Công nghệ phủ nano trên kính ô tô có đáng tin cậy?

Thứ Tư, 17/07/2024 - 21:03

Phủ nano cho kính ô tô là một giải pháp được nhiều chủ xe lựa chọn để giảm thiểu tình trạng bám nước và bụi bẩn. Tuy nhiên, công nghệ này có độ bền không cao và giá thành khá đắt.

Phủ nano kính ô tô là gì?

Phủ nano kính ô tô là một công nghệ chống hao mòn, chống trầy xước cũng như chống bám nước trên cửa kính xe ô tô.

Lớp phủ nano kính thực chất là một lớp keo bảo vệ cho kính xe hơi, lớp keo này có tính chất đặc biệt, có độ bóng và độ cứng cao có thể chống trầy xước và chống bám nước trên bề mặt kính.

Phủ nano được tạo thành từ những hạt có kích thước siêu nhỏ ở mức nanomet.

Chúng được tạo thành từ những hạt có kích thước siêu nhỏ ở mức nanomet. Các hạt này liên kết với nhau hình thành độ bóng và độ cứng giúp ngăn cản quá trình trầy xước và bám bụi, bám nước trên kính xe.

Ưu điểm của việc phủ nano kính xe là gì?

Phủ nano trên kính lái ô tô mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nó giữ cho bề mặt kính luôn sáng bóng, không bám bụi và cải thiện tầm nhìn trong thời tiết mưa.

Lớp phủ nano tạo ra hiệu ứng "lá sen" trên kính, kết hợp với lực gió khi xe chạy để tự động làm sạch nước và bụi bám trên kính. Khi có phủ nano, tài xế cần ít dùng gạt nước trong điều kiện thời tiết bình thường hoặc khi điều kiện tốc độ xe dưới 60km/giờ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công nghệ phủ nano trên kính lái giúp hạn chế từ 60 đến 70% nước và bụi bám trên kính. Điều này ngăn ngừa hiện tượng kính lái ẩm ướt, làm mờ hoặc loá, gây cản trở tầm nhìn của tài xế.

Phủ nano giúp kính ô tô chống bám nước, bám bụi tốt hơn.

Việc phủ nano trên kính lái ô tô không chỉ ngăn ngừa quá trình oxy hóa của kính do tiếp xúc với nước mưa mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Các dung dịch phủ nano chất lượng cao không chỉ giúp chống bám nước mà còn giảm thiểu tác hại từ tia UV và ngăn chặn hiện tượng chói loá do ánh sáng mặt trời hay đèn pha từ xe đối diện.

Đặc biệt, lớp phủ nano càng có giá trị khi áp dụng cho các phần không được hỗ trợ bởi cần gạt nước như kính cửa sổ và gương chiếu hậu. Việc phủ nano trên những phần này giúp lái xe giảm thiểu tình trạng bám nước trong điều kiện mưa, từ đó tăng cường tầm nhìn rõ ràng và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Có nên phủ nano cho kính ô tô không?

Việc phủ nano cho kính xe mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng không thiếu nhược điểm cần cân nhắc. Sau một thời gian sử dụng, bề mặt phủ nano có thể dễ bị các vết bẩn loang khi sử dụng cần gạt mưa.

Lớp phủ nano thường có giá thành cao và tuổi thọ bị hạn chế.

Độ bền của lớp phủ nano thường không cao và cần phải thường xuyên phủ lại. Thời gian bảo vệ của phủ nano dao động từ vài tuần đến một năm, phụ thuộc vào loại dung dịch và kỹ năng thi công của người thực hiện. Ngoài ra, chi phí phủ nano kính xe khá cao, thường dao động từ 5 đến 7 triệu đồng, tùy thuộc vào loại dung dịch sử dụng.

Quyết định có phủ nano cho kính xe hay không là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của chủ xe. Để tránh những nhược điểm tiềm ẩn, chủ xe cần tìm hiểu kỹ về loại dung dịch phủ nano và lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện dịch vụ này.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Bugi xe ô tô và những điều cần biết

Dù chỉ là một phụ kiện nhỏ, nhưng bugi xe ô tô lại có một vai trò rất quan trọng, chi tiết nhỏ của hệ thống đánh lửa này một khi hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới động cơ xe ô tô.

Những điểm khác biệt giữa vô lăng xe đua và xe phổ thông

Vô-lăng xe đua F1 có hình dạng khác biệt so với vô-lăng thường để tiết kiệm diện tích cũng như giúp tay đua dễ dàng điều khiển, sử dụng các nút bấm.

Đèn báo áp suất bánh xe ô tô: 4 thông tin cần nắm rõ

Khi đèn báo áp suất bánh xe ô tô hiện lên ở bảng taplo, bạn cần phải làm gì? Đây là một trong những lỗi thường xuyên xuất hiện trên xe ô tô đời mới, và là kỹ

Các đời xe Mazda CX-8: lịch sử hình thành, các thế hệ

Cuộc chiến giành thị phần trong phân khúc SUV đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các thương hiệu xe hơi hàng đầu đang sở hữu cho riêng mình những “quân bài chiến lược” nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh như Hyundai Santa Fe, Toyota Fortuner, Ford Everest hay KIA Sorento. Tất nhiên, Mazda cũng không nằm ngoài cuộc chơi và chen chân vào “chiến trường” khốc liệt này với Mazda CX-8.

Tác dụng của túi khí và nguyên lý hoạt động

Túi khí là một hệ thống an toàn hạn chế bổ sung trên xe tác động đến hành khách bên trong nhằm bảo vệ khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm. Túi khí được thiết kế để phồng lên cực kỳ nhanh, sau đó nhanh chóng xẹp xuống khi va chạm.

Có thể bạn quan tâm