Cách cầm vô lăng trong quá trình điều khiển xe
Thứ Năm, 05/10/2023 - 11:49
Việc nắm vững những kĩ năng cầm - điều chỉnh vô lăng trên ô tô không chỉ giúp người lái xử l ý tình huống tốt mà còn giúp hạn chế tối đa những mối nguy hiểm.
Việc nắm vững những kĩ năng cầm - điều chỉnh vô lăng trên ô tô không chỉ giúp người lái xử l ý tình huống tốt mà còn giúp hạn chế tối đa những mối nguy hiểm.
Hiện nay, nhiều tài xế vẫn quan niệm cầm vô lăng sao cho bản thân thấy thoải mái là đúng. Quan niệm này có lẽ không sai, nhưng cũng chỉ đúng trong những trường hợp bình thường, không có bất kì sự cố nào xảy ra.
Còn với những tình huống khẩn cấp và bất ngờ, cầm vô lăng “thoải mái” nhưng không đúng kỹ năng sẽ dễ khiến các tài xế không kịp xử lý hoặc trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí trên vô lăng bung ra với tốc độ và lực mạnh, dễ hất tay cầm vô lăng của tài xế vào vùng mặt, gây nguy hiểm.
Chính vì vậy, cầm vô lăng đúng không hẳn là cầm với tư thế thoải mái nhất, mà còn cần tuân thủ đúng các kỹ năng cơ bản.
Nên cầm vô lăng đúng cách trong quá trình điều khiển xe
Theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, để cầm vô lăng chuẩn nhất, đầu tiên hai tay người lái nên đặt ở vị trí 9 giờ 15 phút. Vị trí đặt tay này không chỉ giúp dễ dàng điều khiển xe mà còn đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm bất ngờ.
Bên cạnh đặt tay đúng vị trí, cách đặt các ngón tay trên vô lăng cũng rất quan trọng. Theo đó, đặt tay đúng kỹ năng là khi hai ngón cái của người lái tỳ lên vành vô lăng, trong khi các ngón còn lại nắm hờ ở phía dưới.
Lưu ý, người lái không nên nắm chặt vô lăng nhưng cũng không buông quá lỏng. Điều này giúp việc xoay vô lăng trở nên dễ dàng và linh hoạt khi cần. Đồng thời, người lái cũng cảm nhận rõ những phản ứng từ mặt đường truyền lên vô lăng.
Chỉnh vô lăng thế nào cho đúng?
Bên cạnh kỹ năng cầm vô lăng, để đảm bảo an toàn cũng như sự thoải mái trong các hành trình dài, việc điều chỉnh tư thế ngồi và khoảng cách từ người lái đến vô lăng cũng rất quan trọng.
Theo kinh nghiệm từ các tài xế nhiều kinh nghiệm, tư thế cầm vô lăng chuẩn nhất là khi khuỷu và cánh tay người lái tạo được một góc khoảng 120 độ.
Lưu ý, nếu khoảng cách quá xa, người lái sẽ gặp khó trong quá trình vần vô lăng ôm cua gấp, cần đánh lái nhiều vòng. Ngược lại, nếu khoảng cách quá gần, tầm hoạt động của tay cũng sẽ bị hạn chế, rất khó xử lý trong những tình huống khẩn cấp.
Tin cũ hơn
Trong dịp lễ đông đúc, Lái xe trên cao tốc cần để ý gì để tránh tai nạn liên hoàn
6 thói quen tai hại mà tài xế cần bỏ ngay khi lái xe vào mùa đông
Vào mùa đông, nhiệt độ ở khu vực miền Bắc có thể có lúc xuống dưới 10 độ C khiến ô tô của chúng ta cũng dễ gặp phải những lỗi đặc trưng mà nếu không chú ý rất dễ nguy hiểm khi lái xe.
Đeo kính râm khi lái xe có an toàn?
Vì sao chân ga ô tô phần lớn đặt dưới sàn xe?
Người dùng mua xe điện thuê pin đã qua sử dụng cần lưu ý những gì
Có thể bạn quan tâm
-
Hướng dẫn chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cáchMột sai lầm phổ biến của nhiều tài xế là điều chỉnh vùng quan sát của gương chiếu hậu ngoài trùng với vùng nhìn của gương chiếu hậu trong cabin. Điều này dẫn đến việc hạn chế tầm nhìn phía sau xe, gây ra những điểm mù không cần thiết và làm giảm hiệu quả quan sát khi di chuyển, đặc biệt trong các tình huống cần quan sát toàn diện hai bên xe.
-
Cẩm nang lái xe an toàn trong mưa bãoKhi lái xe trong điều kiện mưa bão, các tài xế cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn. Hãy nhớ bật đèn pha để tăng cường tầm nhìn, giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn hơn so với bình thường, đồng thời tránh vượt hoặc di chuyển song song với các phương tiện khác. Những biện pháp này là thiết yếu để bảo vệ bạn và những người khác trên đường trong thời tiết xấu.
-
Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADASTheo tổ chức IIHS của Mỹ, nhiều tài xế cho rằng các cảnh báo bằng âm thanh liên quan đến các công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS dễ gây ra nhiều sự khó chịu hơn hữu ích.
-
Kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường ngập nướcNếu không nắm rõ cách lái xe qua khu vực ngập nước, ô tô của bạn có thể gặp tình trạng chết máy giữa đường, dẫn đến nước tràn vào động cơ và gây ra những hư hại nghiêm trọng.
-
Làm sao để không nhầm chân ga với chân phanh?Tình trạng tai nạn do nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh tại Việt Nam không phải là hiếm gặp, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về các trường hợp này.