Cách xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ô tô

Thứ Bảy, 09/12/2023 - 15:19

Giới hạn tốc độ của lốp xe là một thông số vô cùng quan trọng mà người sử dụng và thợ sửa chữa ô tô cần phải biết. Đây là giới hạn chịu đựng của lốp ô tô

Giới hạn tốc độ của lốp xe là một thông số vô cùng quan trọng mà người sử dụng và thợ sửa chữa ô tô cần phải biết. Đây là giới hạn chịu đựng của lốp ô tô trước khi không thể vận hành, và chúng đều có các thông số để mọi người có thể xác định. Bài viết dưới đây, các bạn tìm hiểu chi tiết về như thế nào là giới hạn tốc độ của lốp ô tô và cách xác định giới hạn này ra sao:

Như thế nào là giới hạn tốc độ của lốp xe?

Giới hạn tốc độ của lốp xe là kết quả qua nhiều lần thử nghiệm, với vận tốc và lượng tải theo mô phỏng. Để đạt được hạn mức giới hạn tốc độ nào đó, lốp xe cần phải duy trì ổn định khả năng vận hành ở dải tốc độ đó. Các tiêu chuẩn trong ngành sẽ kiểm soát quá trình mà lốp xe đạt được ở một vận tốc nhất định, và duy trì nó trong suốt thời gian tiến hành thử nghiệm.

giới hạn tốc độ lốp xe ô tô là gì?

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, mô phỏng trong phòng thí nghiệm không thể nào tính toán được hết tất cả các điều kiện mà trên thực tế có thể xảy ra. Vậy nên, bạn chỉ nên xem tốc độ tối đa của lốp xe như một chỉ số thể hiện khả năng chịu được của lốp xe, trong những điều kiện đã được quy định của nhà sản xuất (chẳng hạn như mức áp suất thích hợp, di chuyển trong điều kiện thời tiết tốt hoặc khi xe được chạy đúng cách).

Tốc độ tối đa thực tế của lốp

Tốc độ tối đa thực tế của lốp xe có thể thấp hơn mức giới hạn của nhà sản xuất lốp, bởi lốp xe có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tình trạng xe, áp suất lốp, độ hao mòn của lốp, điều kiện giao thông và quãng đường mà xe chạy. Mức giới hạn tốc độ sẽ không chính xác nếu như lốp bị hư hỏng, áp suất lốp không đủ, tải trọng lớn…

Tốc độ tối đa của lốp có thể đạt được, không có nghĩa rằng chiếc xe của bạn sẽ an toàn khi chạy ở dải tốc độ tối đa mà lốp có thể chịu được, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và giao thông đa dạng.

Cách để xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ô tô

Nếu bạn muốn biết được giới hạn của lốp xe mà nhà sản xuất khuyến cáo dành cho xe của bạn, bạn có thể tham khảo chúng ở trong sách hướng dẫn sử dụng xe. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm được thông tin này ở bậc cửa bên phía ghế lái, nắp bình xăng, nắp hộp dụng cụ hay bất kỳ vị trí nào có đề cập tới mã số lốp của xe.

Cách xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ô tô chi tiết

Bạn có thể dễ dàng nhận biết được tốc độ giới hạn của lốp xe, bởi thường thì nó là thông số cuối cùng trên dãy mã số hiển thị kích thước lốp. Chẳng hạn như trong dãy mã số này: “P205/60R16 82S”, thì S ở đây là giới hạn tốc độ mà lốp xe có thể chịu được. Để xem mã kích thước của lốp mà xe bạn đang dùng, bạn hãy xem bên hông của lốp xe.

Các thông tin bên hông lốp xe ô tô

Cách xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ô tô chi tiết

Tốc độ giới hạn của lốp xe không có nghĩa là đó là vận tốc của xe mà bạn nên lái. Hạn mức tốc độ này thường vượt qua giới hạn tốc độ tối đa của đường cao tốc, và đương nhiên rằng không có nhà sản xuất xe hay lốp nào khuyến cáo người dùng nên lái nhanh hơn quy định cả.

Lưu ý là giới hạn tốc độ của lốp không có nghĩa là vận tốc lái xe mà bạn nên lái. Hạn mức tốc độ này thường vượt trên giới hạn tốc độ tối đa của đường cao tốc, và dĩ nhiên không có nhà sản xuất xe hoặc lốp nào khuyên bạn nên lái nhanh hơn luật định.

Hệ thống mức giới hạn tốc độ của lốp xe ô tô

Ngày nay, hệ thống mức giới hạn tốc độ được ký hiệu bởi các ký tự từ A – Z. Mỗi ký tự đại diện cho một dải tốc độ nhất định. Nhìn chung, tốc độ giới hạn tối đa sẽ tăng dần theo chiều thứ tự các chữ cái. Chẳng hạn như lốp xe có mức tốc độ “L” sẽ có giới hạn tốc độ thấp hơn lốp xe có xếp hạng tốc độ chữ “N”.

Tuy nhiên, hệ thống giới hạn tốc độ cũng có ngoại lệ. Chẳng hạn như, các tiêu chuẩn châu Âu lại dùng chỉ số dặm tối đa trên mỗi giờ. Một điều lạ khác là chữ “H” lại không được sắp xếp đúng thứ tự. Thay vì xuất hiện phía sau chữ “G”, thì chữ “H” lại nằm chính giữa chữ “U” và “V” với mức vận tốc tương thích.

Một số ngoại lệ:

– Không có mức tốc độ I, O và X. Tương tự, các đồ thị vận tốc cũng không dùng ký tự P.

– Các lốp có tốc độ giới hạn thấp thường được mô tả bằng chữ “A” kèm theo đó là một chữ số, chẳng hạn như A1, A2, A3…

– Một số lốp có ký hiệu tốc độ là W hoặc Y. Các nhà sản xuất cũng có thể chèn chữ Z vào trong bảng mô tả kích thước lốp (trong mã số lốp, giữa thông số về tỷ lệ và đường kính) cho những loại lốp này.

Ban đầu, khi hệ thống giới hạn tốc độ được phát triển, mức tốc độ giới hạn cao nhất là V. Chỉ số này thường dành cho những bộ lốp, có thể duy trì ổn định ở dải tốc độ 240 km/h và hơn nữa. Sau đó, nhiều nhà sản xuất đã có thể chế tạo ra những bộ lốp có khả năng chịu được dải vận tốc lớn hơn 240 km/h. Từ đó chữ V hiển thị mức tốc độ có giới hạn (là 240km/h thay vì 240km/h và cao hơn nữa) và chữ W và Y được bổ sung vào danh sách.

Cách xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ô tô chi tiết

Nhiều biểu đồ có hiển thị hạn mức tốc độ Z với tốc độ tối đa là 240 km/h. Một số nhà sản xuất sẽ chèn một chữ Z vào chính giữa thông tin mô tả kích thước lốp (ngay phía sau chỉ số về tỷ lệ) với những lốp có giới hạn là W hoặc Y. Và nếu như lốp xe vượt quá mức giới hạn tốc độ là 300 km/h, nhà sản xuất xe thường sẽ đặt chữ Z vào trong mô tả kích thước lốp theo tiêu chuẩn của ngành.

Nói tóm lại là, bạn hãy nhớ rằng nên chạy xe với tốc độ phù hợp với những thông số kỹ thuật của nhà sản xuất xe và phải bảo đảm rằng tất cả lốp xe của bạn đều có chung một mức giới hạn. Giới hạn tốc độ của lốp là kết quả của các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm dưới những điều kiện cụ thể và được kiểm soát. Mặc dù những thí nghiệm này mô phỏng khá chính xác quá trình vận hành, bạn cũng nên lưu ý rằng việc lái xe trong điều kiện thực tế ít khi nào trùng khớp với các điều kiện trong phòng thí nghiệm.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Động cơ Stirling hoạt động như thế nào?

Động cơ Stirling được phát minh bởi Robert Stirling vào năm 1816 là một động cơ nhiệt khác biệt so với động cơ đốt trong. Động cơ Stirling có tiềm năng hoạt động hiệu quả hơn so với động cơ xăng hoặc diesel nhưng ngày nay chỉ được sử dụng trong tàu ngầm hoặc máy phát điện phụ trợ cho du thuyền, những nơi cần phải vận hành êm ái.

Có nên tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường?

Nếu tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường (TCS), có nghĩa là bạn tăng khả năng trượt của xe và giảm độ an toàn của chính mình.

Xe hybrid là gì và cách hoạt động của xe hybrid

Xe ô tô hybrid đang dần trở nên phổ biến với khách hàng Việt, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết và thắc mắc dòng xe này hoạt động như thế nào?

Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe Toyota Land Cruiser

Toyota Land Cruiser là mẫu xe gầm cao được sản xuất bởi Toyota. Được ra mắt lần đầu năm 1951, đến ngay đã trải qua 10 thế hệ và là mẫu xe SUV biểu tượng trên thế giới.

Ưu nhược điểm của camera lùi và cảm biến lùi, có gì khác nhau?

Ngày nay, những thiết bị như camera lùi hoặc cảm biến lùi đang dần thay thế cho sản phẩm gương chiếu hậu. Đây là 2 thiết bị công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn, giúp bạn dễ dàng lùi xe trong lúc tham gia giao thông. Vậy chúng có gì khác nhau?

Có thể bạn quan tâm

  • Công nghệ phủ nano trên kính ô tô có đáng tin cậy?
    Công nghệ phủ nano trên kính ô tô có đáng tin cậy?
    Phủ nano cho kính ô tô là một giải pháp được nhiều chủ xe lựa chọn để giảm thiểu tình trạng bám nước và bụi bẩn. Tuy nhiên, công nghệ này có độ bền không cao và giá thành khá đắt.
  • Phân biệt giữa xe Hatchback - Sedan - SUV
    Phân biệt giữa xe Hatchback - Sedan - SUV
    Trên thị trường ô tô đương đại, sedan, SUV và hatchback đều đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Mỗi loại xe mang đến một sự kết hợp độc đáo giữa tiện nghi, hiệu suất và phong cách, tuy nhiên, chúng cũng có những điểm giống nhau và khác biệt rõ ràng.
  • Tại sao mô men xoắn động cơ máy dầu lớn hơn động cơ máy xăng?
    Tại sao mô men xoắn động cơ máy dầu lớn hơn động cơ máy xăng?
    Cùng tìm hiểu 5 lý do khiến động cơ dầu có mô men xoắn lớn hơn động cơ xăng.
  • Lịch sử các đời xe Mitsubishi Pajero
    Lịch sử các đời xe Mitsubishi Pajero
    Mitsubishi Pajero chính thức được ra mắt vào năm 1982, sau hơn 40 năm và 4 thế hệ phát triển, Pajero đã trở thành biểu tượng của thương hiệu xe đến từ Nhật Bản. Chiếc SUV vượt địa hình được chuyên gia và những tín đồ mê xe đánh giá cao, vì khả năng vận hành bền bỉ và thiế kế ấn tượng của mình.
  • 4Matic trên các dòng xe Mercedes-Benz nghĩa là gì?
    4Matic trên các dòng xe Mercedes-Benz nghĩa là gì?
    Tên gọi 4Matic là từ ghép của hệ thống dẫn động (4-wheel) và tính tự động (automatic).