Bí mật đằng sau lớp sơn xỉn màu: 5 thói quen bạn cần loại bỏ ngay

Thứ Năm, 12/12/2024 - 13:33 - tienkm

Bạn có biết rằng những thói quen tưởng chừng đơn giản hàng ngày lại là “kẻ thù” lớn nhất của lớp sơn xe ô tô?

Lớp sơn không chỉ là “bộ cánh” tô điểm cho xế yêu mà còn là lá chắn bảo vệ xe khỏi những tác động từ môi trường. Tuy nhiên, nhiều thói quen sử dụng sai cách có thể nhanh chóng làm giảm tuổi thọ và giá trị của lớp sơn này.

Lau xe ngay khi đi dưới mưa

Bạn có biết vì sao lớp sơn xe lại nhanh chóng bị xỉn màu sau mỗi cơn mưa? Câu trả lời nằm ở những hạt mưa mang theo bụi bẩn. Khi lau xe bằng khăn khô, bạn vô tình tạo ra những vết xước cực nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, theo thời gian, những vết xước này sẽ tích tụ và làm giảm độ bóng của lớp sơn.

Đỗ xe dưới trời nắng gắt

Đỗ xe dưới trời nắng sau cơn mưa là một thói quen xấu, gây hại nghiêm trọng cho lớp sơn xe. Nước mưa kết hợp với nhiệt độ cao sẽ làm các hạt bụi bẩn bám chặt vào bề mặt sơn, tạo thành những vết ố cứng đầu.

Hơn nữa, thành phần axit trong nước mưa sẽ ăn mòn lớp sơn, khiến xe nhanh chóng mất đi vẻ bóng sáng. Để bảo vệ lớp sơn xe, hãy tìm nơi râm mát để đỗ xe sau khi đi qua trời mưa.

Dụng cụ lau xe không phù hợp

Dụng cụ lau xe không phù hợp có thể làm xước sơn.

Khi cọ rửa ô tô tại nhà, nếu dùng dụng cụ lau xe không phù hợp sẽ vô tình làm xước lớp sơn xe. Chủ xe nên dùng vải sạch sợi nhỏ, không dùng áo hay miếng giẻ cũ lau xe.

Lơ là rửa xe

Mặc dù mùa mưa gây nhiều bất tiện cho việc di chuyển, nhưng bạn không nên vì thế mà bỏ qua việc vệ sinh xe. Bụi bẩn kết hợp với độ ẩm sẽ nhanh chóng làm xỉn màu và giảm tuổi thọ của lớp sơn. Để bảo vệ "bộ cánh" của xế yêu, hãy duy trì thói quen rửa xe ít nhất 2 lần/tháng, ngay cả trong mùa mưa. Điều này sẽ giúp xe luôn sáng bóng và bền đẹp

Bỏ qua vết gỉ sét nhỏ trên thân xe

Những vết xước nhỏ trên thân xe, nếu không được xử lý kịp thời, sẽ trở thành "con sâu làm rầu nồi canh". Chúng không chỉ làm mất đi vẻ thẩm mỹ của xe mà còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng hoen gỉ, bong tróc sơn. Vì vậy, ngay khi phát hiện vết xước, bạn nên tìm cách khắc phục để bảo vệ "bộ cánh" của xế yêu.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Động cơ Stirling hoạt động như thế nào?

Động cơ Stirling được phát minh bởi Robert Stirling vào năm 1816 là một động cơ nhiệt khác biệt so với động cơ đốt trong. Động cơ Stirling có tiềm năng hoạt động hiệu quả hơn so với động cơ xăng hoặc diesel nhưng ngày nay chỉ được sử dụng trong tàu ngầm hoặc máy phát điện phụ trợ cho du thuyền, những nơi cần phải vận hành êm ái.

Những lỗi phổ biến trên hộp số CVT của Honda và cách phòng tránh

Hộp số CVT của Honda được thiết kế nhằm tối ưu hóa khả năng tăng tốc và nâng cao hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, hệ thống truyền động này vẫn gặp phải một số vấn đề nhất định, gây lo ngại cho người tiêu dùng về độ bền và chi phí bảo trì.

Cách hiểu và nhớ ý nghĩa của 64 đèn báo trên táp lô xe ô tô

cách nhận biết và nhớ ý nghĩa của đèn báo rất quan trọng, nó giúp cho người lái xe biết được tình trạng của xe để chủ xe có thể điều chỉnh

Lịch sử hình thành và các đời xe Subaru Forester

Subaru Forester, một mẫu SUV cỡ nhỏ danh tiếng từ thương hiệu ô tô Nhật Bản, đã được giới thiệu lần đầu vào năm 1997, và phát triển dựa trên nền tảng của Subaru Impreza. Với hơn hai thập kỷ trên thị trường, Forester đã trở thành biểu tượng cho sự bền bỉ, an toàn và hiệu suất vượt trội của Subaru.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là một trong những tính năng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, được trang bị hầu hết trên các dòng xe hơi hiện nay.

Có thể bạn quan tâm