối với người lái xe, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn cho xe và người lái.
Quan sát kỹ trước khi đi vào đường ngập nước
Khi di chuyển tới các đoạn đường ngập nước, cần tính toán để tránh đi vào vùng nước sâu quá nửa bánh xe hoặc ngập cao hơn lề đường. Nên dừng lại quan sát xem những người khác có lái xe qua chỗ ngập nước một cách an toàn hay không, nếu an toàn mới cho xe di chuyển qua.
Trước khi đi vào đoạn đường ngập hãy tắt điều hòa và các hệ thống phụ tải. Việc bật điều hòa khi lái xe qua vùng nước ngập có thể hút nước vào động cơ. Thậm chí quạt tản nhiệt có thể cuốn rác đang trôi trong nước làm gãy cánh quạt khiến động cơ bị tăng nhiệt.
Cần quan sát kỹ khi lái xe qua đường ngập nước
Ngoài ra việc bật điều hòa và các hệ thống phụ tải sẽ làm giảm công suất động cơ, với lực cản nước lớn hơn sẽ khiến động cơ chết máy dễ dàng. Đồng thời nên hạ kính chắn gió hai bên xuống để có thể dễ dàng quan sát kính chiếu hậu và tình hình ngập nước xung quanh.
Cần hết sức cảnh giác với những con đường không quen thuộc địa hình, vì có thể tồn tại những chỗ trũng ngập nước quá sâu không thể lội qua hay những ổ gà lớn. Hướng xe đi vào giữa đường hoặc gần đó bởi vì nước sẽ nông nhất ở vị trí này.
Lái xe thật cẩn thận khi đi vào dòng nước với tốc độ tối đa 3km/h sau đó tăng dần đến 6km/h khi đã ở trong nước. Điều này sẽ tạo một cơn sóng vòng cung trước xe và mực nước xung quanh khoang động cơ sẽ thấp xuống, giảm nguy cơ nước xâm nhập qua bộ lọc không khí và hư hại đến các linh kiện điện và điện tử.
Lái xe ở vòng tua máy cao và số thấp - tùy thuộc vào loại hộp số. Giữ tốc độ ổn định, chậm rãi và không được rời chân ga.
Nếu có nhiều xe cùng lưu thông thì nên để từng xe đi qua. Như vậy sẽ không buộc phải dừng lại giữa chừng nếu xe phía trước bất ngờ đỗ lại.
Cần đảm bảo trong quá trình di chuyển không có xe nào đang tiến đến ở chiều ngược lại nếu không sóng nước mà xe ngược chiều tạo ra có thể làm ngập xe. Đặc biệt nếu xe đó đang đi với tốc độ cao.
Kiểm tra xe sau khi đã đi qua vùng ngập nước
Khi thoát ra khỏi đoạn ngập nước nên nhấn phanh nhẹ nhàng để làm khô phanh và nhả phanh ra khi cảm thấy phanh đã bắt đầu "ăn".
Ngoài ra, hãy dừng lại và xuống xe kiểm tra để đảm bảo không có túi nilon hay rác thải mắc vào lưới tản nhiệt hoặc các lá tản nhiệt bên trong.
Đồng thời cần kiểm tra lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa, hai vị trí này dễ bị lọt nước và ngấm nước. Nếu thấy có hiện tượng đọng nước cần gọi cứu hộ hoặc thợ kỹ thuật đến khắc phục. Tránh trường hợp nước bị hút vào trong động cơ gây thủy kích.
Việc giữ ga nhẹ ở một vòng tua nhất định trong vòng khoảng 30 giây sẽ giúp làm khô khoang động cơ một cách tự nhiên. Việc này cũng giúp loại bỏ những giọt nước còn đọng lại trong khoang máy không bị hút vào động cơ sau khi di chuyển.
Hãy thay dầu động cơ bởi nước có thể đã xâm nhập vào hệ thống. Làm sạch thảm xe để ngăn nấm mốc. Kiểm tra vòng bi bánh xe và toàn bộ hệ thống hoặc mang xe đến đại lý chính hãng để được kiểm tra bởi kỹ thuật viên có chuyên môn.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Quá tin vào phần mềm dẫn đường, người phụ nữ lao ô tô xuống mương trong đêm tối
Hiện tượng trượt nước khi lái xe: Nguyên nhân và giải pháp an toàn
Cách cầm vô lăng trong quá trình điều khiển xe
Các thói quen khiến xe hao xăng hơn so với bình thường
Chuyên gia ô tô lý giải vì sao ngủ trong xe dễ gây tử vong?
Có thể bạn quan tâm
-
5 Kỹ năng lái xe an toàn trên đường trơn trượt tài xế nào cũng cần biếtLái xe trong điều kiện thời tiết mưa gió, mặt đường trơn trượt luôn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn do tầm quan sát bị hạn chế và khả năng mất kiểm soát khi phanh gấp. Tuy nhiên, với việc nắm vững các kỹ năng điều khiển xe cơ bản, kết hợp với sự thận trọng và chủ động trong từng thao tác, tài xế hoàn toàn có thể xử lý an toàn các tình huống phức tạp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn tự tin vượt qua những đoạn đường trơn trượt, lầy lội mà còn đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho chính bản thân và hành khách đi cùng.
-
Cách lái xe thông minh giảm say xe trên các chuyến đi dàiCó những người ngồi trên xe này cảm thấy rất thoải mái, nhưng khi chuyển sang xe của tài xế khác, họ lại bị say xe nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do kỹ năng và kinh nghiệm lái xe của từng tài xế.
-
Lý do bắt buộc phải bật đèn chiếu gần khi đi trong hầmViệc bật đèn chiếu sáng khi di chuyển không chỉ là yêu cầu bắt buộc trong hầm đường bộ mà còn áp dụng cả tại các hầm chung cư hay trung tâm thương mại, nhằm đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.
-
Cảnh báo: Những hành động nhỏ khi lái xe có thể gây hỏng hộp số ô tôViệc vào số khi chưa đạp hết hành trình chân côn, thường xuyên đặt tay lên cần số hay chuyển đổi giữa số tiến và số lùi khi xe chưa dừng hẳn đều là những thói quen sai lầm, âm thầm gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống hộp số. Nếu duy trì trong thời gian dài, những hành vi này không chỉ rút ngắn tuổi thọ của hộp số mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng nặng, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.
-
Gặp sự cố trên cao tốc: 5 bước tài xế ôtô cần thực hiện ngayKhi phương tiện gặp sự cố trên cao tốc, tài xế bắt buộc phải đặt biển cảnh báo hoặc đèn tín hiệu phía sau xe, cách vị trí xe dừng tối thiểu 150 mét, nhằm cảnh báo sớm cho các phương tiện phía sau và đảm bảo an toàn giao thông.