Dây curoa là gì? Có mấy loại dây curoa?
Thứ Sáu, 15/12/2023 - 21:36 - hoangvv
Dây curoa được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp nhất là đối với ngành ô tô, xe máy và các ngành công nghiệp nặng khác. Trên thị trường có rất nhiều loại dây curoa khác nhau có thể kể đến như: Dây curoa thang (V-Belt), Dây curoa răng (Timing Belt), Dây curoa rãnh dọc/Dây curoa dẹt (Flat Belt),...
Dây curoa là gì? Có mấy loại dây curoa?
Danh mục bài viết
- Dây curoa là gì?
- Có mấy loại dây curoa trên thị trường?
- Dây curoa răng (Timing Belt)
- Dây curoa thang (V-Belt)
- Dây curoa dẹt, rãnh dọc (Flat Belt)
Dây curoa là gì?
Dây curoa hay còn gọi là dây courroie hoặc tiếng việt là dây đai truyền động. Dây curoa được sử dụng để truyền năng lượng cho bánh răng và các hệ thống máy móc thiết bị được hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nhất.
Dây curoa
Dây curoa thường có hình dạng tròn dài và khép kín, mặt trong của dây có các răng cưa tương ứng với bánh răng để tạo mối nối và độ ma sát với Puly giúp máy móc được hoạt động trơn tru hơn.
Dây curoa được nhiều người tin dùng nhờ vào độ giãn dài thấp, độ chắc chắn và chịu được ma sát lớn cùng như nhiệt độ cao và hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt.
Có mấy loại dây curoa trên thị trường?
Hiện tại, trên thị trường có 3 loại dây curoa được nhiều người mua và sử dụng là: dây curoa răng (Timing Belt), dây curoa thang (V-Belt), dây curoa dẹp (Flat Belt).
Dây curoa răng (Timing Belt)
Dây curoa răng là loại dây curoa được sử dụng phổ biến, loại dây curoa này sở hữu đặc điểm nhận biệt là các răng cưa ở mặt trong còn mặt ngoài trơn láng.
Dây curoa răng (Timing Belt)
Loại dây curoa răng được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào đặc điểm nhận dạng cũng như cấu tạo của dây, cụ thể như sau:
- Dây curoa răng vuông 1 mặt
- Dây curoa răng tròn 1 mặt
- Dây curoa răng vuông 2 mặt
- Dây curoa răng tròn 2 mặt.
Nhiều người dùng đánh giá loại dây curoa răng tròn hoạt động tốt hơn loại dây curoa răng vuông.
Dây curoa thang (V-Belt)
Dây curoa thang (V-Belt)
Dây curoa thang (v-belt) là loại dây curoa trơn láng có độ ma sát và độ bền cao. Loại dây curoa thang này cũng được chia làm nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
- Dây curoa thang kép
- Dây curoa thang hẹp
- Siêu dây curoa thang bền bỉ
Loại siêu dây curoa bền bỉ có độ bền và độ chịu tải tốt nhất trong các loại dây curoa thang.
Dây curoa dẹt, rãnh dọc (Flat Belt)
Dây curoa dẹt hay còn gọi là dây curoa rãnh dọc là loại dây curoa có hình dạng dẹp, một mặt trơn láng, mặt còn lại có các răng cưa dọc theo chiều dài của dây.
Dây curoa dẹt, rãnh dọc (Flat Belt)
Loại dây curoa này cũng được chia thành 3 loại khác nhau là: PJ, PK, PL,...
Bên trên là bài viết về dây curoa và các loại dây curoa trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.
Tin cũ hơn
Động cơ Turbo tăng áp kép là gì? Phân biệt Bi-Turbo và Twin Turbo?
So sánh động cơ 2 kỳ và 4 kỳ: Những đặc tính kỹ thuật
Cách sử dụng điều hòa ô tô hiệu quả trong thời tiết nồm ẩm
Thông số kỹ thuật VinFast VF3 2024
Đổ mồ hôi lưng khi lái xe: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Có thể bạn quan tâm
-
Chủ xe Toyota "thông thái": Nhận biết và ứng phó với lỗi RCTA, BSM như thế nào?Khi bảng đồng hồ xe Toyota hiển thị thông báo "RCTA không khả dụng" hoặc "BSM tắt", điều này đồng nghĩa với việc hệ thống Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA) và Giám sát điểm mù (BSM) đang gặp trục trặc.
-
Xe không nổ máy? tìm hiểu 10 lý do và cách khắc phục nhanh chóngKhông gì khó chịu hơn khi xe của bạn đột ngột không khởi động. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục nhanh chóng. Các nguyên nhân này được chia thành hai nhóm: động cơ không hoạt động hoặc hoạt động nhưng tắt ngay sau đó. Do ô tô là một hệ thống phức tạp, cùng một triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, việc xác định xe không nổ máy theo cách nào sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác hơn.
-
Xe điện bền hơn xe xăng, nhưng vẫn chung lỗi "nằm đường" nàyTheo dữ liệu từ ADAC, xe điện ghi nhận tỷ lệ hỏng hóc trung bình chỉ 4,2 trên 1.000 xe thấp gần một nửa so với mức 10,4 của xe động cơ đốt trong cùng độ tuổi, cho thấy ưu thế rõ rệt về độ tin cậy.
-
Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tôĐèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Thế nhưng đèn pha có thể gặp một số trục trặc khi chiếu lệch hướng, độ chụm đèn không đúng hay có tầm chiếu xa không đạt có thể gây khó khăn cho người lái hoặc làm chói mắt những xe ngược chiều gây mất tan toàn giao thông. Vậy điều chỉnh đèn pha thế nào cho hợp lý? Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.
-
Bảo dưỡng ô tô tại nhà: Những sai lầm chết người cần tránhViệc tự chăm sóc ô tô tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ xe. Tuy nhiên, nhiều người có thể vô tình mắc phải những thói quen bảo dưỡng sai lầm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và độ bền của phương tiện.