Kính cửa sổ phía sau trên một số ô tô không thể hạ xuống hết vì sao?

Thứ Hai, 17/06/2024 - 15:12

Kính cửa sổ hai bên ô tô được thiết kế có thể điều chỉnh lên, xuống nhưng trên một số mẫu ô tô, kính cửa sổ phía sau lại không thể hạ xuống hết.

Không giống như kính chắn gió phía trước và sau xe được thiết kế cố định, kính cửa sổ hai bên ô tô cho phép người dùng có thể điều chỉnh lên, xuống linh hoạt để tạo sự thông thoáng cho khoang nội thất và tầm nhìn cho người lái cũng như hành khách.

Trường hợp này xuất hiện ở một số dòng xe sedan, hatchback… Đây không phải là điều bất thường hay lỗi của hệ thống cửa kính mà chủ yếu đến từ thiết kế của xe.

Phần kính trượt lên xuống phía sau (màu xanh lá) bị hạn chế kích thước do khi hạ xuống cần lọt lòng trong phần bên dưới cửa xe (màu xanh dương). Do đó trên một số loại xe không thể hạ hết kính sau xuống.

Nguyên nhân là trên một số dòng xe cỡ nhỏ thuộc các dòng xe hạng A, sedan hạng B, hạng C thậm chí cả SUV/Crossover cỡ A…trục cơ sở của xe ngắn, do đó hình dáng phần cửa sau không được rộng như cửa trước, thay vào đó bị vuốt cong để dành không gian cho vòm bánh xe sau.

Tìm hiểu thêm: Kính chỉnh điện ô tô: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, một số lỗi thường gặp

Trong khi đó, cửa kính sau thường có hình chữ nhật hoặc hình thang, do đó khi hạ kính sẽ vướng đường cong vòm bánh, không thể hạ xuống hết.

Đặc điểm này tùy thuộc vào từng mẫu xe cũng như thiết kế của từng hãng xe. Một số dòng xe trục cơ sở dài như sedan hạng D, các dòng sedan hạng sang hay SUV, Crossover kích thước lớn, MPV cỡ nhỏ, MPV cỡ trung…cửa sau rộng có thể điều chỉnh hạ hoàn toàn kính cửa sổ phía sau nhưng một số xe thì không.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Nên mua hay thuê ô tô? Những tiêu chí cần lưu ý.

Trang Autoblog phân tích những ưu, nhược điểm của việc mua và thuê ô tô - hai phương án phổ biến được người tiêu dùng Mỹ lựa chọn.

Có nên bỏ tiền triệu mang xe đi phay la-zăng?

Chiếc VinFast Lux A2.0 sau một thời gian sử dụng bị xước khá nhiều ở la-zăng. Liệu tôi có nên bỏ 4-5 triệu đi ra tiệm phay la-zăng cho mới?

Có nên mua xe điện làm xe dịch vụ?

Dưới đây là những lưu ý khi mua xe điện để sử dụng vào việc chạy xe dịch vụ.

Vì sao giá phụ tùng chính hãng luôn đắt hơn gara ngoài?

Khi đi sửa xe, người dùng luôn nhận thấy giá phụ tùng chính hãng đắt hơn so với giá ở ngoài gara, tại sao lại có sự chênh lệch này?

Vì sao không nên dừng xe trên cao tốc?

Việc dừng xe trên cao tốc, ngay cả khi dừng trên làn khẩn cấp đều phải đối diện mối nguy hiểm luôn rình rập từ các xe đang lưu thông với tốc độ rất cao.

Có thể bạn quan tâm