Dù chịu thuế cao tại châu Âu, BYD vẫn lãi gấp 10 lần so với Trung Quốc

Thứ Bảy, 15/06/2024 - 13:29

Mỗi chiếc xe điện được BYD bán ra tại châu Âu sẽ thu về mức lợi nhuận gấp 10 lần so với ở quê nhà.
BYD Seal U. Ảnh: BYD.

Theo báo cáo từ Rhodium Group, với mỗi chiếc BYD Seal U được bán tại châu Âu, nhà sản xuất xe điện nhiều nhất Trung Quốc sẽ thu được lợi nhuận khoảng 15.400 USD. Nếu đặt con số này bên cạnh lợi nhuận của Seal U tại quê nhà (1.400 USD), ta có thể thấy BYD đã "lãi đậm" ra sao khi mở bán tại lục địa già.

Vào 12/6, Ủy ban Liên minh châu Âu (EC) đã điều tra và kết luận xe điện chạy bằng pin (BEV) từ Trung Quốc đã được hưởng nhiều khoản trợ cấp có phần "không công bằng" so với các đối thủ quốc tế. Vì vậy, EC đưa ra thông báo áp dụng mức thuế nhập khẩu mới đối với xe điện Trung Quốc, dao động 17,4-38,1% tùy theo nhà sản xuất. Các thuế mới này được bổ sung vào mức thuế hiện tại là 10%.

Báo cáo của Rhodium Group cũng khẳng định mức thuế 30% đối với Seal U vẫn không thể làm giảm lợi nhuận của BYD lên mẫu xe này mà còn giúp BYD hưởng thêm khoản phí bảo hiểm tại EU dao động 15% (5.080 USD).

Xe BYD bán tại Đức có giá cao gần gấp đôi so với Trung Quốc.

BYD cũng tích cực tham gia các cuộc cạnh tranh giá mạnh mẽ nhằm giành thị phần. Từ đó khiến hãng xe điện này càng thu hút được thêm được nhiều khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn so với hãng xe từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ.Ngoài các khoản trợ cấp ưu đãi, một trong những lý do khiến các nhà sản xuất Trung Quốc kiếm được nhiều hơn so với hãng xe quốc tế đến từ chi phí sản xuất. Điều này có nghĩa là BYD vẫn thu được hơn 5.000 USD từ mỗi chiếc Seal U bán ra tại EU so với tại Trung Quốc. Điều này khiến cho việc xuất khẩu xe sang châu Âu trở nên rất hấp dẫn.

Theo CarnewsChina, hãng xe Trung Quốc thường tự chịu trách nhiệm xử lý nhiều công đoạn trong sản xuất hơn, từ nghiên cứu công nghệ, sản xuất cell pin, hay lắp ráp và truyền thông sản phẩm. Vì vậy, chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống, góp phần gia tăng lợi nhuận.

Ví dụ điển hình là BYD, hãng ôtô này không chỉ lắp ráp và bán xe mà còn sở hữu các mỏ lithium hỗ trợ cho việc nghiên cứu công nghệ pin, phát triển động cơ điện tử riêng, thu mua các hãng vận tải biển phục vụ cho việc xuất khẩu hay công ty bảo hiểm giúp hoàn thành quy trình pháp lý.

Sự khốc liệt của cuộc chiến giá ngay trong thị trường Trung Quốc khiến các nhà sản xuất tìm mọi biện pháp xuất khẩu sang châu Âu bất chấp thuế quan đang tăng cao. Hãng xe Trung Quốc đang xem lục địa già như một đích đến lý tưởng và tham vọng giành được phần lớn thị phần tại đây, mà dẫn đầu là các tập đoàn như BYD hay SAIC.

Chia sẻ

Tags:

BYD

MG

SAIC

Tin cũ hơn

Subaru Forester bị cắt giảm ưu đãi do hết hàng tồn kho

Sang tháng 6/2024, Subaru Forester chỉ còn được giảm giá từ 70 – 160 triệu đồng tùy từng phiên bản. Mức giảm giá này thấp hơn 5 tháng đầu năm.

Doanh số xe ô tô Honda Việt Nam tăng vọt trong tháng 9/2024

Mới đây, Công ty Honda Việt Nam (HVN) đã thông báo doanh số bán lẻ mảng kinh doanh xe ô tô trong tháng 09/2024, tăng gáp 3 lần tháng trước khi áp dụng chính sách giảm phí trước bạ của Chính phủ.

Suv cỡ lớn Ford Explorer bất ngờ tăng giá 100 triệu đồng

Đầu tháng 5/2024, Ford Explorer bất ngờ điều chỉnh giá niêm yết lên 2,099 tỷ đồng, tăng 100 triệu đồng so với tháng trước.

Chỉ 15 triệu đồng đã có thể sở hữu VinFast VF 3

VinFast đang tạo ra một cơ hội hấp dẫn cho khách hàng muốn sở hữu mẫu xe VF 3 của họ. Với mức cọc chỉ 15 triệu đồng, khách hàng có thể mua xe với mức giá ưu đãi từ 235 triệu đồng và được miễn phí lựa chọn các màu ngoại thất nâng cao, có giá trị tương đương 8 triệu đồng.

Top 10 xe bán chạy tháng 4/2023: VinFast VF e34 bứt tốc, Mitsubishi Xpander hạ nhiệt

Trong khi hầu hết các mẫu xe khác có doanh số giảm sâu trong tháng 4 vừa qua thì hai cái tên xe điện nhà VinFast lại 'làm mưa làm gió' ở top xe bán chạy nhất tháng.

Có thể bạn quan tâm