Ô tô bị ngập bùn đất có nguy hiểm như ngập nước hay không?
Thứ Ba, 08/08/2023 - 12:03 - Chưa có
Ngày 4/8 vừa qua, sau trận mưa to kèm theo sạt lở, hàng chục chiếc xe ô tô đắt tiền đỗ tại một đoạn đường dốc ở xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã bị ngập trong bùn đất. Đa số bị đất ngập nửa bánh xe, cá biệt có một số chiếc còn bị vùi đến nắp capo.
Hàng chục chiếc ô tô bị ngập trong bùn đất tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào chiều 4/8. (Ảnh: Q. Phong)
Nếu như xe bị ngâm nước do mưa ngập, triều cường dâng cao,... đã khá "quen" với nhiều người sở hữu ô tô thì việc "xế cưng" bị vùi lấp do sạt lở lại khá hy hữu. Nhiều người đặt câu hỏi, việc xe bị ngập trong bùn đất như trường hợp tại Sóc Sơn, Hà Nội gần đây nguy hại thế nào với ô tô?
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, kỹ sư ô tô Dương Trung Kiên - Giám đốc Công ty TNHH Kiên Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, so với ngập nước thì việc ô tô bị tác động bởi bùn, đất đá thường không quá nguy hại cho động cơ nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đến nhiều chi tiết hơn và đặc biệt là gây ra chi phí rất tốn kém cho chủ xe.
"Thông thường bùn, đất, đá trôi theo dòng nước, do vậy khi ngập trong bùn đất thì đa số xe cũng đã ít nhiều bị ngập nước rồi. Có điều vào thời điểm đó, nếu xe nằm một chỗ không nổ máy di chuyển thì sẽ loại trừ được trường hợp bị thuỷ kích. Tuy nhiên mức độ thiệt hại cho tổng thể chiếc xe vẫn rất lớn bởi hầu như bộ phận nào cũng ảnh hưởng", anh Kiên nhận định.
Theo vị chuyên gia này, khi xe bị nước lũ kèm theo nhiều phù sa, đất đá tác động, tuỳ vào mức độ ngập nhưng đầu tiên là chủ xe sẽ phải tốn nhiều công sức, tiền của để có thể di dời xe ra một vị trí khác hoặc đưa đi cứu hộ. Còn với trường hợp bị ngập nước thông thường, chỉ đợi nước rút là xong.
Khi bị ngập bùn đất, phải mất rất nhiều công sức, tiền của để đưa chiếc xe ra vị trí khác. (Ảnh: Q. Phong)
Đất đá, bùn nhão, cành cây gãy kết hợp với nước có thể khiến chiếc xe bị móp méo thân vỏ, đèn, gương kính,... Tiếp đến là gây bị hư hỏng hệ thống điện và các bộ phận phức tạp khác như hệ thống khung gầm, giảm xóc, hệ thống lái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nội thất xe.
"Việc khắc phục đất bùn cũng vất vả và mất nhiều công sức hơn so với chỉ bị nước vào xe. Có những chiếc xe đến gara của chúng tôi dù không bị hư hại nặng đến động cơ nhưng xử lý, vệ sinh toàn bộ cũng hết đến hơn 40 triệu đồng", kỹ sư Kiên chia sẻ.
Tuy vậy, vị chuyên gia này cũng cho rằng, khác với xe bị ngập nước, nguy hại đến xe nặng hay nhẹ còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ ngập trong bùn đất, thậm chí còn do hướng xe đỗ.
Nếu bùn đất đá chỉ lấp ngang bánh xe và chưa vào động cơ thì sẽ "dễ chịu" hơn so với việc bùn đất ngập đến thân xe. Với một số xe bị nhẹ, sau khi vệ sinh và kiểm tra khoang động cơ, vệ sinh khoang máy, điều hoà, lọc gió và vệ sinh qua nội thất là đã có thể hoạt động trở lại như bình thường.
Ngoài ra, hướng xe đỗ so với hướng chảy của nước kèm theo bùn đất cũng rất quan trọng. Với xe bị bùn đất "đánh" từ phía đầu xe sẽ có nguy cơ hỏng hóc lớn hơn nhiều so với xe đỗ theo chiều ngược lại.
Xe bị ngập trong bùn đất còn tốn kém chi phí để vệ sinh, khắc phục hơn so với ngập trong nước đơn thuần. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Việc xe ô tô bị ngập trong bùn đất là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nếu không may "xế cưng" của chúng ta ở trong tình cảnh éo le này, cần ghi nhớ một số lời khuyên của chuyên gia như sau:
Ngay khi phát hiện xe đang bị ngập trong nước lũ kèm đất đá, tuyệt đối không cố khởi động xe bởi sẽ gây ra nguy cơ bị thuỷ kích, chi phí khắc phục rất lớn. Trên thực tế, khi xe đã bị vây xung quanh bởi bùn đất thì việc di chuyển là không thể.
Thay vào đó, nếu có thể, hãy sử dụng những vật dụng như cuốc, xẻng khơi thông dòng chảy để nước, đất đá không xối trực tiếp vào xe, qua đó giảm phần nào thiệt hại.
Sau khi nước rút, cần đánh giá mức độ thiệt hại và đưa đến gara uy tín để kiểm tra, vệ sinh. Ngoài phần nội ngoại thất và các hệ thống điện, những bộ phận cơ khí của xe có chức năng dao động theo biên độ như hệ thống treo, rô-tuyn, hệ thống lái, hệ thống phanh cũng cần chú ý đặc biệt.
Các chi tiết cơ khí như hệ thống treo, rô-tuyn, hệ thống lái, hệ thống phanh cũng cần vệ sinh và chăm sóc đặc biệt sau khi xe bị ngập trong bùn đất.
Khác với ngập nước, những bộ phận này sẽ vô cùng ảnh hưởng, bởi khi bị đất đá "bủa vây" sẽ chà xát, mài mòn và làm tổn thương bề mặt khiến các chi tiết này bị bào mòn, rỉ sét, lâu ngày gây hiện tượng kẹt cứng nếu không được vệ sinh đúng chuẩn.
Cuối cùng, kỹ sư Dương Trung Kiên đưa ra lời khuyên cho các chủ xe là "phòng bệnh hơn chữa bệnh", khi trời mưa lớn không nên di chuyển hay dừng đỗ xe ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét. Nếu buộc phải ở những nơi như vậy, hãy chọn một nơi cao ráo và nên đỗ xe theo chiều hướng xuống dưới, xuôi theo chiều nước chảy để giảm thiểu tối đa rủi ro nếu có.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Những điểm không nên chọn khi mua xe ô tô
Sạc xe điện ngoài trời mưa có an toàn không?
Bí mật đằng sau lớp sơn ô tô bền màu: Những mẹo bảo dưỡng ít người biết
Tại sao bạn cần vệ sinh nội thất ô tô định kỳ
Mẹo đánh bay vết rỉ sét trên ô tô bằng CocaCola
Fizzy drink - đồ uống có ga như Coca Cola trong tủ lạnh của mọi gia đình chính là thứ có thể đánh bay các loại rỉ sét trên ô tô trong vòng vài giây.
Có thể bạn quan tâm
-
Làm đẹp la-zăng ô tô: Khi nào nên phay và khi nào "tuyệt đối không"?Phay la-zăng (hay còn gọi là phay mâm xe) là một kỹ thuật gia công cơ khí được thực hiện bằng máy phay chuyên dụng nhằm xử lý bề mặt mâm xe ô tô. Quá trình này giúp loại bỏ các vết trầy xước, lớp oxy hóa nhẹ hoặc một lớp kim loại mỏng trên bề mặt, từ đó khôi phục hoặc nâng cao độ sáng bóng và giá trị thẩm mỹ cho bộ la-zăng. Đây là giải pháp được nhiều chủ xe lựa chọn để làm mới diện mạo xe mà không cần thay thế toàn bộ mâm.
-
8 thói quen lái xe tưởng vô hại nhưng đang âm thầm phá hủy chiếc xe của bạn mỗi ngàyLái xe là một kỹ năng mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi, nhưng để điều khiển xe một cách đúng chuẩn, vừa an toàn vừa bảo vệ tối đa cho “người bạn đồng hành” trên mọi hành trình thì không phải ai cũng làm được.
-
Sạc điện thoại trên ô tô đúng cách: Những điều ai cũng nên biếtSạc điện thoại khi đang di chuyển trên ô tô là một giải pháp thiết thực, giúp người lái và hành khách duy trì kết nối liên lạc trong suốt hành trình. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, việc sạc điện thoại trên xe có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến thiết bị điện tử và thậm chí đe dọa đến an toàn của người ngồi trong xe.
-
Những kinh nghiệm "vàng" làm mát ô tô khi hệ thống điều hòa gặp sự cố bất ngờTrong trường hợp điều hòa ô tô bị hỏng và không thể hoạt động, tài xế có thể áp dụng các phương pháp làm mát xe đơn giản như hạ cửa kính hoặc tận dụng cửa sổ trời để tạo luồng không khí lưu thông, giúp không gian bên trong xe thoáng mát hơn.
-
Rửa khoang máy khi động cơ còn nóng: Lợi bất cập hại?Vào những ngày thời tiết nắng nóng, khoang động cơ ô tô thường đạt nhiệt độ rất cao và cần nhiều thời gian để nguội hoàn toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, việc tiến hành rửa khoang máy khi động cơ vẫn còn nóng là điều tuyệt đối không nên thực hiện, bởi có thể gây hư hại đến các chi tiết cơ khí và hệ thống điện trong khoang máy.