Phân biệt các loại phụ tùng ô tô để tránh hàng giả, đồ cũ
Thứ Sáu, 04/08/2023 - 16:27
Phụ tùng chính hãng (Genuine Auto Parts - GAP)
Phụ tùng chính hãng là phụ kiện theo xe được chính hãng sản xuất ô tô cung ứng. Loại này được phân phối chính hãng tại các đại lý ủy quyền. Đối với GAP thì có thể được chính hãng sản xuất hoặc đặt hàng sản xuất của đối tác.
Loại phụ tùng này có đặc điểm chung là đều thuộc quyền kiểm soát của hãng xe. Bên cạnh đó, mỗi hãng xe cũng có sẵn một đội ngũ kiểm tra chất lượng các loại phụ tùng này trước khi phân phối đến đại lý để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc chính hãng của phụ tùng.
Phụ tùng chính hãng luôn được đóng gói cần thận và in tên nhãn hiệu.
Do phải gánh thêm các chi phí về thương hiệu, nguồn gốc chính hãng rõ ràng cũng như tin cậy về chất lượng nên phụ tùng chính hãng thường có giá cao nhất trong các loại phụ tùng (không tính các loại phụ tùng độ chuyên biệt, hiệu suất cao).
Phụ tùng của nhà cung cấp thứ hai (Original Equipment Manufacturer - OEM)
Là phụ tùng được sản xuất bởi những nhà cung ứng uy tín được các hãng xe lựa chọn, dựa trên các thông số kỹ thuật tương thích với từng mẫu xe. Nhưng loại phụ tùng này thường có giá thấp hơn phụ tùng chính hãng từ 20-30%.
Lý do cho việc này đến từ bản chất “không chính hãng” của hàng OEM. Dù được chính những nhà cung ứng sản xuất phụ tùng có thương hiệu làm ra nhưng phụ tùng OEM không trải qua quá trình kiểm định khắt khe theo tiêu chuẩn của từng hãng xe mà chỉ được kiểm định theo tiêu chuẩn của bản thân nhà sản xuất OEM (thường thấp hơn so với tiêu chuẩn chính hãng).
Phụ tùng OEM có giá thành thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Do đó, phụ tùng OEM sẽ không được đóng dấu part number (số định danh phụ tùng) như hàng chính hãng. Thông số part number chứa thông tin về thời gian sản xuất, dây chuyền sản phẩm,… từ đó thể hiện rõ nguồn gốc và tính đảm bảo về chất lượng của một sản phẩm phụ tùng chính hãng.
Điều này cũng đồng nghĩa phụ tùng OEM không được đóng logo chính hãng, không được đóng gói theo quy chuẩn chính hãng với đầy đủ thông tin và logo hãng xe.
Phụ tùng của nhà cung cấp thứ ba (Aftermarket Parts)
Có thể hiểu đơn giản đây là phụ tùng được sản xuất bởi những hãng chuyên độ xe, nên phụ tùng sẽ cho ra chất lượng, hiệu năng cao và đáp ứng nhu cầu khá hạn chế của chủ xe. Điều này khác với phụ tùng chính hãng vốn phục vụ nhu cầu thông thường của đa số người tiêu dùng.
Phụ tùng hiệu năng cao luôn có một chỗ đứng nhất định.
Những bộ phụ tùng độ của nhà cung cấp thứ ba có chất lượng cao cấp vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường khi tập trung cho bộ phận thiểu số những khách hàng có nhu cầu đặc biệt như đi địa hình (off-road), chạy tốc độ cao liên tục trong trường đua,…
Phụ tùng qua sử dụng (Used Parts)
Hay còn được gọi với tên phụ tùng tháo xe, là phụ tùng có thể được tháo từ những chiếc xe cũ, xe tai nạn một phần hoặc tháo trộm từ những xe khác.
Loại phụ tùng này đã trải qua quá trình sử dụng nên có thể gặp những hư hại sau này, nên khi sử dụng cần có hiểu biết và tìm hiểu kỹ về tính pháp lý nếu không muốn mua phải phụ tùng bất hợp pháp.
Phụ tùng qua sử dụng được bán tràn lan tại các chợ phụ tùng.
Ở Việt Nam phụ tùng này có nguồn cung chủ yếu từ những chiếc xe gặp tai nạn nặng, chủ xe tháo rã phụ tùng để bán những món còn sử dụng được.
Phụ tùng giả (Fake Parts)
Phụ tùng giả là các bộ phận hoặc linh kiện được sao chép hoặc sản xuất bất hợp pháp, thường là bằng cách sao chép từ các bộ phận gốc của các các nhà sản xuất chính thức.
Những phụ tùng giả này thường không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và hiệu suất của các phụ tùng chính hãng, và có thể gây ra các vấn đề an toàn và sự cố khi sử dụng.
Phụ tùng giả được sản xuất giống với phụ tùng chính hãng nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Loại này thường được các gara kém uy tín sử dụng nhằm lừa đảo khách hàng, với mẫu mã bao bì giả nên người tiêu dùng dễ nhầm lẫn với hàng chính hãng.
Để không mua phải phụ tùng kém chất lượng bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, với chứng nhận nguồn gốc phụ tùng rõ ràng.
Tin cũ hơn
Nắng nóng kéo dài, khách xếp hàng chờ sửa điều hòa ô tô
Đa số gara ô tô tại Hà Nội đều trong trạng thái đông khách, cánh thợ luôn tay luôn chân trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Mẹo làm khô hơi nước đọng trên kính ô tô
Những vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô và cách khắc phục
Cảnh báo các mẹo vệ sinh xe trên mạng có thể làm hỏng ô tô của bạn
Theo các chuyên gia, có một số 'thủ thuật' làm sạch ô tô lan truyền trên mạng xã hội nên tránh.
Nên ghi nhớ những cộc mốc bảo dưỡng theo số ODO dưới đây để xe luôn bền
Có thể bạn quan tâm
-
Mẹo đơn giản kiểm tra ống dẫn ô tô giúp tránh phát sinh chi phí sửa chữa về sauCác kỹ thuật viên ô tô với hơn 50 năm kinh nghiệm đã chia sẻ những mẹo quý giá để kiểm tra các ống dẫn ô tô một cách đơn giản, nhằm phát hiện sớm các vấn đề và ngăn ngừa hư hỏng nghiêm trọng.
-
Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?Ô tô điện cần kiểm tra đường điện cao áp, vỏ hộp pin và một số hệ thống khác để đảm bảo an toàn, tránh các hư hỏng phát sinh.
-
Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránhViệc bơm lốp xe quá căng có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng. Đầu tiên, lốp xe quá căng có thể dễ dàng bị nổ, tạo ra tình huống nguy hiểm trên đường. Thứ hai, áp suất lốp cao sẽ làm giảm lực kéo của xe, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và phản ứng của xe trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, nguy cơ trượt nước cũng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đường ướt, khiến cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lái.
-
Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ýMazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.
-
Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?Sau khi điều khiển xe qua khu vực ngập nước sâu, chủ xe nên kiểm tra chất lượng dầu để xác định liệu có cần thay mới hay không. Việc này giúp đảm bảo tránh lãng phí không cần thiết và duy trì hiệu suất động cơ tối ưu.