4 nguyên nhân khiến vòng tua máy cao ở chế độ không tải

Thứ Ba, 21/05/2024 - 20:06

Có nhiều nguyên nhân gây ra vòng tua máy cao ở chế độ không tải, khi gặp phải tình trạng này cần phải kiểm tra và sửa chữa ngay.

Vòng tua máy của ô tô khi xe ở chế độ không tải thường ở khoảng 800 - 1.000 vòng/phút, nếu vòng tua máy hoạt động ở mức cao hơn 1.500 vòng/phút thì được xem là rất cao.

Khi xe vừa nổ máy, nên làm nóng động cơ, ECU sẽ tăng tốc độ không tải. Nhiệt độ xe sẽ nóng dần nóng lên đến khoảng 80 - 90 độ C, ECU sẽ điều chỉnh tốc độ của vòng tua máy về mức dưới 1.000 vòng/phút. Nếu động cơ xe đạt đến nhiệt độ cần thiết nhưng vòng tua máy vẫn tiếp tục ở mức độ cao thì xe của bạn đang gặp vấn đề, dẫn đến tình trạng xe bị nóng máy, động cơ bị quá nhiệt. Cùng Oto 365 tìm hiểu 4 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

Xem thêm: Chỉ số vòng tua máy lý tưởng để xe hoạt động là bao nhiêu? 

Nguyên nhân vòng tua máy cao ở chế độ không tải. (Ảnh minh họa

Nguyên nhân vòng tua máy cao ở chế độ không tải

1. Van không tải gặp vấn đề

Van không tải có chức năng điều khiển lượng không khí đi tắt qua bướm ga khi người lái không đạp ga. Từ đó có thể điều khiển tốc độ không tải phù hợp với những điều kiện khác nhau ở động cơ.

Vì vậy nếu van không tải gặp vấn đề thì lượng không khí vào buồng đốt xilanh sẽ thiếu chính xác, dẫn đến vòng tua máy tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến vòng tua máy tăng cao.

2. Đường ống bị rò rỉ

Đường ống bị rò rỉ, không khí sẽ tràn vào làm tăng lượng không khí trong buồng đốt xy lanh động cơ. Khi đó ECU nhận thấy, sẽ điều chỉnh cấp nhiên liệu tương ứng, gây ra lỗi nổ máy vòng tua cao. Để kiểm tra đường ống rò rỉ, người lái xe cần để ý âm thanh rít gió, thông thường vị trí rò rỉ sẽ phát ra âm thanh, chỉ cần xử lý vị trí bị rò rỉ thì vòng tua động cơ sẽ trở lại bình thường.

3. Van thông hơi các-te bị muội bẩn

Ô tô sau một khoảng thời gian vận hành, bên trong động cơ sẽ bị, các muội bẩn có thể bay theo đường thông hơi PCV lọt vào họng hút, gây ảnh hưởng lớn đến động cơ, dễ làm động cơ bị chết máy. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên kẹp chặt đường ống thông nối với van thông hơi hoặc vệ sinh van PCV. Tuy nhiên đây chỉ là cách xử lý tạm thời, để xử lý triệt để, nên thay mới van PCV. 

4. Cảm biến oxy bị hỏng, bẩn

Cảm biến oxy có tác dụng đo lượng oxy dư trong khí thải, từ thông tin này ECU sẽ điều chỉnh tỷ lệ không khí và nhiên liệu cho lý tưởng hơn. Trong trường hợp cảm biến oxy bị bẩn, hư hỏng, ECU có thể sẽ nhận được những thông tin sai lệch, điều này làm cho lượng nhiên liệu và oxy sẽ tăng cao hơn làm vòng tua máy tăng cao mặc dù đang chạy chế độ không tải.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Nắng nóng kéo dài, khách xếp hàng chờ sửa điều hòa ô tô

Đa số gara ô tô tại Hà Nội đều trong trạng thái đông khách, cánh thợ luôn tay luôn chân trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Ống xả ô tô đỏ rực như mồi lửa sắp cháy, nguy hiểm rình rập trong mùa nắng nóng

Tắc bầu lọc khí thải là nguyên nhân gây ra hiện tượng ống xả ô tô đỏ rực do nhiệt độ tăng cao. Nếu không xử lý kịp thời, xe có thể gặp những hậu quả khôn lường.

Trên ô tô những bộ phận nào bị cấm độ?

Độ xe là việc thay đổi thiết kế bên ngoài hoặc bên trong ô tô để tăng khả năng vận hành cũng như làm thay đổi diện mạo của chiếc xe.

Dấu hiệu nhận biết đèn pha ô tô bị hỏng

Đèn pha ô tô là trang bị quan trọng để xe vận hành trong điều kiện trời tối, vì thế, tài xế cần biết những dấu hiệu đèn pha xe bị hỏng để kịp thời sửa chữa.

Tác hại nghiêm trọng khi đổ dư dầu động cơ ô tô

Đổ dư dầu động cơ xe ô tô không đơn giản chỉ dừng ở việc dầu bị thừa mà nó còn kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu khác cho “xế yêu” của bạn.

Có thể bạn quan tâm