Những phụ kiện lắp thêm trên ô tô dễ khiến chủ xe hối hận
Thứ Năm, 26/10/2023 - 12:45 - hoangvv
Với người mới mua ô tô, việc quá sa đà vào mua phụ kiện lắp thêm mà không biết tác dụng hay hậu quả dễ khiến sau một thời gian sẽ cảm thấy hối hận vì các hư hỏng gặp phải.
Những phụ kiện lắp thêm trên ô tô có thể mang lại nhiều tiện ích và tăng thêm sự thoải mái cho người lái và hành khách. Tuy nhiên, không phải tất cả các phụ kiện này đều tốt cho sức khỏe và hiệu suất của chiếc xe.
Một số phụ kiện ô tô không chính hãng hoặc không được lắp đặt chính xác có thể gây hỏng hóc cho xe hoặc gây nguy hiểm cho người ở trên xe.
Dưới đây là một số phụ kiện có thể gây hỏng hóc cho xe nếu không được lựa chọn và lắp đặt đúng cách:
1. Nẹp viền cửa, cốp bằng gioăng cao su
Phong trào dùng gioăng cao su viền chữ U bán sẵn trên mạng, mua về gắn vào mép cánh cửa xe, cửa cốp, mép ca-pô hình thành từ cách đây 5, 6 năm và được rất đông chủ xe làm theo. Lời "có cánh" của những người bán về tác dụng tuyệt vời của loại gioăng này kiểu như bảo vệ mép cửa không bị trầy xước, va đập, bảo vệ sơn zin, trong khi chi phí rất rẻ chỉ 5-10 ngàn đồng/mét khiến các chủ xe tin tưởng.
Anh Huy (Ba Đình, Hà Nội) là một trong những người sớm nhận ra sai lầm khi nẹp cao su vào mép cửa. Anh kể: "Hồi mới mua chiếc Hyundai Grand i10 sau nhiều năm tích cóp, tôi quý xe lắm, lau chùi rửa suốt. Thấy người ta bảo bọc cao su sẽ bền sơn hơn, tôi mua và làm theo. Nhưng sau 1 năm, vô tình thấy vệt gỉ vàng chảy ra ở mép cửa, tôi mở ra xem thì tá hoả thấy dưới lớp bọc cao su là loang lổ sở bị nổ, ố và gỉ vàng. Sau phải tốn tiền đi sơn lại".
Nẹp cao su chữ U gây gỉ cho mép cốp xe ô tô.
Theo các chuyên gia, với không khí nóng ẩm và có thời gian mưa nhiều, khí hậu Việt Nam không hề thích hợp cho việc bọc cao su lên bề mặt sơn, nhất là khu vực có kim loại, bởi dễ gây hiện tượng nổ sơn, dẫn đến oxi hoá kim loại.
2. Ốp crôm bóng bên ngoài
Tương tự nẹp gioăng cao su, nhiều người dùng ô tô có sở thích lắp thêm các phụ kiện mạ crôm sáng bóng bên ngoài xe, điển hình như các vị trí tay nắm cửa, hõm cửa, viền cửa sổ, bệ bước chân, mép đèn pha, mép đèn đuôi,...
Ban đầu khi mới lắp, về cảm quan thì chiếc xe trông sáng sủa và...an toàn cho các chi tiết không bị xước, vỡ trong quá trình sử dụng. Nhưng theo thời gian, bụi bẩn bám bên trong, các khe hẹp không thể lau chùi dẫn đến lớp bẩn ngày một dày thêm.
Một miếng ốp crôm bảo vệ phần hõm tay nắm cửa Mazda 6, nhưng kết quả sau một thời gian thì gây thất vọng.
Nhiều phần ốp sử dụng băng dính, khi tháo để lại những vết nham nhở, thậm chí còn làm tróc sơn, hoặc bề mặt ốp sắc nhọn, không được xử lý tinh dễ gây nguy hiểm cho người dùng, nhất là trẻ em.
3. Độ mâm xe
Việc lắp độ mâm xe dễ khiến người chủ cảm thấy hài lòng, thích thú khi đã quá nhàm chán phong cách cũ. Tuy nhiên, việc độ mâm bánh xe khác biệt với thông số kỹ thuật cho phép có thể làm thay đổi đường kính và trọng lượng của bánh xe, gây ra sự mất cân bằng và ảnh hưởng đến hệ thống treo và lái của xe.
Một chiếc Toyota Fortunner bị lật ngửa ở Ấn Độ và phần mâm bánh xe vỡ vụn khá thảm hại, được cho là nguyên nhân bởi mâm kém chất lượng.
Bên cạnh đó, nếu việc lắp đặt không chính xác, nó có thể gây ra rung lắc và hỏng hóc các bộ phận quan trọng khác trong hệ truyền động.
4. Độ pô xe
Việc lắp độ pô (ống xả) xe có thể làm thay đổi âm thanh và hiệu suất của hệ thống xả, mang lại cảm giá thể thao hoặc chỉ đơn giản là tăng thẩm mỹ (pô đơn thành pô kép hoặc pô vắt sang hai bên).
Một ô tô độ ống xả để có âm thanh thể thao hơn. Ảnh minh hoạ.
Tuy nhiên, nếu không lựa chọn pô chất lượng hoặc lắp đặt không chính xác, nó có thể gây ra tiếng ồn quá lớn, giảm công suất động cơ và hỏng hóc hệ thống xả.
5. Bọc vô-lăng
Bọc vô lăng (hay còn gọi là ốp vô lăng) là một loại phụ kiện ô tô khá phổ biến mà nhiều chủ xe ở Việt Nam được rằng sẽ tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ bề mặt vô-lăng zin và tạo cảm giác cầm lái tốt hơn. Thế nhưng, nếu sử dụng không đúng cách, bọc vô lăng có thể phản tác dụng.
Đã có nhiều chủ xe "ôm hận" vì sau nhiều năm sử dụng, chiếc bọc khiến bên trong vô lăng bị “mốc xanh mốc đỏ”, bề mặt phần tay cầm xuống cấp khó phục hồi nguyên bản.
Nguyên nhân là tấm bọc vô-lăng lâu ngày không vệ sinh đã trở thành nơi lưu trữ bụi bẩn, mồ hôi, nước lau chùi, khi kết hợp với không khí nóng ẩm trong xe sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc phát sinh bên trong và từ đó làm biến dạng lớp bề mặt vô-lăng.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Một số mẹo nhỏ để làm mát khoang lái cấp tốc khi xe đỗ ngoài nắng
Khi mùa hè đến những hạng mục xe cần được bảo dưỡng
Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
Những cách chống ồn cho ô tô bình dân
Tiếng ồn là một trong những tác nhân khiến người dùng ô tô cảm thấy khó chịu, vậy, có những cách nào để chống ồn cho ô tô bình dân?
Cách khắc phục vết rách trên ghế ô tô
Có thể bạn quan tâm
-
Nước trong bình xăng ô tô nguy hiểm thầm lặng và cách xử lý an toànSự xuất hiện của nước trong bình xăng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu suất và rút ngắn tuổi thọ của động cơ ô tô.
-
Dấu hiệu lốp xe cần thay ngay: Bí quyết bảo vệ an toàn khi lái xeChủ xe nên thường xuyên kiểm tra lốp để kịp thời phát hiện và thay thế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
-
Xe vượt 100.000km: Kiểm tra ngay 5 chi tiết này để tránh “tiền mất tật mang”Một chiếc xe đã chạm mốc 100.000km là minh chứng rõ ràng cho độ bền và khả năng vận hành ổn định theo thời gian. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể chủ quan trong công tác bảo dưỡng – ngược lại, đây chính là thời điểm cần chú trọng hơn bao giờ hết để duy trì hiệu suất và ngăn ngừa các hỏng hóc tiềm ẩn.
-
5 cách tẩy keo dán phim cách nhiệt kính ô tô nhanh chóng tại nhàPhương pháp đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà để loại bỏ lớp keo còn sót lại trên kính ô tô sau khi bóc phim cách nhiệt là sử dụng giấm ăn.
-
Bóc Decal ô tô đúng cách: Những mẹo hay bạn nên biếtViệc gỡ bỏ decal ô tô tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu thao tác sai kỹ thuật, lớp sơn có thể bị trầy xước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ tổng thể của xe và làm giảm giá trị sử dụng.