Top 10 xe bán chậm tháng 4/2025: Mazda6 bám sát Honda Accord ở vị trí cuối bảng

Thứ Năm, 15/05/2025 - 15:56 - loanpd

Sự thờ ơ của người tiêu dùng với các mẫu sedan hạng D tiếp tục kéo dài, khi 3 trong số 4 mẫu xe thuộc phân khúc này thường xuyên góp mặt trong danh sách xe bán chậm theo tháng.

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), trong Top 10 xe bán chậm nhất tháng 4, ngoài Honda Accord và KIA Morning vẫn giữ nguyên vị trí đầu và cuối bảng, các vị trí còn lại đã có nhiều biến động.

Mitsubishi Pajero Sport và KIA Soluto tạm thời rời bảng, nhường chỗ cho sự trở lại của những cái tên quen thuộc như Isuzu D-Max, Toyota Corolla Altis và Suzuki Jimny.

DOANH SỐ 10 MẪU XE BÁN CHẬM NHẤT THÁNG 4/2025 Nguồn: VAMA
Doanh số Ford Ranger và cả nhóm bán tải giai đoạn 2019-2023 (số liệu: VAMA)
Nhãn HONDA ACCORD MAZDA6 ISUZU MU-X FORD EXPLORER TOYOTA LAND CRUISER TOYOTA ALPHARD SUZUKI JIMNY TOYOTA COROLLA ALTIS TOYOTA INNOVA ISUZU D-MAX KIA K5 KIA MORNING
Tháng 3 Lượng xe 5 9 26 28 6 24 34 44 46 34 27 31
Tháng 4   3 4 13 13 18 21 25 28 29 32 32 45

Đáng chú ý, Honda Accord, KIA K5Mazda6 tiếp tục "góp mặt" lần thứ 3 liên tiếp, phản ánh rõ sự giảm sút sức hút của dòng sedan hạng D. Toyota là hãng có số lượng mẫu xe lọt danh sách xe bán chậm nhiều nhất, với 4 đại diện.

Đứng đầu bảng xếp hạng tiếp tục là Honda Accord, với chỉ 3 xe bán ra trong tháng 4, giảm 40% so với tháng trước. Sau khi chương trình ưu đãi 220 triệu đồng kết thúc từ tháng 4, dù một số đại lý vẫn hỗ trợ tới 250 triệu đồng nhưng doanh số của mẫu xe này vẫn không khởi sắc.

Xếp ở vị trí thứ 2 trong top xe bán chậm tháng này là Mazda6 với 4 xe bán ra, giảm 55,6% so với tháng trước, cho thấy dấu hiệu đáng báo động đối với mẫu xe này khi doanh số bán hàng giảm dần theo từng tháng.

Sự chậm trễ trong nâng cấp sản phẩm và thiếu đột phá trong thiết kế, tính năng suốt hơn một thập kỷ đã khiến Mazda6 ngày càng lép vế trên thị trường ô tô.

Mazda6 đang cho thấy tình trạng đáng báo động khi doanh số liên tục sụt giảm. Ảnh Ngô Minh

Isuzu Mu-XFord Explorer chia nhau vị trí thứ 3, mỗi mẫu bán được 13 xe. Cả hai đều ghi nhận mức sụt giảm doanh số đáng kể, lần lượt là 50% và 53,6%.

Dù Isuzu Mu-X có thiết kế và tiện nghi ổn, nhưng hạn chế về chính sách bán hàng và hậu mãi khiến mẫu xe SUV khó cạnh tranh.

Trong khi đó, Ford Explorer với giá 2,1 tỷ đồng phải chịu sức ép lớn từ các đối thủ giá thấp hơn như Hyundai Palisade hay Volkswagen Teramont X.

Với 18 xe đã bán, Toyota Land Cruiser xếp ở vị trí thứ 4. Đây là mẫu xe duy nhất có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đạt mức tăng 200% trong 2 tháng liên tiếp.

Dù xuất hiện trong danh sách bán chậm, thực tế mẫu xe này liên tục trong tình trạng "cháy hàng" do cung không đủ cầu trên toàn cầu.

Giá bán của Toyota Land Cruiser hiện đã tăng 300 triệu đồng, lên mức 4,58 tỷ đồng, song nhu cầu của người dùng đối với mẫu xe này chưa hề hạ nhiệt. Thậm chí, nhiều người đã phải chấp nhận trả "tiền chênh" để có được suất lấy sớm.

Land Cruiser là mẫu xe Toyota có giá bán đắt nhất nhưng luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Ảnh: Toyota

Xếp ngay sau Toyota Land Cruiser cũng là một mẫu xe của Toyota - Toyota Alphard. Với doanh số 21 xe đã bán trong tháng 4, mẫu xe MPV cỡ lớn này đã có mức giảm 12,5% so với tháng trước.

Giá bán của mẫu Alphard từ 4,37-4,475 tỷ đồng, hiện tại đang cao thứ 2 trong danh sách các sản phẩm của Toyota bán tại Việt Nam. Cũng giống như Land Cruiser, sự góp mặt của Toyota Alphard trong danh sách bán chậm phần nhiều do thị trường xe MPV cỡ lớn tại Việt Nam vốn không sôi động.

Xếp ở các vị trí tiếp theo lần lượt là những cái tên quen thuộc gồm: Suzuki Jimny (25 xe) đứng thứ 6, Toyota Corolla Altis (28 xe) đứng thứ 7, Toyota Innova (29 xe) đứng thứ 8, đồng vị trí thứ 9 là hai mẫu xe Isuzu D-Max và KIA K5 (32 xe), cuối cùng ở vị trí thứ 10 là KIA Morning (45 xe).

Dễ thấy, ngoài các mẫu sedan cỡ D, các dòng SUV, bán tải hay MPV giá cao cũng gặp khó trong việc duy trì sức mua trên thị trường.

Danh sách trên cho thấy sự suy giảm doanh số ở nhiều mẫu xe, đặc biệt là các mẫu sedan hạng D như Honda Accord, Mazda6 và KIA K5. Xu hướng tiêu dùng đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các mẫu xe gầm cao như SUV và CUV, khiến các mẫu sedan truyền thống ngày càng mất đi sức hút. Ngoài ra, giá bán cao và thiếu sự đổi mới cũng là những yếu tố khiến nhiều mẫu xe không còn hấp dẫn người tiêu dùng.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Ưu nhược điểm Suzuki Jimny: Vẻ ngoài cá tính, bên trong lại kém sang

Tới đây, Suzuki Jimny 2023 sẽ được bán chính thức tại Việt Nam nhưng với giá dự kiến lên đến 789 triệu đồng, mẫu A-SUV này có những gì đáng chú ý?

Chủ xe gốc Việt thử độ lợi hại của VF 9 so với ôtô Đức, Mỹ

Ấn tượng với cảm giác lái thể thao, chắc chắn hơn xe xăng là chia sẻ của chủ xe gốc Việt khi nói về “xế cưng” VF9.

Hyundai Custin - Lựa chọn mới cho gia đình Việt

Sở hữu thiết kế nịnh mắt, không gian nội thất rộng rãi tối ưu cùng hàng loạt công nghệ an toàn, hỗ trợ lái hiện đại, Hyundai Custin khẳng định được giá trị của mình với mức giá 999 triệu đồng.

Đánh giá Mitsubishi Xforce 2024: Chinh phục người dùng với sự rộng rãi và đột phá về công nghệ

Phân khúc SUV hạng B tại Việt Nam đã sớm hình thành với những cái tên nổi bật như Ford EcoSport và Hyundai Kona, tuy nhiên phải đến khi Kia Seltos và Hyundai Creta xuất hiện, phân khúc này mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

Đánh giá hatchback hạng B: Chọn Mazda 2, Toyota Yaris hay Suzuki Swift?

Giá xe Suzuki Swift hiện chỉ đang 560 triệu đồng, tương đương với Mazda 2 và thấp hơn đáng kể so với Toyota Yaris. Vậy đâu sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho các chị em phụ nữ?

Có thể bạn quan tâm