Tesla có thể trở thành nạn nhân duy nhất khi Canada trừng phạt thuế với xe điện Trung Quốc
Thứ Sáu, 28/06/2024 - 15:24 - loanpd
Canada cáo buộc Trung Quốc có “các hành vi phản cạnh tranh” khi tuyên bố chuẩn bị tiến hành một cuộc tham vấn từ cộng đồng nhằm tìm hiểu các mức thuế tiềm năng đối với xe điện (EV) của Trung Quốc, tương tự như chính phủ Mỹ đã thực hiện.
Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Canada cho biết nỗ lực sẽ kéo dài một tháng nhằm thu hút dư luận, bắt đầu từ ngày 2 tháng 7, sẽ mở đường cho các chính sách bảo vệ người lao động trong ngành ô tô Canada và các doanh nghiệp xe điện đang phát triển của nước này khỏi các hoạt động thương mại không công bằng. Hiện tại, không có thương hiệu ô tô điện Trung Quốc nào được bán ở Canada.
Bà Chrystia Freeland, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính, cho biết: “Người lao động Canada và ngành ô tô đang phải đối mặt với chính sách dư thừa công suất có chủ đích do nhà nước Trung Quốc chỉ đạo, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của ngành xe điện Canada trên thị trường trong nước và toàn cầu. Cuộc tham vấn này sẽ xem xét những hành động mà chúng tôi có thể thực hiện để bảo vệ người lao động của mình, tạo sân chơi bình đẳng và ngăn chặn tình trạng trung chuyển hoặc cung vượt cầu do các hành vi phản cạnh tranh của Trung Quốc”.
Bà Freeland nhấn mạnh các cuộc tham vấn cộng đồng sẽ giúp chính phủ quyết định phản ứng chính sách của mình, có thể bao gồm thuế quan đối với hàng nhập khẩu, đồng thời nói thêm rằng động thái này sẽ gắn kết Ottawa với các đồng minh ở Washington và Brussels.
Freeland từ chối đi vào chi tiết cụ thể về hành động tiềm năng của Ottawa hoặc liệu các thành phần xe điện như pin cũng có thể là mục tiêu hay không, nhưng cho biết mọi thứ đều đã được cân nhắc. “Chúng tôi không loại trừ bất cứ điều gì" bà nói thêm “chúng tôi đang sử dụng các công cụ hành động thương mại mạnh nhất của mình".
Canada hiện đã ký các thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD để thu hút các công ty tham gia vào tất cả các bộ phận của chuỗi cung ứng xe điện nhằm củng cố trung tâm sản xuất của mình ở Ontario.
Cuộc tham vấn do chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau phát động diễn ra sáu tuần sau khi Nhà Trắng công bố tăng gấp bốn lần thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất từ 25% như một phần trong một loạt các biện pháp trừng phạt 18 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Pin lithium, thép, khoáng sản quan trọng, pin mặt trời và chất bán dẫn cũng bị chính quyền Tổng thống Biden áp mức thuế cao hơn. Cuộc tham vấn cũng sẽ tìm kiếm phản hồi về vấn đề an ninh mạng và dữ liệu liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích an ninh quốc gia của người Canada.
Chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau, vốn đang cố gắng định vị Canada là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu, đã phải chịu áp lực trong nước phải hành động chống lại xe điện của Trung Quốc.
Tuyên bố của chính quyền Canada cho biết thêm: “Các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc bao gồm các tiêu chuẩn yếu kém trong chuỗi cung ứng xe điện, bao gồm tiêu chuẩn lao động kém, thiếu biện pháp bảo vệ môi trường và các chính sách thương mại hỗ trợ tình trạng dư cung”.
Những chiếc ô tô chạy bằng pin duy nhất được sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu sang Canada là những chiếc xe Model Y mà Tesla lắp ráp tại Thượng Hải Gigafactory hiện đang phải chịu mức thuế nhập khẩu 6%.
David Zhang, tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Xe Thông minh Quốc tế nhận định: “Tác động đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc dường như còn hạn chế. Về lâu dài, các rào cản thương mại sẽ không ngăn cản khách hàng toàn cầu tiếp cận với những chiếc xe điện giá rẻ của Trung Quốc vì những chiếc xe đó có thể được sản xuất tại các nhà máy địa phương”.
Trung Quốc hiện là thị trường ô tô và xe điện lớn nhất thế giới, với ô tô điện chiếm 60% doanh số toàn cầu.
Vào ngày 12 tháng 6, Liên minh châu Âu (EU), sau cuộc điều tra chống trợ cấp kéo dài 9 tháng, đã quyết định đánh thuế bổ sung từ 17,4% đến 38,1% đối với ô tô chạy điện thuần túy do Trung Quốc sản xuất. Luật mới sẽ tạm thời có hiệu lực vào ngày 4 tháng 7.
Mức thuế này sẽ cao hơn mức thuế 10% hiện hành áp dụng cho ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc. Bắc Kinh và Brussels hiện đang tổ chức các cuộc đàm phán về thuế xe điện.
Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng 11 sau cuộc tham vấn giữa các thành viên EU và các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc.
Không giống như các biện pháp hạn chế do Nhà Trắng áp đặt, vốn không gây hậu quả ngay lập tức đối với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD vì không có mẫu xe nào của họ được bán ở Mỹ, các mức thuế mới của EU có thể sẽ gây ra một số tổn hại vì khối này từ lâu đã được coi là một thị trường lớn, điểm đến cho ô tô điện của đất nước tỷ dân.
Các nhà phân tích cho rằng BYD, nhà sản xuất xe điện bán chạy nhất thế giới, sẽ có thể chịu được mức thuế trừng phạt 17,4% vì tính hiệu quả về mặt chi phí của nó.
Theo một báo cáo chi tiết do UBS công bố vào tháng 9 năm ngoái, các công ty Trung Quốc có lợi thế bền vững về chi phí 25% so với các thương hiệu truyền thống ở EU.
Tin cũ hơn
Các nhà sản xuất bộ sạc EV thận trọng tìm cách áp dụng tiêu chuẩn Tesla
Xe điện không chỉ là sân chơi của những "gã nhà giàu”
Xe điện đang phát triển theo đúng với xu hướng tất yếu của thời đại. Đó vốn là cuộc đua hao tiền, tốn của và đẩy sức chống chịu của doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Dù vậy, trong những thách thức vẫn luôn tồn tại những cơ hội song hành và điều mà doanh nghiệp Việt cần làm là tìm ra được hướng đi đúng, phù hợp nhất để phát triển bền vững.
Toyota Crown Sedan 2024 chốt giá từ 48.300 USD
Toyota vừa thông báo mở bán mẫu Toyota Crown Sedan 2024 thế hệ mới tại Nhật Bản. Xe được phân phối với hai phiên bản: xe chạy bằng pin nhiên liệu (FCEV) có giá từ 54.900 USD và phiên bản hybrid (HEV) có giá từ 48.300 USD.
Ngành xe điện Mỹ đối mặt sóng gió khi chính phủ rút ưu đãi thuế 7.500 USD
Mazda EZ-60 lộ diện: SUV điện đẹp như concept, nhưng nền tảng lại đến từ Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm
-
Điện hóa ngành ô tô: Vì sao có hãng tăng vọt, có hãng tụt dốc?Trong khi nhiều hãng xe ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhờ chiến lược điện hóa – đặc biệt là từ các dòng xe hybrid và thuần điện, thì một số tên tuổi lớn như Volkswagen hay Porsche lại gặp không ít khó khăn khi lợi nhuận sụt giảm mạnh, cho thấy bài toán chuyển đổi không chỉ là cuộc đua doanh số, mà còn là thách thức về hiệu quả tài chính và định vị chiến lược sản phẩm.
-
Công nghệ mới giúp pin xe điện có thể được tái chế gần như hoàn toànCác nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một phương pháp tái chế tiên tiến, cho phép thu hồi tới 99,99% lithium, 97% niken, 92% coban và 91% mangan từ pin đã qua sử dụng, mở ra triển vọng tối ưu hóa quy trình tái chế và giảm thiểu tác động môi trường.
-
Khách mua xe điện hưởng lợi lớn: Giảm trăm triệu nhờ miễn lệ phí trước bạNhiều nhân viên kinh doanh ô tô và khách hàng có nhu cầu mua xe điện bày tỏ sự phấn khởi khi chính sách miễn lệ phí trước bạ tiếp tục được gia hạn thêm 2 năm. Điều này không chỉ giúp giảm đáng kể chi phí lăn bánh, mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội cho xe điện so với các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống.
-
SUV điện Honda P7 lộ diện đối thủ bất ngờ của chính S7 chỉ sau 1 thángVề bản chất, Honda P7 mới và mẫu S7 ra mắt hồi tháng 3 là hai phiên bản gần như giống hệt nhau, cùng chia sẻ nền tảng kỹ thuật và trang bị. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở một số chi tiết thiết kế ngoại thất cũng như chiến lược định vị sản phẩm, do mỗi mẫu xe được phát triển và phân phối bởi một liên doanh khác nhau GAC Honda phụ trách P7, trong khi Dongfeng Honda đảm nhiệm S7.
-
Quy định mới về trụ sạc xe điện: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?Trước thực trạng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến vị trí, địa điểm lắp đặt trụ và trạm sạc xe điện, Bộ Khoa học và Công nghệ hiện đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trụ sạc xe điện.