Mitsubishi Xpander áp đảo phân khúc MPV cỡ nhỏ với gần 50% thị phần
Thứ Sáu, 23/05/2025 - 09:46 - tienkm
Trong bối cảnh phân khúc MPV phổ thông dưới 800 triệu đồng chứng kiến những biến động mạnh về giá bán nhằm cạnh tranh thị phần, Mitsubishi Xforce đang chịu áp lực khi vị thế dẫn đầu bị lung lay do các đối thủ điều chỉnh giá sâu tại đại lý. Tuy nhiên, Mitsubishi Xpander vẫn duy trì vai trò là trụ cột doanh số ổn định cho thương hiệu Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Tháng 4 vừa qua, Xpander đạt doanh số gần 1.000 xe, tiếp tục là mẫu MPV được ưa chuộng nhất trong phân khúc nhờ mức giá hợp lý, cấu hình đa dụng và phù hợp với đại đa số người dùng phổ thông. Dù vẫn giữ vị thế dẫn đầu, nhưng doanh số tháng 4 của Xpander đã sụt giảm 62% so với tháng 3, phản ánh rõ sự chững lại của toàn thị trường trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng suy giảm.
Tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, Mitsubishi Xpander đã bán ra hơn 5.300 xe, chiếm khoảng 45% thị phần MPV phổ thông – một con số cho thấy sự vượt trội so với phần còn lại của phân khúc. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số của mẫu xe này tăng 12%, trong khi thị phần tăng thêm 5%. Việc Suzuki Ertiga dừng phân phối càng củng cố thêm vị thế số một của Xpander, giúp mẫu xe này không chỉ giữ vững ngôi vương mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng trong phân khúc nhờ sự ổn định, bền bỉ và chiến lược sản phẩm hiệu quả từ Mitsubishi.
Phiên bản Xpander Cross lăn bánh tại Hà Nội.
Sau Mitsubishi Xpander, Toyota Veloz hiện là đối thủ bám đuổi gần nhất trong phân khúc MPV phổ thông. Tuy nhiên, nếu tính gộp cả Toyota Avanza – mẫu xe chia sẻ nền tảng khung gầm nhưng có mức trang bị và công nghệ đơn giản hơn tổng doanh số của bộ đôi MPV Toyota chỉ đạt 2.119 xe sau 4 tháng đầu năm 2025. Khoảng cách với ngôi đầu Xpander lên tới hơn 3.200 xe, cho thấy thách thức lớn mà Toyota phải đối mặt trong cuộc đua giành thị phần ở phân khúc này.
Trên thực tế, Avanza và Veloz dù được lắp ráp trong nước đã không còn là nhóm sản phẩm chiến lược trong dải MPV của Toyota. Thay vào đó, hãng xe Nhật tập trung nguồn lực cho Innova Cross nhập khẩu từ Indonesia. Khi cộng cả bản Innova thế hệ cũ với hộp số sàn, tổng doanh số của hai dòng Innova đạt 2.233 xe, vượt qua bộ đôi MPV cỡ nhỏ về mức tiêu thụ, phản ánh rõ định hướng dịch chuyển chiến lược sản phẩm của Toyota.
Điểm tích cực là doanh số sụt giảm ở mẫu này thường được bù lại bằng mức tăng ở mẫu khác, cho thấy sức mạnh đến từ danh mục sản phẩm đa dạng yếu tố then chốt giúp Toyota tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam ở mảng xe động cơ đốt trong và hybrid.
Trong khi đó, Honda BR-V đang là nhân tố tạo bất ngờ lớn nhất ở phân khúc MPV phổ thông. Với 1.447 xe bán ra trong 4 tháng đầu năm gấp ba lần cùng kỳ 2024 BR-V vươn lên nhóm ba mẫu MPV bán chạy nhất phân khúc. Kết quả này phần lớn đến từ các chương trình kích cầu mạnh tay của Honda, đặc biệt là các đợt ưu đãi giảm giá được triển khai liên tục từ đầu năm.
Ở phía Hàn Quốc, bộ đôi MPV Hyundai Stargazer và Kia Carens vẫn đang cạnh tranh sát nút, với doanh số lần lượt quanh mức 1.100 xe. Trong đó, Stargazer – mẫu xe được TC Motor kỳ vọng sẽ mở rộng ảnh hưởng trong phân khúc MPV đang “nóng” nhất thị trường – vẫn chưa đạt kỳ vọng. Dù có mức giá khởi điểm hấp dẫn hàng đầu, Stargazer gặp rào cản ở thiết kế chưa đủ nổi bật và ít phù hợp với gu thẩm mỹ số đông khách Việt.
Về phía Suzuki, việc dừng phân phối Ertiga khiến toàn bộ gánh nặng doanh số đổ dồn lên XL7. Tuy nhiên, kết quả lại không khả quan: chỉ 769 xe XL7 được bán ra trong 4 tháng qua, giảm tới 56% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán từng là lợi thế cạnh tranh quan trọng của XL7, nhưng giờ đây nhường lại cho Stargazer. Dù là mẫu MPV hiếm hoi trong phân khúc sử dụng động cơ mild-hybrid, khả năng tiết kiệm nhiên liệu của XL7 chưa tạo ra sự khác biệt rõ ràng so với các đối thủ thuần xăng.
Đặc điểm vốn là thế mạnh của Suzuki như độ bền và tính thực dụng hiện cũng xuất hiện đầy đủ trên các mẫu xe cạnh tranh như Mitsubishi Xpander và Honda BR-V. Điều này khiến XL7 gặp khó trong việc tạo ra lợi thế riêng biệt, và đến thời điểm hiện tại, sức cạnh tranh của mẫu MPV này vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Zeekr sắp vào Việt Nam: Hãng xe điện Trung Quốc sẽ mang đến những bất ngờ gì?
Lexus RZ 2026 – SUV điện tiên phong với công nghệ chuyển số giả lập
Nissan X-Trail thế hệ mới lộ diện với hệ thống hybrid nâng cấp
Không chỉ "nhái" G-Class, SUV Trung Quốc này còn gây sốc với tầm vận hành hơn 1.000 km
Suzuki Ertiga Cruise Hybrid 2024 ra mắt, tăng dung lượng pin
Có thể bạn quan tâm
-
BYD Sealion 6 chính thức ra mắt tại Việt Nam: SUV plug-in hybrid giá từ 799 triệuMẫu SUV gầm cao sử dụng hệ truyền động plug-in hybrid, kết hợp giữa động cơ xăng và hai mô-tơ điện, mang đến khả năng vận hành linh hoạt cùng mức tiêu hao nhiên liệu tối ưu. Xe được trang bị loạt tiện nghi cao cấp và công nghệ hiện đại, với giá bán cao nhất ở mức 899 triệu đồng.
-
Mercedes-Benz bị chỉ trích vì xe điện khó sạc: Chuyện gì đang xảy ra?Các biến thể chạy điện của Mercedes-Benz CLA không được trang bị bộ tăng áp, do đó hạn chế số lượng trạm sạc nhanh có thể sử dụng.
-
Sau 2 tháng mở bán, VinFast bàn giao 400 xe tại IndonesiaVinFast công bố đã bàn giao 400 ôtô điện VF 3 cho đại lý và khách hàng tại thị trường Indonesia chỉ sau 2 tháng mở bán.
-
SUV Geely Coolray Giá 538 Triệu Có Đủ Sức Hút Với Khách Việt?Với mức giá 538 triệu đồng, Geely Coolray nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khách Việt nhờ thiết kế hiện đại, động cơ tăng áp mạnh mẽ 177 mã lực và loạt công nghệ tiện ích.
-
Khách mua Ferrari trẻ hóa: 40% người mua dưới 40 tuổiTỷ lệ khách hàng sở hữu Ferrari dưới 40 tuổi đang gia tăng đáng kể, phản ánh xu hướng trẻ hóa trong tệp khách hàng của thương hiệu siêu xe Italy. Theo chia sẻ từ CEO Ferrari, một bộ phận khách hàng mới chỉ sẵn sàng mua Ferrari khi hãng ra mắt các mẫu xe thuần điện, cho thấy sự chuyển dịch trong thị hiếu và kỳ vọng đối với thương hiệu danh tiếng này.