Loa ô tô là gì? Có nên độ loa ô tô không? Tiêu chí chọn mua loa ô tô tốt nhất

Thứ Bảy, 23/12/2023 - 23:17

Tiêu chí chọn mua loa ô tô gồm: kích thước cấu hình loa, chất lượng hoàn thiện, chất liệu loa,... Cùng anycar tham khảo ngay nhé!

Việc độ loa ô tô sẽ giúp cải thiện chất lượng âm thanh của xe đồng thời tăng giá trị cho chiếc xe. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại loa phù hợp để nâng cấp cho xe khá phức tạp và khiến nhiều người gặp khó khăn. Anycar xin gửi đến bạn một số tiêu chí chọn mua loa ô tô tốt nhất hiện nay. Cùng tham khảo nhé!

Tiêu chí chọn mua loa ô tô tốt nhất

Danh mục bài viết

  • Tìm hiểu về loa ô tô
    • Loa ô tô là gì?
    • Cấu tạo của loa ô tô
    • Phân loại loa ô tô
      • Loa trầm và siêu trầm (Loa sub)
      • Loa trung mid (Center)
      • Loa treble
  • Có nên độ loa ô tô không?
  • Tiêu chí chọn mua loa ô tô
    • Kích thước và cấu hình loa ô tô
    • Vật liệu loa
    • Chất lượng hoàn thiện và chất liệu loa
    • Vật liệu bao quanh
    • Dải tần loa
    • Chỉ số trở kháng và công suất loa
    • Công suất cực đại
    • Độ nhạy loa
    • Chọn amply
  • Các kiểu độ loa ô tô phổ biến
    • Độ loa sub
    • Độ loa sub và thêm loa treble
    • Độ loa mid
    • Độ amply
  • Một số thương hiệu loa ô tô phổ biến hiện nay
    • Bose
    • Mosconi
    • Micro-Precision
    • Gladen
    • Blam
    • Pioneer
    • Focal
    • JBL

Tìm hiểu về loa ô tô

Loa ô tô là gì?

Loa ô tô là một hệ thống bao gồm các thiết bị có khả năng phát âm thanh, được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên ô tô như: cánh cửa, phía trước bảng taplo, phía ghế sau,... Loa là đầu ra cuối cùng của hệ thống âm thanh và chúng đóng vai trò quyết định đến chất lượng âm thanh được phát ra có tốt hay không. Trong khi đó, nguồn phát âm thanh trên ô tô thường là: Đầu đĩa DVD (hiện nay đã không còn phổ biến, cổng USB/AUX, màn hình giải trí (Kết nối với điện thoại di động thông qua Bluetooth hoặc Wifi).

Trong hệ thống loa của một chiếc xe ô tô thường sẽ bao gồm nhiều loại loa khác nhau, mỗi loại loa sẽ giữ vai trò xử lý và phát ra âm thanh ở các dải tần số khác nhau. Trong đó, một hệ thống loa nguyên bản trên mỗi chiếc ô tô thường sẽ phát được 3 loại âm thanh là: âm bass, âm mid và âm treble.

Loa ô tô là một hệ thống bao gồm các thiết bị có khả năng phát âm thanh

Cấu tạo của loa ô tô

Một bộ loa cơ bản được trang bị trên một chiếc xe ô tô sẽ bao gồm nhiều thành phần. Trong đó, bao gồm những phần chính sau:

  • Củ loa (driver): Là một cuộn dây (vật liệu kim loại) được gắn với màn loa và đặt trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Củ loa giúp chuyển tín hiệu điện thành sóng âm và phát ra ngoài màng loa.
  • Thùng loa: Là bộ phận chứa củ loa, chất liệu và độ dày của thùng loa sẽ có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh phát ra.
  • Lỗ dội âm (Bass reflex): Là một bộ phận có nhiều lỗ thông hơi, có nhiệm vụ bảo vệ màng loa và cho phép âm thanh thoát ra, giúp tăng chất lượng âm thanh của hệ thống loa ở dải tần thấp.
  • Các phụ kiện khác: gồm các bộ phận được giấu trong các bộ phận ô tô như dây điện, giắc cắm, giá cố định loa… Có chức năng truyền dẫn các tín hiệu âm thanh. Các giắc nối này sẽ được giấu trong các bộ phận của ô tô để tăng tính thẩm mỹ.

Cấu tạo của loa ô tô

Phân loại loa ô tô

Loa trầm và siêu trầm (Loa sub)

Loa trầm (Woofer) và loa siêu trầm (Subwoofer) là loại loa có phần thùng loa có kích cỡ lớn để có thể tạo ra được âm bass căng và đầy. Loại loa này thường được lắp đặt ở phía dưới gầm ghế xe hoặc cốp xe.

Loa trầm và siêu trầm có khả năng phát âm thanh trầm (âm bass), tương tự như tiếng trống. Trong đó, loa trầm có thể phát âm thanh ở dải tần thấp còn loa siêu trầm phát được âm thanh ở dải tần siêu thấp.

Dựa theo công nghệ, nguyên lý hoạt động, các loại loa Sub ô tô có 2 loại:

  • Sub hơi: Không có bộ khuếch đại âm thanh mà phải lấy tín hiệu trực tiếp từ âm ly ô tô để phát.
  • Sub điện: Là loại loa có bộ khuếch đại âm thanh riêng cùng bộ cắt tần số, có khả năng loại bỏ các âm tần cao và giữ lại những âm trầm nằm trong dải bass.

Loa trầm và siêu trầm có khả năng tạo ra âm bass căngLoa trung mid (Center)

Loa trung Mid là loại loa phát ra âm thanh ở dải tần số trung (mid) vốn rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày như tiếng nói chuyện. Đây là loại loa ô tô cơ bản nhất và thường được bắt gặp nhiều trên các loại thiết bị điện tử như: Tivi, điện thoại, màn hình ô tô,...

Loa mid có kích thước vừa phải từ 3 - 5 inch và thường được lắp ở cánh cửa xe ô tô, phần ốp cửa xe cũng thường được tận dụng làm thùng loa để tiết kiệm không gian hơn.

Loa trung Mid là loại loa phát ra âm thanh ở dải tần số trungLoa treble

Loa Treble hay loa trép là loại có khả năng phát âm thanh ở dải tần số cao (tiếng chim hót), có kích thước từ 1 - 2 inch. Loại loa này thường được lắp ở taplo, cột A, góc cánh cửa hoặc góc kính,...

Loa Treble là loại có khả năng phát âm thanh ở dải tần số cao

Có nên độ loa ô tô không?

Thông thường trên những mẫu ô tô phổ thông, hệ thống loa thường không được nhà sản xuất quá chú trọng mà chỉ dừng lại ở chất lượng âm thanh vừa đủ, giúp cắt giảm được chi phí một cách tối đa. Do đó, nhiều người mua xe vì muốn trải nghiệm âm thanh tốt hơn, tối ưu hóa nhu cầu giải trí trong những chuyến đi xa, du lịch thường lựa chọn cách độ loa nhằm tăng chất lượng âm thanh.

Việc độ loa ô tô sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho người dùng. Trong đó:

  • Mang đến chất lượng âm thanh tốt hơn: Các bài hát sẽ nghe rõ ràng hơn, âm trầm sẽ sâu hơn và bạn sẽ có thể thưởng thức các bài hát của mình như ở rạp hát.
  • Giúp nâng cao giá trị ô tô: Khi bạn quyết định bán xe, hệ thống loa hàng đầu có thể giúp bán nhanh hơn, và bạn có thể bán chiếc xe của mình với một mức giá tuyệt vời.

Độ loa ô tô giúp nâng cao chất lượng âm thanh

Tiêu chí chọn mua loa ô tô

Kích thước và cấu hình loa ô tô

Một trong những tiêu chí chọn mua loa ô tô quan trọng chính là lựa chọn đúng kích cỡ và cấu hình loa. Người dùng cần phải tìm hiểu đúng về kích cỡ và cấu hình của hệ thống loa trên chiếc xe của mình thì mới có thể nâng cấp lên dàn loa phù hợp.

Đặc biệt, kích cỡ loa phù hợp sẽ rất quan trọng, giúp người dùng không phải độ chế thêm quá nhiều trên xe. Ngoài ra, các chủ xe cũng có thể tham khảo thêm từ người bán hoặc người có kinh nghiệm để tìm hiểu về các thông số cấu hình của xe.

Vật liệu loa

Lựa chọn loa dựa trên vật liệu chế tạo cũng là một trong những tiêu chí chọn mua loa ô tô quan trọng. Trong đó, loa được làm bằng vật liệu tweeter thường được làm từ lụa hoặc hỗn hợp dệt giúp tạo ra âm thanh êm và rõ. Mặc dù vậy, để loa có thể phát ra âm thanh tươi sáng, thể hiện tốt ở những nốt cao thì bạn có thể chọn những loại loa được làm từ các vật liệu cứng như: kim loại, than chỉ, gốm sứ,...

Các loại loa trầm thì thường làm từ các loại vật liệu cứng và nhẹ nên sẽ tạo được tiếng vang khắp cabin xe. Trong đó, vật liệu phổ biến nhất để chế tạo loại loa này là polypropylene với khả năng hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng thường trộn polypropylene với vải tổng hợp phủ kim loại hoặc mica để tạo ra âm thanh trầm hơn, giúp duy trì nhiệt, lạnh và độ ẩm một cách phù hợp.

Chất lượng hoàn thiện và chất liệu loa

Một tiêu chí chọn mua loa ô tô khác mà người dùng cần quan tâm khi độ loa ô tô chính là chất lượng hoàn thiện sản phẩm. Thực tế, các hệ thống loa cơ bản được trang bị trên các mẫu ô tô phân khúc giá rẻ thường có độ hoàn thiện không quá cao và đó cũng là lý do khiến nhiều người dùng muốn độ loa cho chiếc xe.

Do đó, khi độ loa ô tô, bạn nên ưu tiên lựa chọn những mẫu loa có thương hiệu, có chất lượng hoàn thiện và mẫu mã đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các dòng loa sử dụng chất liệu cao cấp như: nhựa ABS, hợp kim nhôm, lưới lụa cũng sẽ giúp sản phẩm có độ bền bỉ cao hơn.

Vật liệu bao quanh

Các vòng mềm được đặt trên mặt loa trầm cho phép nón loa trầm có thể di chuyển một cách tự do và phát ra được âm thanh có dải tần thấp. Ngoài ra, đối với các loại âm thanh vòm, có tần số âm trầm rung nhiều nên bộ phận này thường được làm bằng cao su nhờ sự êm ái và bền bỉ.

Tuy nhiên, những loại loa này thường sẽ có giá thành khá cao và người dùng có thể thay thế cũng như tiết kiệm chi phí bằng cách chọn những mẫu loa có phần vòng mềm làm bằng xốp hoặc vải.

Dải tần loa

Chỉ số dải tần sẽ giúp người dùng nhận biết được loa thuộc dòng nào: sub, mid, treble,... Điều này sẽ giúp người dùng mua được đúng loại loa cần tìm để độ cho ô tô.

Bên cạnh đó, các chỉ số dải tần còn giúp người dùng so sánh được các dải tần với nhau trong cùng 1 dòng loa. Từ đó, người dùng có thể lựa chọn được loại loa phù hợp với sở thích cũng như phong cách nghe nhạc của bản thân.

Chỉ số trở kháng và công suất loa

Chỉ số trở kháng của loa là khái niệm chỉ điện trở cho dòng xoay chiều và độ lệch pha của loa, viết tắt là chữ R, trở kháng càng lớn thì công suất loa càng cao. Trong đó, cuộn dây cấu tạo phía bên trong sẽ quyết định chỉ số trở kháng của loa.

Mức trở kháng phổ biến trên các loại loa ô tô hiện nay từ 4 - 8 ohm. Khi biết được chỉ số trở kháng của loa, người dùng có thể dựa vào đó để chọn mua được loại âm ly phù hợp.

Công suất cực đại

Công suất cực đại của loa hay còn gọi là Peak, là công suất tối đa mà cuộn dây giọng nói (Côn loa) có thể xử lý trong thời gian ngắn. Mức công suất cực đại trên một chiếc loa khá lớn, dao động từ  1000 - 2000 watt. Tuy nhiên, chỉ số này  không phải là con số quan trọng để làm căn cứ mua hàng.

Xác định được công suất cực đại cũng là một tiêu chí chọn mua loa ô tô quan trọng, bởi điều này sẽ giúp người dùng biết được giới hạn của thiết bị. Từ đó, nếu như có nhu cầu thì người dùng có thể dễ dàng kết hợp với hệ thống âm thanh trên xe hoặc độ thêm các loại âm ly phù hợp.

Độ nhạy loa

Độ nhạy loa được tính bằng đơn vị decibel - Db. Đây là một chỉ số dùng để biểu thị độ lớn của âm thanh được phát ra từ một chiếc loa. Theo đó, những mẫu loa có độ nhạy càng cao thì khả năng phát ra âm thanh càng lớn nếu tính trong cùng một môi trường tiêu chuẩn và nhận cùng mức điện áp đầu vào.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại loa với độ nhạy khác nhau tùy vào từng hãng và từng model. Người dùng có thể căn cứ vào chỉ số này để lựa chọn mẫu loa phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.

Chọn amply

Amply hay có tên đầy đủ là amplifier, đây là loại thiết bị có khả năng tiếp nhận và khuếch đại các tín hiệu âm thanh. Theo đó, khi một thiết bị điện được đưa vào âm ly thì chúng sẽ được khuếch đại lên và truyền đến loa để phát. Amply có công dụng chính là: khuếch đại âm thanh, tăng công suất loa và lọc tiếng rõ hơn. Do đó, nếu như người dùng muốn gia tăng chất lượng âm thanh trên ô tô, thì việc độ amply là một lựa chọn phù hợp nhất.

Để có chất lượng âm thanh tốt, người dùng cần chọn mua các loại amply có mức công suất lớn hơn từ 20 – 50% công suất loa, như vậy mới có thể phát huy được công dụng của thiết bị cũng như đảm bảo sự bền bỉ khi sử dụng. Ngoài ra, trở kháng của amply cần phải nhỏ hơn hoặc bằng với các thiết bị loa, ví dụ trở kháng của hệ loa là 3Ω thì amply cũng cần có trở kháng 3Ω trở xuống.

Các kiểu độ loa ô tô phổ biến

Độ loa sub

Thông thường, hệ thống loa trên ô tô sẽ thiếu đi âm trầm (âm bass), do đó lựa chọn độ loa sub là kiểu độ được nhiều chủ xe chọn nhất. Với cách độ loa này, mỗi xe chỉ cần lắp thêm từ 1-2 loa sub siêu trầm để cải thiện âm thanh và giữ nguyên hệ thống loa nguyên bản của xe.

Cách độ loa sub này cũng giúp cho các chủ xe tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc gắn thêm loa sub sẽ làm cho âm thanh có dải âm bass mạnh hơn và chỉ thực sự phù hợp với những ai thích nghe.

Độ loa sub giúp tăng cường âm bass khỏe hơn

Độ loa sub và thêm loa treble

Độ thêm loa sub và loa treble sẽ tức là thêm một loa siêu trầm và một loa nhỏ âm cao. Với kiểu độ này, âm thanh sẽ của xe sẽ tròn trịa và đầy đủ âm vực hơn bởi loa nguyên bản của xe được giữ nguyên vốn là loại loa mid.

Nhờ đó, hệ thống loa của xe sẽ có khả năng thể hiện được đầy đủ 3 dải âm trầm, âm trung và âm cao. Trong đó, thông thường các cơ sở độ loa sẽ trang bị thêm cho xe 1 loa sub và 2 loa treble.

Độ loa sub và thêm loa treble giúp hệ thống âm thanh trên ô tô có đầy đủ các dải âm

Độ loa mid

Trên các dòng xe phổ thông, loa mid thường là một trang bị tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chất âm của loa mid nguyên bản thường không hay và âm thanh phát ra chưa thực sự “bắt” tai nên nhiều người thường độ lại loại loa này.

Việc độ loa mid thường khá tốn kém cũng như còn tùy thuộc vào thương hiệu và chất lượng của loại loa. Thông thường, những chủ xe có đủ điều kiện kinh tế thường sẽ thay toàn bộ dàn loa nguyên bản để thay thế bằng những dòng loa có chất lượng cao hơn.

Độ amply

Amply có nhiệm vụ chính là khuếch đại âm thanh của dàn loa. Trên một số mẫu xe các nhà sản xuất cũng trang bị sẵn một loại âm ly hay còn gọi là sub điện. Tuy nhiên, khả năng do được tích hợp nhiều tính năng nên loại âm ly sub điện này sẽ không hoạt động tốt như các dòng âm ly độc lập.

Chính vì vậy, nhiều người dùng thường chọn phương án độ thêm một âm ly độc lập để tăng khả năng khuếch đại âm thanh trên ô tô. Một điều cần lưu ý khi độ âm ly đó là xe nên có hệ thống cách âm tốt, điều này sẽ giúp ngăn không cho âm thanh quá lớn bên trong xe lọt ra bên ngoài.

Độ amply giúp tăng khả năng khuếch đại âm thanh trên xe ô tô

Một số thương hiệu loa ô tô phổ biến hiện nay

Bose

Hãng âm thanh Bose ra đời vào băm 1964 tại Mỹ, người sáng lập hãng là Amar Bose một tiến sỹ tại học viện công nghệ Massachusetts. Hiện nay, Bose Corporation được biết đến là một trong những tập đoàn công nghiệp điện tử có quy mô lớn nhất trên thế giới.

Các mẫu loa Bose có ưu điểm là sở hữu dải âm tần bass trầm, mạnh mẽ. Cũng bởi vì sự cao cấp cùng giá thành khá cao, nên loa Bose thường chỉ được trang bị trên các mẫu ô tô của những hãng Châu Âu như Audi hay Mercedes,...

Mosconi

Mosconi là một thương hiệu loa cao cấp được thành lập vào năm 2008 tại Ý bởi kỹ sư âm thanh Luca Mosconi. Các dòng sản phẩm của hãng chủ yếu tập trung vào phân khúc âm thanh trên xe hơi bao gồm: ampli, bộ xử lý tín hiệu, các loại loa,...

Bên cạnh chất lượng âm thanh tốt, Mosconi còn gây ấn tượng với người dùng nhờ phong cách thiết kế đẹp mắt và sang trọng.  Ngoài ra, thương hiệu này cũng không ngừng nghiên cứu, cải tiến để phát triển sản phẩm của họ ngày càng trở nên đa dạng, hiện đại và luôn là một trong những hãng dẫn đầu trong thị trường âm thanh của xe hơi cao cấp.

Micro-Precision

Micro-Precision là thương hiệu âm thanh nổi tiếng của Đức, được thành lập bởi Thomas Hoffmann vào năm 1999.  Thương hiệu Micro-Precision nổi tiếng với những sản phẩm loa được làm thủ công với chất lượng hoàn thiện tốt và cực kỳ tỉ mỉ.

Các sản phẩm loa của Micro-Precision được đánh giá và đạt tiêu chuẩn quân sự của Đức, độ bền cao cao. Điều này là nhờ vào chất lượng cao cấp của vật liệu chế tác như màng loa bằng Aluminium Membrane (hợp kim nhôm) và chất liệu lụa mềm cho ra âm thanh chi tiết và chân thực nhất.

Gladen

Thương hiệu âm thanh Gladen được thành lập vào năm 1998 tại Đức bởi Henning Gladen. Hiện nay, thương hiệu này đã có mặt ở hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới với chất lượng sản phẩm cao cấp, âm thanh tốt và độ bền cao.

Riêng đối với thị trường âm thanh xe hơi, thương hiệu Gladen đã trở thành một cái tên cực kỳ quen thuộc và được lựa chọn nhiều nhất. Các dòng sản phẩm của Gladen rất đa dạng, trong đó  phổ biến nhất là: Amply, loa sub, các dây dẫn và thiết bị hỗ trợ quá lắp đặt cao cấp khác.

Blam

Blam là thương hiệu âm thanh ô tô đến từ Pháp, các sản phẩm của hãng luôn mang đậm sự sang trọng, cao cấp và phong cách cổ điển. Blam nổi tiếng với công nghệ Signature Multix với phần màng loa vòm bằng hợp kim nhôm và phần ốp carbon cứng cáp.

Thương hiệu Blam rất được ưa chuộng trong việc nâng cấp âm thanh của xe ô tô với chất âm được đánh giá cao, chân thực và thích hợp với mọi phong cách âm nhạc. Một số sản phẩm nổi bật của hãng như: Loa 2 Way Blam Express, Relax, Love, loa 3 signature, subwwoofer,...

Pioneer

Pioneer là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật Bản, được thành lập vào năm 1937. Đây là hãng chuyên sản xuất các sản phẩm phẩm giải trí, đa phương tiện nổi tiếng thế giới như: màn hình ô tô, phụ kiện và loa ô tô.

Loa Pioneer không phải là một cái tên xa lạ và được ưa chuộng rộng rãi bởi những người yêu thích việc độ chế âm thanh ô tô. Trong đó, các dòng sản phẩm nổi bật của hãng có thể kể đến như: amply Pioneer Elite Receviers, CS88, CS700, CS99,...

Focal

Focal bắt đầu là một công ty sản xuất loa để cung cấp cho các nhà thiết kế âm thanh, được thành lập vào năm 1980 tại thành phố Sant-Etienne của Pháp bởi nhà sáng lập Jaques Mahul. Hiện nay, Focal đã trở thành thương hiệu loa nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm được ưa thích và sử dụng trên khắp mọi nơi.

Sở dĩ các mẫu loa Focal được đánh giá cao và trang bị phổ biến trên ô tô là nhờ chất lượng sản phẩm tốt cùng mẫu mã cực kỳ đa dạng. Trong đó, chất âm của loa Focal rất trung thực với âm bass mạnh mẽ và âm cao trong. Một số dòng loa nổi tiếng của hãng có thể kể đến như: Electra, Asia, Utopia,...

JBL

Thương hiệu JBL được thành laaph vào năm 1946 tại Mỹ bởi kỹ sư âm thanh James Bullough Lansing. Hiện nay, JBL đang trực thuộc công ty Harman International Industries một công ty con của Samsung Electronis của Hàn Quốc.

JBL không chỉ nổi tiếng bởi các sản phẩm loa di động, loa bluetooth hay tai nghe không dây mà hãng cũng được đánh giá rất cao trong lĩnh vực âm thanh xe hơi.  Ưu điểm lớn của các thiết bị loa ô tô JBL là thiết kế nam tính, độ bền cao và chất lượng âm thanh tốt với âm bass cực mạnh.

 

Chia sẻ

Tags:

Tin cũ hơn

Nissan phát triển loại lốp không có hơi mới dành cho cả ô tô và xe máy

Nissan gần đây đã “nối gót” hai thương hiệu Goodyear và Michelin khi nộp bằng sáng chế về loại lốp không cần bơm hơi mà họ đang nghiên cứu, phát triển.

Lịch sử hình thành các đời xe Hyundai Tucson trên Thế giới và Việt Nam

Sau gần 18 năm có mặt trên thị trường kể từ lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2004, Hyundai Tucson đã trải qua 4 thế hệ nâng cấp và phát triển, giúp tăng độ hoàn thiện về ngoại hình, trang bị và khả năng vận hành.

Khí động học xe ô tô? Thiết kế và giải pháp cải thiện chúng

Khi xe vận hành, đặc biệt là ở tốc độ cao, xe ô tô chịu tác động bởi nhiều loại lực cản khác nhau như: lực quán tính, lực cản lăn, lực cản do ma sát và lực

Sự thăng trầm của động cơ năm xi-lanh

Vào những năm 1990, bạn có thể mua một số ô tô có động cơ 5 xi-lanh chạy bằng xăng hoặc diesel. Nhưng hiện nay, động cơ này chỉ được giới hạn ở một số mẫu xe Audi RS. Sau khi Audi TT RS ngừng sản xuất sau mẫu xe này trong năm nay, sẽ

Tiêu chuẩn khí thải Euro: Tìm hiểu từ tiêu chuẩn Euro 1 đến Euro 4, Euro 5, Euro 6

Kể từ năm 1990, tất cả các dòng xe mới đều phải đáp ứng các giới hạn về ô nhiễm khí thải được đề ra trước khi bán ra thị trường, đây được gọi là tiêu chuẩn

Có thể bạn quan tâm