Hệ thống làm mát ô tô là gì? Phân loại phổ biến nhất

Thứ Bảy, 16/12/2023 - 20:44

Hệ thống làm mát ô tô là một trong số các bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Nó giữ nhiệt độ của động cơ luôn ở mức cho phép và giúp động cơ hoạt động một cách ổn định.

Hệ thống làm mát ô tô là gì?

Như chúng ta đã biết, để động cơ của ô tô hoặc xe máy hoạt động được thì buồng đốt cần đốt cháy nhiên liệu một cách liên tục. Quá trình này sẽ sản sinh ra nhiệt lượng rất lớn. Các bộ phận của động cơ sẽ sớm bị hư hỏng khi phải liên tục hoạt động ở nhiệt độ quá cao (piston bó kẹt, dầu nhớt mất tác dụng bôi trơn, gây cháy nổ…).

Hệ thống làm mát ô tô là một trong những bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Bộ phận này có chức năng điều hòa nhiệt độ động cơ xe bằng việc giảm bớt nhiệt độ do quá trình đốt cháy nhiên liệu sản sinh, duy trì mức nhiệt độ ở ngưỡng cho phép, giúp động cơ và các chi tiết máy trong xe hoạt động ổn định nói riêng và xe vận hành an toàn, ổn định nói chung.

Tầm quan trọng của hệ thống làm mát động cơ

Theo nguyên lý hoạt động của động cơ, nó sẽ sinh ra rất nhiều “vụ nổ” trong quá trình làm việc, làm piston chuyển động lên xuống để sinh ra chuyển động cho trục khuỷu. Nhiệt lượng được sinh ra trong các vụ nổ này sẽ khiến động cơ tỏa rất nhiều nhiệt.

Nếu không được làm mát đủ và kịp thời thì các chi tiết của động cơ sẽ bị quá nhiệt gây ra ma sát lớn, khiến dầu nhớt bị mất tác dụng bôi trơn, piston bị bó kẹt và khiến các chi tiết trong động cơ bị hư hỏng.

Phân loại hệ thống làm mát ô tô phổ biến nhất hiện nay

Hệ thống nước làm mát ô tô bằng không khí:

  • Gồm 4 bộ phận chính: các cánh tản nhiệt trên thân, nắp xylanh, quạt gió và bản dẫn gió. Nhiệt được truyền trực tiếp ra ngoài không khí.
  • Đặc điểm: đơn giản, gọn nhẹ nhưng hiệu quả làm mát không cao, thường được trang bị trên động cơ 2 kỳ hay 4 kỳ cỡ nhỏ.

Hệ thống làm mát bằng nước:

Đây là hệ thống làm mát phổ biến nhất trên ô tô hiện nay. Hệ thống này sử dụng nước làm mát là dung dịch của nước cất và dung dịch ethylene glycol. Nước làm mát sẽ được bơm tuần hoàn qua các đường ống dẫn trong động cơ để hấp thụ nhiệt. Sau đó, nước nóng sẽ được đưa đến két nước để làm mát bằng không khí hoặc bằng quạt gió. Nước mát sau đó sẽ được bơm quay trở lại động cơ để tiếp tục quá trình làm mát.

Hệ thống làm mát kiểu bay hơi

  • Là loại không cần bơm nước, quạt gió. Nó gồm 2 tầng chứa nước: khoang nước làm mát của thân máy và thùng chứa nước bốc hơi. Được lắp trên nắp hoặc thân máy.
  • Khi động cơ làm việc, nước ở áp nước xung quanh buồng cháy sẽ sôi. Nước sôi có tỷ trọng nhỏ, sẽ nổi lên bề mặt thoáng của thùng chứa nước để bốc hơi ra ngoài. Nước nguội có tỷ trọng lớn hơn sẽ chìm xuống, làm đầy chỗ nước nóng đã nổi lên, do vậy tạo nên đối lưu tự nhiên.
  • Đặc điểm: kết cấu đơn giản, tiêu hao nhiều nước, xylanh hao mòn không đều, thường sử dụng cho các loại động cơ nông nghiệp như: động cơ bông sen, D12, D15…

Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên: Nước lưu động tuần hoàn nhờ sự chênh lệch áp lực giữa hai cột nước lạnh và nước nóng. Đặc điểm của hệ thống này là hiệu quả làm mát không cao do tốc độ lưu thông nước chậm, chỉ sử dụng trên động cơ tĩnh tại. Sơ đồ hệ thống làm mát trên ô tô cụ thể như sau:

Hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức:

Nước trong hệ thống được tuần hoàn bởi bơm nước, có quạt gió để tăng tối đa hiệu quả làm mát, có van hằng nhiệt để khống chế nhiệt độ động cơ. Hệ thống này có 2 loại:

  • Hệ thống tuần hoàn kín: Nước trong hệ thống di chuyển theo một vòng khép kín, lặp đi lặp lại trong suốt quá trình làm việc (Hiện nay trên động cơ ô tô, hầu hết được sử dụng hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, kín).
  • Hệ thống tuần hoàn hở: Thường sử dụng trên các động cơ tàu thủy. Lấy nước xong đi làm mát sau đó xả trực tiếp ra bên ngoài.

Tìm hiểu hệ thống làm mát động cơ hiện nay

Là loại hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, kín. Chúng bao gồm các bộ phận sau:

Két nước: Được cấu tạo từ các ống nhỏ, hẹp, xen lẫn là các lá nhôm mỏng giúp tản nhiệt nhanh hơn. Két nước có chức năng chứa nước truyền nhiệt từ nước ra không khí, để hạ nhiệt độ của nước và cung cấp nước mát cho động cơ khi hoạt động.

Nắp két nước:

Hệ thống làm mát được đóng kín và điều áp bằng một nắp két nước làm mát. Việc đóng kín sẽ làm giảm sự hao hụt nước làm mát do bốc hơi, sự tăng áp làm tăng nhiệt độ sôi của nước làm mát giúp làm tăng hiệu quả việc làm mát. Nắp két nước có 2 van gồm: van áp suất và van chân không.

  • Khi nhiệt độ nước làm mát tăng và áp suất trong két nước tăng, thì van áp suất sẽ mở để nước làm mát chảy về bình phụ..
  • Khi nhiệt độ của nước làm mát tăng nhưng áp suất trong két nước thấp, van chân không sẽ mở để hú nước từ bình phụ vào két nước nhằm duy trì hoạt động làm mát.

Van hằng nhiệt: Là van dùng để giữ nguyên nhiệt độ, quyết định sự lưu thông của nước làm mát từ động cơ tới két nước. Khi động cơ mới khởi động và đang còn lạnh, thì van hằng nhiệt sẽ đóng đường trao đổi nước tới két làm mát. Khi động độ của động cơ cao hơn mức cho phép (khoảng 75 – 102oC) van hằng nhiệt sẽ mở. Vậy nên, nhiệt độ động cơ có thể nhanh chóng tăng lên tới nhiệt độ làm việc, ổn định nhiệt độ và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Đảm nhiệm nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ, sau đó truyền tín hiệu tới bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải…, ở một số dòng xe. Tín hiệu này còn được sử dụng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ.

Dung dịch làm mát động cơ ô tô: Là một loại chất lỏng đặc biệt, có tác dụng truyền dẫn nhiệt.

Quạt làm mát:

  • Tăng tốc độ lưu thông không khí qua két nước để nước chảy qua két nước có thể làm mát nhanh hơn.
  • Ngoài ra, còn có các đồng ống dẫn nước, bình nước phụ, bơm nước và các bộ phận liên quan tới điều hòa không khí hơi nước bên trong khoang xe.
  • Để máy móc hoạt động ổn định và lâu dài, chúng ta cần bảo dưỡng định kì các chi tiết, hệ thống làm mát cũng cần được kiểm tra và xử lý. Ví dụ két nước bám nhiều bụi bẩn, van hằng nhiệt hỏng… đó là những điều cần lưu ý để ô tô chúng ta có tuổi thọ dài hơn.

Trên đây là những thông tin về hệ thống làm mát ô tô, chúc các bạn có những kiến thức thú vị. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng để lại theo thông tin dưới đây nhé!

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Xe mild hybrid (MHEV - hybrid nhẹ) là gì và nguyên lý hoạt động

Xe mild hybrid hay hybrid nhẹ là ô tô có động cơ đốt trong được trang bị động cơ điện cho phép hỗ trợ động cơ chính cứ khi nào ô tô lao dốc, phanh hoặc dừng. Động cơ điện trên xe mild hybrid không thể hoạt động độc lập

Các đời xe Volkswagen Teramont: lịch sử hình thành, các thế hệ trên thế giới và Việt Nam

Volkswagen Teramont là chiếc SUV hạng E được sản xuất bởi hãng xe Đức từ năm 2017. Phát triển chủ yếu cho thị trường Bắc Mỹ và Trung Quốc, chiếc xe dựa trên nền tảng MQB của Tập đoàn Volkswagen.

Bugi xe ô tô và những điều cần biết

Dù chỉ là một phụ kiện nhỏ, nhưng bugi xe ô tô lại có một vai trò rất quan trọng, chi tiết nhỏ của hệ thống đánh lửa này một khi hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới động cơ xe ô tô.

7 tính năng của hộp số sàn ô tô đời mới thường thấy hiện nay

Tương tự với các loại hộp số khác, việc cải tiến các tính năng của hộp số sàn ô tô ngày càng được nâng cao và mang tính đột phá, với nhiều công nghệ hỗ trợ sử

Kính chỉnh điện ô tô: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, một số lỗi thường gặp

Kính chỉnh điện ô tô hoạt động dựa trên cơ chế mô tơ, giúp lái xe dễ dàng đóng, mở cửa sổ mà không cần tốn sức lực.

Có thể bạn quan tâm

  • Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù BSM là gì
    Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù BSM là gì
    Hệ thống cảnh báo điểm mù trên ô tô (Blind-spot monitoring - BSM) là thiết bị cảnh báo an toàn thông minh, có chức năng theo dõi những vị trí khuất tầm nhìn ở xung quanh trong quá trình xe ô tô di chuyển trên đường.
  • Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe MG HS
    Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe MG HS
    MG (Morris Garages) là một thương hiệu có lịch sử lâu đời, được thành lập tại Vương quốc Anh vào năm 1924. Trước đây, MG đã từng có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2012, khi được phân phối bởi CT Brothers Automobile.
  • Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì
    Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì
    Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA (Brake Assist) là một tính năng an toàn trên ô tô giúp hỗ trợ lực phanh trong tình huống khẩn cấp.
  • Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Ford
    Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Ford
    Trên thị trường quốc tế, Ford luôn duy trì vị thế trong Top 3 thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới với doanh số hàng năm đạt trên 5,5 triệu xe.
  • Lịch sử phát triển của thương hiệu Volkswagen
    Lịch sử phát triển của thương hiệu Volkswagen
    Volkswagen AG, hay còn gọi là Tập đoàn Volkswagen, được chính phủ Đức thành lập năm 1937 với mục tiêu sản xuất dòng “xe dành cho mọi người” với chi phí hợp lý, phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân Đức. Trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Wolfsburg, bang Lower Saxony, Đức.