Cấu tạo và hoạt động của hệ thống nâng hạ kính ô tô
Thứ Sáu, 22/12/2023 - 13:33 - hoangvv
Hệ thống nâng hạ kính ô tô là một trong những hệ thống cơ bản mà người sử dụng xe cần cần phải nắm bắt. Chúng khá dễ để chúng ta có thể tìm hiểu cơ chế hoạt động và nguyên nhân gây lỗi. Hãy cùng Ô tô 365 tìm hiểu về hệ thống này ngay dưới đây nhé!
Hệ thống nâng hạ kính ô tô có những loại nào?
Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô là một trong những hệ thống quan trọng được tích hợp trên xe. Nó bao gồm các khối cơ khí được trang bị bên trong ô tô giúp điều chỉnh kính của xe ô tô. Hiện nay, bên cạnh khả năng nâng hạ kính, hệ thống điều chỉnh kính của xe ô tô được tích hợp thêm khả năng giữ cửa kính, chống va đập...
Về mặt cơ khí, hệ thống nâng hạ kính xe ô tô được phân thành 2 loại:
- Hệ thống sử dụng dây cáp để kéo bệ đỡ kính
- Hệ thống nâng hạ bệ đỡ kính hình “cái kéo”.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ kính
Với mọi người dùng xe hơi, nâng hạ kính xe ô tô là thiết bị quan trọng giúp đóng mở kính khi cần thiết. Ngoài ra nó còn thêm nhiều tính năng thú vị bảo vệ cho xe. Nó trở thành thiết bị tiện ích cần có trên mọi chiếc xe ô tô hiện nay. Nếu trước đây, những chiếc xe đầu tiên, người sử dụng phải điều khiển lên xuống bằng tay, thì giờ đây nó đã có thể điều khiển lên xuống bằng điện.
Hệ thống nâng kính dạng kéo
Nguyên lý hoạt động của nó giống như một cái kéo. Hệ thống này không sử dụng dây cáp mà nó dựa trên một bánh răng được truyền động bởi motor điện.
Hệ thống dùng dây cáp
Có hai loại cáp chính được sử dụng trong hệ thống dùng dây cáp gồm:
Hệ thống cáp Bowden kép: Cáp Bowden là loại cáp mà ta thường dùng để làm dây phanh trên xe đạp hay xe gắn máy. Hệ thống bowden kép sử dụng 3 dây kép và 2 bệ đỡ trên 2 thanh ray, giúp chịu trọng lượng kính nặng hơn.
Hệ thống điều khiển: Hầu hết các dòng xe ô tô ngày này đều được tích hợp tính năng tự động nâng hạ kính vị trí người lái vì lý do an toàn (có in dòng chữ Auto trên nút bấm). Hệ thống này giúp người lái nâng hạ kính chỉ bằng một nút nhấn mà không cần phải giữ cho tới khi kính nâng lên/hạ xuống xong.
Trong trường hợp này, các bạn cần phải chọn động cơ điện có chức năng 1 chạm đi kèm. Tính năng này đôi khi cũng được sử dụng với tính năng khoá cửa điện tử bằng cách lấy chìa khoá cắm vào ổ khoá trên cửa tài xế. Đối với một vài loại ô tô hiện đại, cửa kính hoàn toàn có thể đóng/mở từ xa nhờ chìa khoá cơ.
Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng và hạ kính ô tô
Khóa cửa: Có 2 tín hiệu đến và 2 tín hiệu đi. Tín hiệu đến sẽ được gửi về ECU khóa cửa khi mở công tắc khóa cửa trên giàn công tắc điều khiển ngay cửa bên tài xế. Khi có tín hiệu đến, ECU sẽ gửi tín hiệu đi để bộ chấp hành khóa cửa làm việc.
Nâng hạ kính: Nút Auto dùng để điều khiển kính tài xế, 3 công tắc nâng hạ kính lái để tài xế điều khiển, công tắc hạ kính phụ do hành khách điều khiển. Bên cạnh đó, chỉ có một công tắc "Lock" dùng ngăn chặn không cho phép các công tắc nâng hạ kính phụ hoạt động.
Một số lỗi thường gặp ở hệ thống nâng, hạ kính xe ô tô
- Motor hỏng: Không xuất hiện âm thanh và không có chuyển động khi nhấn nút lên/xuống kính.
- Một số bánh răng bị mòn hoặc gãy dưới sức nặng của cửa kính. Việc liên tục điều khiển kính lên/xuống cũng khiến tình trạng các bánh răng nhanh xuống cấp.
- Một số những dây cáp của hệ thống bị kẹt trong trục xoắn hoặc bị đứt. Trong trường hợp này thường phát ra những tiếng động nhỏ khi nhấn nút lên/xuống cửa kính. Motor quay nhưng lại bị kẹt ở dây cáp khiến cửa kính không thể lên hoặc xuống hẳn.
Về phương diện cơ khí mà nói chúng ta có thể phân làm 2 trường hợp: một là motor hỏng hoặc hệ thống nâng/hạ hỏng. Ở trường hợp thứ 2, bạn có thể tự sửa hệ thống cơ khí không cần phải mua và thay thế hoàn toàn hệ thống cơ khí mới (mô tơ thì không cần thay thế mà vẫn làm việc bình thường).
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Thiết bị định vị ô tô là gì? Nên lắp định vị xe ô tô ở vị trí nào tốt nhất?
Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Lexus
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB là gì
Kiểu dáng xe SUV Coupe là gì?
Lịch sử hình thành và các đời xe Mercedes-Benz G-Class
Có thể bạn quan tâm
-
Adaptive Cruise Control: Hỗ trợ lái xe hay tiềm ẩn nguy cơ tai nạn?Một nghiên cứu đánh giá cho thấy tính năng kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control) không đạt hiệu quả cao trong việc giảm thiểu tai nạn, thậm chí còn là yếu tố góp phần gây ra nhiều va chạm trong quá trình vận hành.
-
Những nút chức năng trên ô tô mà người mới lái cần biếtTrên mỗi chiếc ô tô hiện đại đều được trang bị hàng loạt nút bấm chức năng nhằm hỗ trợ tối đa cho người lái. Tuy nhiên, với những bác tài mới làm quen xe, việc hiểu rõ và sử dụng hiệu quả các nút chức năng này có thể còn khá bỡ ngỡ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng từng nút bấm, giúp các bác tận dụng tối đa tiện ích mà xe mang lại.
-
Vì sao nhiều người vẫn chọn ô tô số sàn? Lý do bất ngờ!Giá thành hợp lý, độ tin cậy vượt trội, chi phí bảo dưỡng thấp cùng khả năng mang lại cảm giác lái chân thực là những yếu tố quan trọng khiến nhiều người vẫn ưu tiên lựa chọn ô tô số sàn.
-
Điều hòa ô tô không mát, nguyên nhân phổ biến và cách xử lý hiệu quảCó nhiều nguyên nhân khiến hệ thống điều hòa ô tô hoạt động kém hiệu quả hoặc không làm mát. Trong trường hợp này, các bộ phận quan trọng cần kiểm tra bao gồm lọc gió điều hòa, mức gas lạnh, dàn nóng, dàn lạnh và lốc điều hòa, bởi bất kỳ sự cố nào ở các thành phần này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mát của hệ thống.
-
4 nguyên nhân khiến động cơ quá nhiệt mà đồng hồ không hiển thị chính xácĐộng cơ rơi vào tình trạng quá nhiệt nhưng đồng hồ đo nhiệt độ không hiển thị cảnh báo là một sự cố nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng nặng cho các bộ phận quan trọng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến thổi gioăng mặt máy, cong vênh xi-lanh hoặc thậm chí làm hỏng hoàn toàn động cơ.