Đồng hồ nhiệt độ trên táp lô: liệu có báo trước xe bạn sắp cháy?
Thứ Ba, 02/07/2024 - 16:40 - tienkm
Liên tiếp những vụ cháy xe ô tô gần đây đã khiến nhiều người không khỏi hoang mang và đặt ra câu hỏi, liệu ngay trước khi xe cháy có cách nào để phát hiện? Kim báo nhiệt độ động cơ trên cụm đồng hồ táp lô có thể "đánh động" việc chiếc xe sắp bị cháy hay không?
Kim báo nhiệt độ động cơ có thể cảnh báo sớm được chiếc xe sắp bị cháy hay không?
Kỹ sư ô tô Lê Tiến Hiếu, cố vấn dịch vụ của gara ô tô Bảo Tín (Hà Đông, Hà Nội), cho biết ô tô bỗng nhiên bị cháy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và từ nhiều vị trí khác nhau. Một trong những lý do khá hy hữu là do động cơ xe bị quá nhiệt, có thể gây cháy.
Theo kỹ sư Hiếu, trên hầu hết các dòng xe, nhiệt độ của động cơ được thể hiện qua đồng hồ nhiệt độ trên táp lô. Kim nhiệt độ này hoạt động dựa trên tín hiệu điện áp từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát gắn trên thân động cơ. Một số xe còn có thêm cảm biến ở van hằng nhiệt để so sánh nhiệt độ đầu ra của nước làm mát. Việc theo dõi và hiểu rõ về các chỉ số này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho xe và người lái.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát gắn trên thân động cơ
Kim báo nhiệt độ động cơ đo nhiệt độ của nước làm mát đang tuần hoàn tại một điểm trong động cơ. Do đó, nếu xe bị cháy do các nguyên nhân khác như chập điện, rò rỉ xăng dầu, hoặc vướng phải rơm rạ và bắt lửa ở gầm xe, thì đồng hồ đo nhiệt độ này không thể báo trước được. Thậm chí khi xe đang bắt đầu cháy, kim nhiệt vẫn có thể không thay đổi.
Kim nhiệt hiển thị trên táp lô hầu như không thể báo hiệu được chiếc xe đó sắp cháy hay không
Chia sẻ thêm về cơ chế hoạt động của kim báo nhiệt độ động cơ, nhiệt độ nước làm mát thường dao động từ khoảng 70-100 độ C tùy theo điều kiện vận hành của xe và được giữ khá ổn định. Nhưng khi động cơ bị quá nhiệt, dẫn đến sôi nước (nhiệt độ khoảng 110-120 độ C), đồng hồ báo nhiệt độ trên táp lô sẽ tăng cao bất thường (đến mức H hoặc vạch đỏ tùy theo hiển thị).
Khi kim nhiệt độ tăng cao, có thể xe đã gặp phải một số vấn đề như rò rỉ nước làm mát dẫn đến thiếu nước để giải nhiệt động cơ, quạt làm mát không hoạt động, bơm nước hỏng, van hằng nhiệt kẹt ở trạng thái đóng không tuần hoàn được nước, hoặc két nước bị tắc do bẩn. Việc phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề này là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho xe và người lái.
Xe ô tô bị quá nhiệt có thể dẫn đến những hệ luỵ rất khó lường, gây tốn kém khi khắc phục
Khi kim báo nhiệt độ động cơ đạt mức "max". Khi gặp tình huống này, việc đầu tiên cần làm là xuống xe và tiến hành kiểm tra sơ bộ. Hãy kiểm tra xem nước làm mát có bị rò rỉ không, có khói bốc lên từ khu vực động cơ không, quạt gió có còn hoạt động không, và dây curoa có bị tuột không, vì nhiều xe sử dụng dây curoa để vận hành bơm nước làm mát hoặc quạt gió.
Sau khi loại trừ các trường hợp hỏng hóc nghiêm trọng, hãy để xe nguội tự nhiên khoảng 20-30 phút trước khi mở nắp bình nước phụ để kiểm tra và bổ sung nước mát nếu cần. Sau đó, bạn có thể khởi động lại xe và tiếp tục di chuyển với vòng tua vừa phải, đồng thời liên tục kiểm tra kim nhiệt trong quá trình di chuyển.
"Khi kim nhiệt độ đã có hiện tượng tăng lên bất thường, tốt nhất là đưa xe đến các gara để kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân. Việc cố lái xe trong tình trạng này có thể gây ra những phiền hà và chi phí lớn về sau. Nhẹ thì có thể phải gọi cứu hộ, nặng thì có thể gây thổi gioăng mặt máy, phải đại tu động cơ rất tốn kém," kỹ sư Hiếu chia sẻ.
Tin cũ hơn
Nắng nóng kéo dài, khách xếp hàng chờ sửa điều hòa ô tô
Đa số gara ô tô tại Hà Nội đều trong trạng thái đông khách, cánh thợ luôn tay luôn chân trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Cách đơn giản phát hiện đèn xi nhan sắp hỏng
Những phụ kiện lắp thêm trên ô tô dễ khiến chủ xe hối hận
Với người mới mua ô tô, việc quá sa đà vào mua phụ kiện lắp thêm mà không biết tác dụng hay hậu quả dễ khiến sau một thời gian sẽ cảm thấy hối hận vì các hư hỏng gặp phải.
Các yếu tố làm giảm hiệu suất của hệ thống phanh ô tô
Phanh là bộ phận giúp kiểm soát ô tô, đảm bảo an toàn cho xe, trong quá trình vận hành những sai lầm có thể gây hại và làm giảm hiệu suất của hệ thống phanh xe.
Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô: Chọn dịch vụ chính hãng hay gara tư nhân?
Có thể bạn quan tâm
-
Có nên bọc trần bằng nylon cho xe gia đình?Bọc trần xe ô tô bằng nylon giúp trần sạch sẽ, không bị bám bụi bẩn nhưng phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm.
-
Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?Sau khi điều khiển xe qua khu vực ngập nước sâu, chủ xe nên kiểm tra chất lượng dầu để xác định liệu có cần thay mới hay không. Việc này giúp đảm bảo tránh lãng phí không cần thiết và duy trì hiệu suất động cơ tối ưu.
-
Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránhViệc bơm lốp xe quá căng có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng. Đầu tiên, lốp xe quá căng có thể dễ dàng bị nổ, tạo ra tình huống nguy hiểm trên đường. Thứ hai, áp suất lốp cao sẽ làm giảm lực kéo của xe, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và phản ứng của xe trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, nguy cơ trượt nước cũng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đường ướt, khiến cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lái.
-
Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?Hệ thống điện, bầu lọc gió, piston hay bugi là các bộ phận được kiểm tra đầu tiên nếu xe đã bị
-
Từ ngày 1/1/2025 xe điện bắt buộc phải có tem kiểm địnhKể từ ngày 1/1/2025, các phương tiện sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh và thân thiện với môi trường sẽ được phân biệt bằng tem kiểm định riêng, giúp dễ dàng nhận diện và khẳng định sự ưu tiên cho các phương tiện giao thông ít phát thải, góp phần bảo vệ môi trường.