Lọc gió động cơ ô tô là gì? Cách kiểm tra, vệ sinh lọc gió động cơ

Thứ Tư, 20/12/2023 - 16:49 - hoangvv

Lọc gió động cơ ô tô làm nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi đưa tới buồng đốt nhằm ngăn cát, bụi hoặc các tạp chất khác có ảnh hưởng đến quá trình vận hành

Lọc gió động cơ ô tô làm nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi đưa tới buồng đốt nhằm ngăn cát, bụi hoặc các tạp chất khác có ảnh hưởng đến quá trình vận hành của động cơ. Vậy lọc gió động cơ ô tô là gì, Tác dụng của lọc gió ô tô, Cách kiểm tra, thay thế và lưu ý khi sử dụng lọc gió ô tô. Cùng trung tâm VATC tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây:

  • Lọc gió động cơ ô tô là gì?
  • Vị trí lọc gió động cơ ô tô:
  • Vai trò của lọc gió động cơ (Air filter)
  • Hướng dẫn kiểm tra và cách vệ sinh lọc gió ô tô
    • Lưu ý khi chọn lọc gió động cơ ô tô để thay thế:
  • Lưu ý khi sử dụng lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ ô tô là gì?

Lọc gió động cơ ô tô (air filter) làm nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi đưa tới buồng đốt nhằm ngăn cát, bụi hoặc các tạp chất khác có ảnh hưởng đến quá trình vận hành của động cơ

Air filter sau một thời gian hoạt động, bụi bẩn cùng các tạp chất sẽ bám vào màng lọc gió. Nếu không được vệ sinh hoặc thay thế định kỳ, chúng sẽ lấp đầy các lỗ thông khí, gây cản trở lượng không khí đưa vào buồng đốt động cơ. Từ đó, tỉ lệ hòa khí bị sai lệch làm giảm hiệu suất động cơ, gây nóng máy và sản sinh muội than trong buồng đốt.

Vị trí lọc gió động cơ ô tô:

Vị trí lọc gió động cơ ô tô thường được đặt trong khoang động cơ ô tô, ngay dưới nắp capo sau cửa hút gió, phía sau lưới tản nhiệt. Lọc gió được đặt trong một hộp bảo vệ hình tròn hoặc vuông. Nếu không tìm được vị trí lọc gió bạn có thể xem trong sách hướng dẫn sử dụng xe

Vai trò của lọc gió động cơ (Air filter)

Sau khi hiểu được lọc gió ô tô là gì, thì sau đây là vai trò và công dụng của lọc gió động cơ ô tô.

Cải thiện chất lượng không khí đưa vào buồng đốt

Tác dụng của lọc gió ô tô là lọc sạch không khí trước khi đi vào buồng đốt để hòa trộn với nhiên liệu. Nếu bộ lọc gió vẫn hoạt động tốt, chất lượng không khí sạch đi vào động cơ sẽ tăng lên. Nhờ đó, hiệu suất của động cơ cũng được cải thiện đáng kể.

Tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy

Nếu bộ lọc có vấn đề hay chất lượng lọc kém, lượng không khí không được làm sạch qua  lọc gió ô tô sẽ mang theo nhiều tạp chất vào buồng đốt. Từ đó, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và làm giảm độ bền của các chi tiết trong động cơ.

Tối ưu công suất máy.

Bộ lọc gió động cơ ô tô giúp ngăn chặn tạp chất, bụi bẩn có hại trong không khí. Những tạp chất này nếu không được loại bỏ qua bộ lọc thì khi vào buồn đốt, chất lượng hỗn hợp khí đốt sẽ giảm, làm cho công suất bị giảm. vì thế. nếu cải thiện bộ lọc không khí động cơ sẽ giúp cho động cơ được tối ưu công suất hơn.

Hướng dẫn kiểm tra và cách vệ sinh lọc gió ô tô

Bao lâu cần thay thế học gió động cơ ô tô ?

Lọc gió động cơ ô tô cần được kiểm tra, vệ sinh từ 5000km hoặc sớm hơn nếu như môi trường hoạt động nhiều khói bụi. Các anh em sửa chữa ô tô có thể  thay hoặc vệ sinh lọc gió ô tô nhanh chóng bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:

Cách vệ sinh lọc gió ô tô:

  • Bước 1: Xác định thiết bị lọc gió: Mở nắp ca pô xe và tìm vị trí lọc gió, vị trí lọc gió động cơ ô tô thường nằm sau cửa hút gió, phía sau lưới tản nhiệt. Lọc gió được đặt trong một hộp bảo vệ hình tròn hoặc vuông. Nếu không tìm được vị trí lọc gió bạn có thể xem trong sách hướng dẫn sử dụng xe.  Nếu xe vừa mới sử dụng, hãy đợi một chút rồi mở ra để tránh bị bỏng.
  • Bước 3: Tháo lọc gió: Hộp bảo vệ lọc gió thường được cố định bằng ngàm. Do đó để tháo lọc gió chỉ cần bật ngàm là có thể mở nắp và lấy lọc gió ra ngoài. Khéo léo nhấc nắp lọc ra để lấy tấm lọc ra ngoài sau khi đã tháo hết ốc cố định.
  • Bước 4: Vệ sinh lọc gió Dùng máy xịt khí để thổi bụi bám ở các khe lọc, không xịt với áp suất quá cao gây rách màng lọc. Không được giặt bộ lọc qua nước, không sử dụng vật nhọn gây chọc thủng màng lọc. Nếu bộ lọc cần thay thế, hãy sử dụng bộ lọc mới.
  • Bước 5: Thay thế lọc gió: Nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới .Mỗi xe ô tô thường có kích thước lọc gió động cơ khác nhau. Do đó khi chọn lọc gió để thay thế nên chọn đúng mẫu của xe.
  • Bước 6: Lắp lại bộ lọc vào vị trí cũ: Trước khi lắp lọc gió về vị trí như ban đầu, hãy dùng khăn lau sạch các bụi bẩn xung quanh.

Lưu ý khi chọn lọc gió động cơ ô tô để thay thế:

Việc chọn lọc để thay thế cần lưu ý những điều sau: khi mua lọc để thay thế. các thợ không chỉ chú ý  đến hãng xe, tên xe mà còn chú ý cả đời xe và phiên bản xe. Giá lọc gió xe ô tô khá rẻ chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn tuỳ theo dòng xe.

Lưu ý khi sử dụng lọc gió động cơ

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của lọc gió động cơ ô tô. Vì vậy, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra bộ phận này để vệ sinh, bảo dưỡng, thay thế đúng cách. Vì thế chủ xe nên lưu ý những điều sau:

  • Xét về khí hậu nóng ẩm và môi trường giao thông nhiều khói bụi của Việt Nam, các chủ xe nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ sau mỗi 3000-5000 km. Ngoài ra, việc thay thế lọc gió còn phụ thuộc vào một số yếu tố như quãng đường đi được và môi trường mà xe vận hành.
  • Chuyên gia khuyên bạn nên thay lọc gió sau mỗi 15.000 km. Nhưng con số này có thể bị rút ngắn nếu tài xế thường xuyên lái xe ở những nơi ô nhiễm, nhiều bụi và nhiều cát …
  • Khi vệ sinh bộ lọc khí, tùy thuộc vào vật liệu lọc gió mà chọn phương pháp vệ sinh bằng vòi xịt rửa hoặc rửa trực tiếp bằng nước. Nếu không yên tâm, chủ xe có thể tìm đến các trung tâm bảo hành và sửa chữa chuyên nghiệp để được đảm bảo vệ sinh và thay thế đúng cách.

Lọc gió động cơ rất cần thiết cho quá trình vận hành của xe. Vì vậy, người dùng cần lưu ý kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Ngoài ra, anh em thợ nên sử dụng lọc gió tốt để đảm bảo sự ổn định của các chi tiết máy và sự hoạt động bình thường của động cơ. Bài viết trên của trung tâm VATC đã mang đến anh em thợ sửa về Lọc gió ô tô là gì, Tác dụng của lọc gió ô tô, Cách kiểm tra và thay thế và lưu ý khi sử dụng lọc gió ô tô. Cùng theo dõi Trang VATC để đón đọc những tin tức mới nhất về ô tô.

Ngoài ra, với các anh em thợ sửa chữa ô tô hiện nay trung tâm VATC đang có khóa học về sửa chữa ô tô. Khóa học nâng cao và khóa học toàn diện về sửa chữa ô tô. anh em thợ sửa chữa có thể tham khảo ngay tại đây.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tác dụng của những chi tiết nhỏ trên xe ô tô mà ít người biết

Nếu để ý kỹ trên xe ô tô, bạn sẽ thấy một vài chi tiết nhỏ được nhà sản xuất bố trí ở những vị trí mà nhiều người không để ý. Tưởng như thừa thãi nhưng chúng đều có tác dụng.

Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe điện BYD

BYD đã có một hành trình phát triển đáng chú ý để trở thành một trong những nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới. Thương hiệu này không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn đang vươn tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, đặc biệt khi xét về doanh số xe điện.

Chuyên gia chỉ điểm: 3 lợi ích bất ngờ khi thay dầu nhớt ô tô lúc máy còn nóng

Các chuyên gia kỹ thuật ô tô nhận định rằng, thời điểm lý tưởng để thay dầu động cơ là ngay sau khi xe vừa vận hành một quãng đường dài và động cơ vẫn còn ấm. Lý do là vì khi máy còn nóng, dầu nhớt đang ở trạng thái loãng, dễ chảy hơn, giúp quá trình xả sạch dầu cũ diễn ra hiệu quả hơn. Đồng thời, lượng cặn bẩn, muội than và tạp chất còn lơ lửng trong dầu sẽ được cuốn ra ngoài dễ dàng hơn, giúp khoang máy sạch hơn trước khi nạp dầu mới. Việc này không chỉ nâng cao hiệu quả bôi trơn mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ động cơ.

Lịch sử hình thành các đời xe Mitsubishi Xpander trên thế giới và Việt Nam

Mitsubishi Xpander là dòng xe MPV 7 chỗ được nhiều người dùng ưa chuộng đến từ thương hiệu Nhật Bản. Mẫu xe đạt 9 giải thưởng quan trọng đến từ các tạp chí về xe uy tín và liên tiếp lọt vào Top đầu doanh số bán xe trong nhiều tháng liền. Là mẫu xe bán chạy thứ 4 trên toàn cầu trong năm 2018 và 2019.

Xe cũ đi đăng kiểm: Kiểm tra ngay 6 hạng mục này để tránh bị từ chối

Những chiếc ô tô đã qua sử dụng hơn 10 năm thường tiềm ẩn nhiều hư hỏng và trục trặc không mong muốn. Nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng trước khi đăng kiểm, xe có nguy cơ bị từ chối do không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và môi trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm không đúng cách: Lợi bất cập hại
    Bật đèn cảnh báo nguy hiểm không đúng cách: Lợi bất cập hại
    Đèn khẩn cấp, hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm, được thiết kế để sử dụng trong những tình huống đặc biệt nhằm cảnh báo các phương tiện xung quanh về sự cố hoặc nguy cơ tiềm ẩn, giúp họ chủ động phòng tránh va chạm.
  • Nổ lốp giữa trời nắng: Cảnh báo và giải pháp cho tài xế
    Nổ lốp giữa trời nắng: Cảnh báo và giải pháp cho tài xế
    Khi nhiệt độ môi trường đạt ngưỡng quá cao đặc biệt vào mùa hè, áp suất bên trong lốp xe có thể tăng nhanh bất thường trong quá trình di chuyển, làm gia tăng đáng kể nguy cơ nổ lốp và gây tai nạn nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vận hành trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt này, tài xế cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng dưới đây.
  • Tài xế dịch vụ đang
    Tài xế dịch vụ đang "quay lưng" với xe số sàn đâu là lý do thật sự?
    Việc các mẫu xe số tự động ngày càng có mức giá dễ tiếp cận, kết hợp với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của ô tô điện, đang làm thay đổi rõ rệt xu hướng lựa chọn phương tiện trong ngành dịch vụ vận tải. Những lợi thế truyền thống của xe số sàn như chi phí đầu tư ban đầu thấp và tiết kiệm nhiên liệu không còn tạo ra khác biệt rõ rệt như trước.
  • Khí thải và điện khí hóa: Cuộc chơi sống còn của xe máy truyền thống tại Việt Nam
    Khí thải và điện khí hóa: Cuộc chơi sống còn của xe máy truyền thống tại Việt Nam
    Việc chuyển đổi sang xe hai bánh điện là quá trình phức tạp, đòi hỏi Việt Nam xây dựng hệ sinh thái đa ngành và đồng bộ hóa với các chính sách kiểm soát khí thải và hạn chế xe dùng nhiên liệu hóa thạch.
  • Tranh cãi quanh xe tự lái: Đột phá công nghệ hay hiểm họa tiềm ẩn?
    Tranh cãi quanh xe tự lái: Đột phá công nghệ hay hiểm họa tiềm ẩn?
    Dù đang là xu hướng được nhiều quốc gia đầu tư mạnh mẽ, công nghệ xe tự lái đang đối mặt với không ít áp lực sau hàng loạt vụ tai nạn gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Thực tế này buộc các cơ quan quản lý tại nhiều nước phải siết chặt hơn các quy định giám sát và thử nghiệm, nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa vào vận hành rộng rãi.