Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu?

Thứ Ba, 24/10/2023 - 11:13 - hoangvv

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được lái xe. Nếu trong thời gian bị giữ bằng lái mà vẫn lái xe có thể bị phạt nặng.

Thực tế cho thấy có rất nhiều người bị tước bằng lái xe khi vi phạm Luật giao thông đường bộ. Một số người sau khi bị tước bằng lái xe vẫn tiếp tục tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường, thậm chí gây ra hậu quả khó lường.

Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, khi tham gia giao thông mà bị vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và chịu hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này sẽ không được điều khiển loại xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

Ảnh minh họa: KT

Thời hạn tạm giữ bằng lái xe

Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi 2020) như sau:

- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

- Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc sau:

+ Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

+ Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được tính từ thời điểm bằng lái xe bị tạm giữ thực tế.

- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

- Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Mức phạt đối với người điều khiển xe không có giấy phép

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Trường hợp bị thu giữ giấy phép lái xe có được lái xe?

Tuy nhiên trong trường hợp nếu tham gia giao thông vi phạm lỗi và bị tịch thu giấy phép lái xe thì người tham gia giao thông vẫn có thể lái xe trong thời hạn hẹn ghi trong biên bản xử phạt. Cụ thể:

Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

Như vậy, khi vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền thu giữ giấy phép lái xe của người tham gia giao thông để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt.

Sau khi người vi phạm đã nộp tiền phạt thì sẽ được trả lại giấy phép lái xe. Có nghĩa là trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ. Chỉ khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà người vi phạm vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt nhưng vẫn tiếp tục lái xe sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.

Như vậy:

- Nếu người tham gia giao thông mà vi phạm Luật giao thông đường bộ bị tước giấy phép lái xe thì sẽ không được điều khiển xe.

- Nếu người tham giao giao thông vi phạm Luật giao thông đường bộ mà bị thu giữ giấy phép lái xe thì vẫn có thể lái xe trong thời hạn hẹn ghi trong biên bản xử phạt.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tài xế bất ngờ bị đột quỵ, khách đi cùng nên làm gì

Sau vụ việc thương tâm về một tài xế tuyến Tp. HCM - Bình Thuận bất ngờ lên cơn co giật và không may qua đời đã nhưng trước đó vẫn kịp dừng xe khiến không ít người tỏ lòng xót thương.

Những điều cần biết khi sử dụng cửa sổ trời ô tô

Cửa sổ trời là một tính năng nâng cao sự tiện nghi cho ô tô, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra hư hỏng và tiềm ẩn nguy cơ cho hành khách trong xe.

Bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi mưa lớn: Nên hay không?

Đúng vậy, bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi lái xe dưới trời mưa lớn thường được coi là một hành động hữu ích để cảnh báo người đi đường khác về sự hiện diện của mình. Tuy nhiên, theo quy định giao thông trong một số quốc gia, đặc biệt là các nước có luật giao thông nghiêm ngặt, việc này có thể bị coi là vi phạm luật và bị xử lý phạt.

Vì hệ thống lái gặp lỗi chủ Tesla Cybertruck bất lực nhìn xe gây tai nạn

Một chủ xe bán tải điện Tesla Cybertruck đã buộc phải lái xe đâm vào nhà hàng xóm sau khi vô lăng và bàn đạp ga 'không phản hồi' theo ý muốn.

Khi nào nên lấy gió trong và gió ngoài trên ô tô?

Hai chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên hệ thống điều hòa ô tô có những tác dụng rất khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, đảm bảo sức khoẻ cho những người trên xe.

Có thể bạn quan tâm

  • Qua gờ giảm tốc và ổ gà: Đạp phanh hay không? lời khuyên từ chuyên gia
    Qua gờ giảm tốc và ổ gà: Đạp phanh hay không? lời khuyên từ chuyên gia
    Đạp phanh khi đi qua ổ gà hoặc gờ giảm tốc có thể gây hư hại nghiêm trọng cho xe, đặc biệt là hệ thống treo. Do đó, tài xế nên giảm tốc độ từ xa để hạn chế tác động tiêu cực lên phương tiện.
  • 9 bí quyết vàng để đánh bại cơn buồn ngủ khi lái xe
    9 bí quyết vàng để đánh bại cơn buồn ngủ khi lái xe
    Lái xe trong trạng thái buồn ngủ không chỉ đe dọa sự an toàn của chính tài xế mà còn gây nguy hiểm cho hành khách và những người tham gia giao thông khác.
  • Bí kíp để lái xe đi đường đèo dốc, sương mù an toàn
    Bí kíp để lái xe đi đường đèo dốc, sương mù an toàn
    Khi lái xe trên các con đường đèo dốc, dù là tài xế giàu kinh nghiệm hay người lái mới, điều quan trọng là phải luôn chú ý quan sát và thật cẩn trọng. Không nên chủ quan, bởi vì những đoạn đường này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm, đòi hỏi sự tập trung tối đa và kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi cùng.
  • Kinh nghiệm quay đầu xe  ở những con đường hẹp
    Kinh nghiệm quay đầu xe ở những con đường hẹp
    Điều kiện đường sá tại Việt Nam, với nhiều ngõ hẻm và những con đường nhỏ hẹp chỉ vừa đủ cho một chiếc xe đi vào, thường gây khó khăn cho việc di chuyển. Không chỉ vậy, khi cần quay đầu xe để đi ra, đôi lúc việc này trở thành nhiệm vụ gần như "bất khả thi". Tuy nhiên, với những kinh nghiệm dưới đây, bạn có thể cải thiện tình hình và xử lý tốt hơn trong những tình huống tương tự.
  • Lý do nên tắt hệ thống ngắt động cơ tạm thời khi lái xe trong phố
    Lý do nên tắt hệ thống ngắt động cơ tạm thời khi lái xe trong phố
    Hệ thống ngắt động cơ tạm thời Auto Start Stop ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều dòng xe mới, nhờ khả năng giúp giảm tiêu hao nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người lái xe thường có thói quen tắt chức năng này.