Dừng đỗ xe ô tô 'tranh chỗ' của người đi bộ sang đường bị phạt như thế nào?

Thứ Sáu, 24/11/2023 - 16:38

Dù không cần biển cấm dừng đỗ nhưng vị trí vạch kẻ dành cho người đi bộ sang đường cũng là nơi 'bất khả xâm phạm' mà nếu lái xe đỗ ô tô ở đây có thể bị xử phạt nặng.

Tại các thành phố lớn, khu đô thị, vạch kẻ đường cho người đi bộ đã không còn xa lạ với người dân. Đây là nơi được thiết kế để người dân có thể nhìn thấy một cách dễ dàng, nhằm tạo khu vực ưu tiên giúp người đi bộ băng qua đường an toàn.

Tuy nhiên, nhiều người điều khiển phương tiện không hiểu là cố tình hay vô ý đã thản nhiên dừng đỗ xe một cách khá "khó coi" khi đè toàn bộ lên vạch dành cho người đi bộ, khiến người có nhu cầu sang đường buộc phải vòng tránh mất an toàn.

Nhiều phương tiện thản nhiên dừng đỗ chiếm trọn phần dành cho người đi bộ sang đường. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Dù có thể những đoạn đường trên không có biển cấm dừng đỗ xe, tuy nhiên theo Luật Giao thông đường bộ 2008, có 11 vị trí mặc định cấm dừng đỗ phương tiện, trong đó có phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

Cụ thể, khoản 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng, đỗ; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau; nơi dừng của xe buýt; trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trong phạm vi an toàn của đường sắt; che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Phần đường dành cho người đi bộ qua đường là một trong những vị trí mặc định cấm dừng đỗ xe. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Như vậy, dừng đỗ xe trên phần vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường là vi phạm quy định và có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Hành vi "dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường,..." bị phạt tiền từ 400-600 nghìn theo khoản 2, Điều 5 Nghị định 100. 

Ngoài ra, theo khoản 3, Điều 5 Nghị định 100, hành vi "đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;...", người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

Thậm chí, trong trường hợp dừng đỗ xe sai quy định gây ùn tắc giao thông, lái xe còn có thể bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng, đồng thời tước GPLX từ 1-3 tháng (theo khoản 4 và khoản 11, Điều 5 Nghị định 100).

Điều 19 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định về dừng đỗ xe trên đường phố. Theo đó, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.

- Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước,...

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Điều gì làm bạn mất tập trung khi lái xe?

Theo các chuyên gia, phần lớn các vụ tai nạn ô tô xảy ra thường do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, những vấn đề này hoàn toàn có thể tránh và ngăn chặn được nếu kịp thời tránh cũng như từ bỏ một số thói quen xấu.

Hãy bỏ ngay những thói quen này khi lái xe số tự động

Mặc dù xe số tự động mang lại sự dễ dàng và tiện lợi khi lái xe, nhưng những thói quen vô thức hoặc không đúng cách có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho xe, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.

Phụ nữ nên thi bằng B1 hay B2?

Phụ nữ cầm lái ô tô ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Vậy các chị em nên học bằng lái xe ô tô loại gì thì phù hợp và đâu là những bí quyết giúp chắc tay lái trên các cung đường?

Ford Escape bị điều tra về lỗi nghiêm trọng khiến cửa xe tự mở bất ngờ

Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) đang điều tra về những lỗi kỹ thuật nghiêm trọng trên mẫu Ford Escape khiến cửa xe bị mở bất ngờ.

Lý do nên "soi gầm" ô tô trước khi khởi hành?

Để đảm bảo an toàn, trước mỗi hành trình, tài xế cần quan sát một vòng quanh xe, gầm xe rồi mới lên xe nổ máy.

Có thể bạn quan tâm

  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi mưa lớn: Nên hay không?
    Bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi mưa lớn: Nên hay không?
    Đúng vậy, bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi lái xe dưới trời mưa lớn thường được coi là một hành động hữu ích để cảnh báo người đi đường khác về sự hiện diện của mình. Tuy nhiên, theo quy định giao thông trong một số quốc gia, đặc biệt là các nước có luật giao thông nghiêm ngặt, việc này có thể bị coi là vi phạm luật và bị xử lý phạt.
  • Đánh lái ra khỏi chỗ đỗ thế nào để không va quẹt?
    Đánh lái ra khỏi chỗ đỗ thế nào để không va quẹt?
    Khi mũi của xe bên cạnh ngang vai của tài xế thì khi đó đã có đủ không gian để tài xế đánh lái ra khỏi chỗ đỗ mà không va quẹt với những xe bên cạnh.
  • Tại sao các tài xế kỳ cựu thường lựa chọn quay đầu ra ngoài khi đỗ xe?
    Tại sao các tài xế kỳ cựu thường lựa chọn quay đầu ra ngoài khi đỗ xe?
    Trong thực tế, việc quay đầu xe ra ngoài có thể mang lại nhiều lợi ích hơn mà những tài mới có thể không nhận ra. Đầu tiên, nó tạo ra một phần cơ sở an toàn lớn hơn, giúp tài xế có thể quan sát kỹ hơn trước khi rời khỏi vị trí đỗ. Thứ hai, việc quay đầu ra ngoài thường dễ dàng hơn, vì nó giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm với các vật thể xung quanh và giúp tài xế có thể điều khiển xe một cách linh hoạt hơn.
  • Phanh tự động khẩn cấp (AEB) có thực sự hiệu quả khi xe đang chạy tốc độ cao không?
    Phanh tự động khẩn cấp (AEB) có thực sự hiệu quả khi xe đang chạy tốc độ cao không?
    Ngày nay, nhiều mẫu xe ô tô đã được trang bị công hệ hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS) và đa phần sẽ có hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB). Vậy cơ chế hoạt động của tính năng này có thật sự hữu dụng khi xe đang chạy tốc độ cao?
  • Khám phá công dụng thực tế của lẫy chuyển số trên vô lăng
    Khám phá công dụng thực tế của lẫy chuyển số trên vô lăng
    Lẫy chuyển số trên vô lăng đang trở thành trang bị ngày càng phổ biến, không chỉ dành cho các dòng xe cao cấp mà còn được tích hợp vào các dòng xe phổ thông.