Nên ghi nhớ những cộc mốc bảo dưỡng theo số ODO dưới đây để xe luôn bền
Thứ Sáu, 21/07/2023 - 11:37 - Chưa có
Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số ODO (công-tơ-mét hay kilomet) cho xe ô tô là một việc làm để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định, đảm bảo sự an toàn cho con người, giảm tối đa sự hỏng hóc các chi tiết máy và gia tăng tuổi thọ của động cơ, đảm bảo độ bền cho quá trình vận hành của xe.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng mỗi nhà sản xuất lại có những yêu cầu cụ thể riêng. Vì vậy đừng quên tham khảo thêm thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe.
Mỗi hãng xe ô tô khác nhau sẽ có qui định về thời điểm bảo dưỡng động cơ xe ô tô mới khác nhau. Đối với việc bảo dưỡng ô tô lần đầu, chủ xe nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa thay vì tự bảo dưỡng. Đây chính là bước tiền đề cho quá trình hoạt động lâu dài của xe, vì vậy chủ xe không nên chủ quan.
Từ 3.000 – 5.000km đối với xe ô tô mới
Thường chúng ta sẽ bảo dưỡng ô tô định kỳ sau mỗi 3.000 – 5.000km hoặc từ 3 - 6 tháng sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên nên bảo trì cho xe mới mua vào khoảng tầm 3.000km hoặc 3 - 4 tháng.
Công việc bạn cần làm cho mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa. Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5000km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt. Nhưng sau 5000 km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những vụn kim loại.
Sau đó bạn có thể thay sau mỗi 10.000km. Ngoài ra nếu cẩn thận hơn, bạn nên nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính, ... và châm thêm nếu thiếu hụt.
Thay và vệ sinh hệ thống lọc dầu sau 5.000 – 10.000km
Dù là xe ô tô mới mua hay xe ô tô đã qua sử dụng lâu ngày thì việc thay dầu định kỳ vẫn là điều rất cần thiết để đảm bảo độ bền cho xe. Khi thay dầu máy, chủ xe nên hỏi kỹ chuyên gia bảo dưỡng xe về loại dầu phù hợp với dòng xe mà mình đã sử dụng để dầu có thể mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.
Trong lần thay dầu thứ 2 này bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000km.
Thay lọc gió động cơ sau mỗi 30.000 – 40.000km
Về nguyên tắc hoạt động, lọc gió có tác dụng đưa không khí sạch vào buồng đốt giúp tăng hiệu suất đánh lửa, từ đó đảm bảo khả năng vận hành mượt mà cho động cơ. Trong trường hợp lọc gió bị bẩn do lâu ngày bám bụi, lượng không khí đi vào trong khoang động cơ sẽ bị giảm bớt, từ đó khiến xe có cảm giác gằn hoặc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường.
Sau mỗi 30.000km, chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và nghẹt, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và sức khỏe của bạn. Bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000km để động cơ làm việc êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Theo khuyến cáo thông thường của các hãng xe, khách hàng nên thay lọc gió sau mỗi 30.000 – 40.000km sử dụng. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ còn tùy thuộc vào quá trình sử dụng của mỗi người. Do vậy, mỗi khi đi bảo dưỡng định kỳ, nếu thấy lọc gió quá bẩn, người sử dụng ô tô nên thay ngay để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.
Sau 40.000km, kiếm tra hoặc thay mới các bugi đánh lửa
Chịu trách nhiệm đánh lửa cho động cơ, bugi là chi tiết nhanh hao mòn trên ô tô do thường xuyên bị tác động bởi các tia điện. Nếu không thay thế kịp thời, người sử dụng ô tô sẽ gặp phải các tình cảnh gây ức chế như khó nổ hoặc chết máy. Chính vì vậy, theo quy chuẩn thông thường, người dùng ô tô cần thay thế bugi đánh lửa mỗi 30.000 – 40.000km sử dụng.
Kiểm tra dây cu-roa truyền động sau 70.000 - 100.000km
Dây cu-roa truyền động hay còn gọi là dây cu-roa cam đóng vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ ví dụ như van, pít-tông. Do vậy, việc thường xuyên kiểm tra đảm bảo dây cu-roa truyền động luôn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo là điều thiết yếu.
Dây cu roa truyền động nên được thay thế trong khoảng 70.000 - 100.000km. Thường xuyên kiểm tra hệ thống truyền động xem dây cu roa có bị nứt, vỡ hay không để thay thế kịp thời. Thời tiết như một số tỉnh miền trung nắng gắt, dây curoa nhanh khô vỡ là điều khó tránh khỏi. Nhỏ dầu bôi trơn để hệ thống truyền động không bị khô rít.
Đến ngưỡng 100.000km thì vệ sinh và thay nước làm mát động cơ
Nước làm mát động cơ sau một thời gian dài làm việc sẽ bị biến chất, có thể gây đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc. Đây cũng là lúc bạn xem xét thay các bộ phận như bugi, má phanh...nếu cần thiết.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Xe ô tô bị hụt ga do những nguyên nhân nào?
Nắng nóng kéo dài, khách xếp hàng chờ sửa điều hòa ô tô
Đa số gara ô tô tại Hà Nội đều trong trạng thái đông khách, cánh thợ luôn tay luôn chân trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Thay bộ lốp mới có nhất thiết phải bỏ thêm tiền căn chỉnh độ chụm?
Trong quá trình thay và đảo lốp, nhân viên tư vấn tôi nên làm thêm gói dịch vụ cân bằng động và chỉnh độ chụm bánh xe hết 700 nghìn nhưng tôi đã từ chối vì cho là không cần thiết.
Xe ô tô bị vấn đề gì khi nhả ra khói màu trắng?
Những nhược điểm không ngờ tới của gương chiếu hậu ô tô tự động
Có thể bạn quan tâm
-
4 hậu quả nghiêm trọng khi xe ô tô thiếu nước làm mátNước làm mát động cơ là một trong những bộ phận then chốt giữ cho xe ô tô vận hành ổn định, nhưng đáng tiếc thường bị chủ xe bỏ qua cho đến khi sự cố nghiêm trọng xảy ra.
-
Giải pháp chống mốc ô tô mùa nồm ẩm đơn giản, an toàn ngay tại nhàThời tiết nồm ẩm đặc trưng tại miền Bắc khiến khoang nội thất ô tô dễ rơi vào tình trạng ẩm ướt, phát sinh mùi hôi khó chịu và xuất hiện các vết mốc ố trên trần xe. Để khắc phục hiệu quả, chủ xe cần áp dụng các biện pháp kiểm soát độ ẩm như sử dụng điều hòa ở chế độ làm khô (dry), kích hoạt sấy kính, kết hợp vệ sinh nội thất định kỳ bằng dung dịch diệt nấm mốc như giấm trắng pha loãng. Những giải pháp này không chỉ giúp cải thiện không khí trong cabin mà còn ngăn ngừa hư hỏng vật liệu nội thất do ẩm mốc kéo dài.
-
Rửa khoang máy khi động cơ còn nóng: Lợi bất cập hại?Vào những ngày thời tiết nắng nóng, khoang động cơ ô tô thường đạt nhiệt độ rất cao và cần nhiều thời gian để nguội hoàn toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, việc tiến hành rửa khoang máy khi động cơ vẫn còn nóng là điều tuyệt đối không nên thực hiện, bởi có thể gây hư hại đến các chi tiết cơ khí và hệ thống điện trong khoang máy.
-
Những kinh nghiệm "vàng" làm mát ô tô khi hệ thống điều hòa gặp sự cố bất ngờTrong trường hợp điều hòa ô tô bị hỏng và không thể hoạt động, tài xế có thể áp dụng các phương pháp làm mát xe đơn giản như hạ cửa kính hoặc tận dụng cửa sổ trời để tạo luồng không khí lưu thông, giúp không gian bên trong xe thoáng mát hơn.
-
Nước trong bình xăng ô tô nguy hiểm thầm lặng và cách xử lý an toànSự xuất hiện của nước trong bình xăng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu suất và rút ngắn tuổi thọ của động cơ ô tô.