Các đời xe Mitsubishi Attrage: lịch sử hình thành, các thế hệ

Thứ Bảy, 23/12/2023 - 15:48 - hoangvv

Mitsubishi Attrage là mẫu sedan phân khúc hạng B của thương hiệu Nhật Bản. Attrage được bán ở khoảng 60 quốc gia trên thế giới, định hướng là dòng xe 4 chỗ giá rẻ và tiết kiệm nhiên liệu.

Attrage ra mắt vào năm 2013, là mẫu sedan hạng B của thương hiệu Mitsubishi được hướng đến thị trường các nước đang phát triển. Với thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành thấp, Attrage nhanh chóng thu hút người dùng tìm kiếm một chiếc xe thực dụng, giá cả hợp lý. Tại Việt Nam, Attrage được ưa chuộng nhờ độ bền bỉ, không gian nội thất rộng rãi và các trang bị tiện nghi cơ bản, phù hợp cho nhu cầu di chuyển trong đô thị.

Đời xe Mitsubishi Attrage đầu tiên: 2013 - 2018

Tiền thân của Attrage chính là Mitsubishi Mirage thế hệ thứ 6 (A10), đây chính là biến thể của sedan 4 cửa Mirage. Ở thị trường Philippines, công ty đã sử dụng tên Mirage G4 vì tên "Attrage" có hàm ý tiêu cực trong tiếng Philippines. Tại Mexico, Attrage được bán với tên Dodge Attitude. Những chiếc Attrage đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Laem Chabang của Mitsubishi ở Thái Lan kể từ tháng 6 năm 2013. Xe lần đầu tiên được giới thiệu dưới dạng xe concept tại Triển lãm ô tô quốc tế Bangkok 2013 với tên gọi Concept G4 sedan.

 

Mitsubishi Attrage ra mắt năm 2013

Mitsubishi Attrage trang bị động cơ xăng 3 xi-lanh, dung tích 1,2 lít, sản sinh công suất tối đa 79 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 106 Nm tại 4.000 vòng/phút. Sức mạnh được truyền tới bánh thông qua hộp số sàn 5 cấp tiêu chuẩn và CVT tùy chọn. Mitsubishi Attrage sở hữu trọng lượng 930 kg, nặng hơn 85 kg so với Mirage. Dù nhỏ xinh nhưng Mitsubishi Attrage vẫn đi kèm khoang hành lý khá hào phóng với dung tích 450 lít.

Đời xe Mitsubishi Attrage thứ hai: 2019 - nay

Năm 2019, xe bắt đầu trải qua quá trình nâng cấp toàn diện cả về ngoại, nội thất. Điểm nhấn ở đầu xe là hệ thống đèn chiếu sáng Bi-LED dạng thấu kính. Kích thước tổng thể của xe là 4.305 x 1.670 x 1.515 mm, khoảng sáng gầm 170 mm. Thân xe được kéo dài hơn 60mm để tăng thêm sự hài hòa và cân đối khi kết hợp cùng bộ la-zăng đúc 15 inch thiết kế mới. Đuôi xe sở hữu cản sau mới, mở rộng ra 2 bên. Cụm đèn hậu LED kết hợp cùng đèn phản quang nằm dọc và chi tiết giả bộ khuếch tán gió giúp cho xe trông mới lạ hơn.

Thiết kế đầu xe ở phiên bản nâng cấp mang những đường nét đẹp đẽ hơn

Không gian nội thất của Attrage được mở rộng giúp cho người dùng thoải mái hơn trên các chuyến đi. Vô lăng xe thiết kế ba chấu và có trợ lực điện giúp đánh lái một cách nhẹ nhàng hơn. Khu vực này cũng được bố trí thêm các nút bấm điều khiển, hỗ trợ đàm thoại rảnh tay. Bảng đồng hồ tài xế ngay phía sau theo dạng Analog với 3 cụm đồng hồ hiển thị tốc độ, mô-men xoắn và thông tin về chế độ lái, cảnh báo. Khoang hành lý Attrage có dung tích lên đến 450 lít với nút bấm mở cốp đặt bên ngoài giúp việc đóng mở dễ dàng hơn.

Trung tâm điều khiển của Attrage phiên bản nâng cấp

Attrage đạt đến mức tiết kiệm nhiên liệu gần như vượt trội trong phân khúc với 5.09L/100km ở phiên bản MT và 5.36L/100km đối với phiên bản CVT. Đó là thành quả từ sự kết hợp giữa việc sử dụng động cơ 1.2L kết hợp van biến thiên điện tử MIVEC, hộp số CVT INVECS-III và trọng lượng thân xe nhẹ.

Khả năng vận hành của xe là không quá yêu so với động cơ được trang bị

Các trang bị an toàn chuẩn mực của xe bao gồm với hệ thống chống bó cứng phanh, phân phối lực phanh điện tử, cơ cấu căng đai tự động, túi khí đôi, móc ghế an toàn cho trẻ em ISO-FIX, camera lùi,…

Đời xe Mitsubishi Attrage tại Việt Nam

Đời xe Mitsubishi Attrage đầu tiên: 2014 - nay

Ngày 10/11/2014 tại Hà Nội, VinaStar Motor đã cho ra mắt ba mẫu xe mới là Mitsubishi Attrage, Outlander Sport và Pajero phiên bản mới. Trong đó, Attrage là mẫu xe lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam.

Phiên bản Attrage đầu tiên ra mắt Việt Nam năm 2014

Bước sang năm 2020, mẫu xe đã được tái thiết kế nhằm khắc phục những nhược điểm ở thế hệ tiền nhiệm. Xe sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.305 x 1.670 x 1.515 mm, chiều dài cơ sở 2.550 mm. Attrage phiên bản mới được áp dụng ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield với mặt ca-lăng được thiết kế dạng hai thanh trang trí tạo hình chữ X mạ crom. Phần lưới tản nhiệt gồm hai đường viền mảnh với logo Mitsubishi ở giữa. Cụm đèn pha trước của Attrage được thiết kế sắc cạnh và đẹp mắt hơn. Đuôi xe được thiết kế mới với cản sau có các chi tiết giả bộ khuếch tán gió, đèn phanh trên cao và cụm đèn hậu sử dụng công nghệ LED.

Thiết kế đầu xe Attrage phiên bản nâng cấp được đánh giá hiện đại hơn

Nội thất xe nổi bật với vô-lăng ba chấu có trợ lực điện. Vô-lăng này được bọc da và tích hợp thêm các nút điều khiển tiện ích. Bảng đồng hồ phía sau dạng Analog với 3 cụm đồng hồ hiển thị tốc độ và thông tin xe khi vận hành. Chính giữa táp-lô là màn hình nhỏ LCD đơn sắc giúp hiển thị những thông số khác. Cần số và phanh tay được thiết kế đơn giản nhưng thuận tiện khi kết hợp khay để cốc và hộc để đồ nhỏ. Độ rộng rãi giữa các hàng ghế cũng như độ cao trần cũng ở mức tốt. Điều này giúp hành khách có thể thoải mái tận hưởng hành trình của mình.

Ghế ngồi của xe được bọc da với chỗ để chân thoải mái

Mitsubishi Attrage được trang bị động cơ 1,2L Mivec với công suất 78 mã lực, mômen xoắn cực đại 100 Nm. Xe sử dụng hộp số sàn 5 cấp hoặc vô cấp CVT. Tuy là một khối động cơ không quá mạnh nhưng hiệu suất mang đến là vừa đủ, phù hợp để di chuyển trong đô thị bên cạnh khả năng tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.

Động cơ 1,2L Mivec với công suất 78 mã lực vừa đủ cho xe di chuyển trong đô thị

Về trang bị an toàn, Mitsubishi Attrage được trang bị 2 túi khí cho khoang lái, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử, móc ghế an toàn cho trẻ em Isofix và tính năng khóa cửa từ xa.

Trong 2 năm qua, Mitsubishi Attrage liên tục để lại ấn tượng trong cuộc đua doanh số với các đối thủ. Tuy không được ưa chuộng nhiều như Vios, Accent nhưng Attrage vẫn là mẫu xe có rất nhiều ưu điểm khiến người mua phải cân nhắc trước khi xuống tiền.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Phân loại hộp số tự động ô tô phổ biến nhất

Hộp số tự động được phân loại như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết cách phân loại hộp số tự động phổ biến qua bài viết sau đây

ECU ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

ECU nghĩa là bộ điều khiển điện tử hay hộp đen, ECU như một máy tính (computer) hay “Bộ não” để điều khiển sự hoạt động của gần như toàn bộ hệ thống trên ô tô.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên ô tô là gì

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS trên ô tô (Anti-Lock Brake System hay còn gọi tắt là phanh ABS) là hệ thống an toàn giúp cho bánh xe không bị bó cứng trong lúc thắng (phanh), chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường.

Các đời xe Volkswagen T-Cross: lịch sử hình thành, các thế hệ

Volkswagen T-Cross là một chiếc crossover SUV cỡ nhỏ (phân khúc B) được sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô đến từ Đức.

Hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại và công dụng

Hệ thống treo trên ô tô là yếu tố quyết định cảm giác lái của ô tô nhẹ nhàng hay xóc nảy, ổn định hay không ổn định. Hệ thống treo trên ô tô hiện nay có rất nhiềuHệ thống treo trên ô tô là yếu tố quyết định cảm giác lái của ô tô nhẹ nhàng hay xóc nảy, ổn định hay không ổn định. Hệ thống treo trên ô tô hiện nay có rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Cảnh báo lệch làn đường (LDW) trên ô tô là gì? nguyên lý hoạt động và lợi ích
    Cảnh báo lệch làn đường (LDW) trên ô tô là gì? nguyên lý hoạt động và lợi ích
    Hiện nay, một số mẫu xe phổ thông đã bắt đầu được trang bị hệ thống cảnh báo lệch làn đường (LDW), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phổ cập công nghệ an toàn chủ động đến nhiều phân khúc. Vậy LDW thực sự mang lại giá trị gì và hỗ trợ người lái như thế nào trong quá trình vận hành? Đây là câu hỏi đáng quan tâm đối với cả tài xế mới lẫn những người sử dụng ô tô lâu năm.
  • Vì sao sửa ôtô điện có thể khiến bạn vướng vào kiện tụng?
    Vì sao sửa ôtô điện có thể khiến bạn vướng vào kiện tụng?
    Tại Trung Quốc, hai thợ sửa xe tại Thượng Hải đã bị tuyên án 6 tháng tù treo do hành vi phá hoại hệ thống thông tin máy tính khi tiến hành mở khóa hai bộ pin xe điện.
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm không đúng cách: Lợi bất cập hại
    Bật đèn cảnh báo nguy hiểm không đúng cách: Lợi bất cập hại
    Đèn khẩn cấp, hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm, được thiết kế để sử dụng trong những tình huống đặc biệt nhằm cảnh báo các phương tiện xung quanh về sự cố hoặc nguy cơ tiềm ẩn, giúp họ chủ động phòng tránh va chạm.
  • Tranh cãi quanh xe tự lái: Đột phá công nghệ hay hiểm họa tiềm ẩn?
    Tranh cãi quanh xe tự lái: Đột phá công nghệ hay hiểm họa tiềm ẩn?
    Dù đang là xu hướng được nhiều quốc gia đầu tư mạnh mẽ, công nghệ xe tự lái đang đối mặt với không ít áp lực sau hàng loạt vụ tai nạn gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Thực tế này buộc các cơ quan quản lý tại nhiều nước phải siết chặt hơn các quy định giám sát và thử nghiệm, nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa vào vận hành rộng rãi.
  •  Cần đem những giấy tờ gì khi đi Đi đăng kiểm ôtô
    Cần đem những giấy tờ gì khi đi Đi đăng kiểm ôtô
    Nhiều chủ xe vẫn nhầm tưởng rằng việc đăng kiểm chỉ đơn giản là đưa xe đến trung tâm và nộp lệ phí là xong. Tuy nhiên, thực tế quy trình này yêu cầu chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ kèm theo phương tiện, bao gồm các giấy tờ pháp lý và kỹ thuật bắt buộc. Việc thiếu sót dù chỉ một loại giấy tờ cũng có thể khiến quá trình đăng kiểm bị trì hoãn hoặc không thể thực hiện.